GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI
Nhiều học sinh tốt nghiệp đại học thường phân vân chọn nơi làm việc vì chế độ trả lương ở các đơn vị rất khác nhau.
Thí dụ trong đơn vị A tiền lương dựa theo lượng công việc, làm nhiều thì hưởng nhiều. Người vừa vào đơn vị cũng có tiền lương bằng người đã làm việc ở đó 10 năm. nhưng ở đơn vị B tiền lương với khối lượng công việc không có mối liên quan với nhau. Tiền lương của cán bộ ở đây dựa theo thời gian công tác, dựa theo thâm niên mà phân phối.
Tuy nhiên, một số sinh viên có năng lực lại có thể lựa rất muốn được đến công tác tại đơn vị A coi trọng thành tích công tác nhưng lại lo lắng bản thân không thích hợp ở đó, lỡ bệnh tật hoặc không đạt thành tích tốt thì sao,
chẳng bằng đến làm việc ổn định ở đơn vị B là xong.
Phương thức phân phối tiền lương ở đơn vị A là phương pháp phân phối dựa theo lao động, dùng cách của người châu Âu, còn phương thức trả lương ở đơn vị B là phương thức truyền thống của Nhật Bản, tiền lương không có mối quan hệ mảy may nào với năng lực, mọi người thu nhập bằng nhau.
Các nhà tâm lý đã tiến hành điều tra phương pháp trả tiền lương dựa theo tiểu tổ hoàn thành công việc. Trong cuộc điều tra, họ phát hiện thấy các em học sinh thường dùng hai phương pháp phân phối tiền lương sau đây:
1. Tiểu tổ thành viên lưu động: Trong tình huống này, người nào làm nhiều hơn thì tiền lương cao hơn, cũng là hy vọng nhận lương theo lao động.
2. Tiểu tổ thành viên cố định: Trong tình huống này, dù là công việc nhiều hay ít, cơ bản dùng phương pháp phân phối bình đẳng. Đó là vì tiểu tổ thành viên cố định đoàn kết nhất trí. Nếu như tiền lương của các thành viên chênh lệch nhau thì mối quan hệ giữa các thành viên có nguy cơ bị phá vỡ.
Trong thực tế, một số người có năng lực, thành tích là những người hay phát biểu ý kiến về tiền lương nhất. nhưng thành viên ở nhiều cơ quan của Nhật Bản tương đối ổn định. Trong tình huống đó, con người rất coi trọng quan hệ giao tế, thường dùng phương pháp “Phân phối cân bằng”. Điều đó tạo thành ảnh hưởng trong quan hệ xã hội của Nhật Bản.