BẮT ĐẦU TỪ NHU CẦU THÂN CẬN

Một phần của tài liệu 5725-100-nhu-cau-tam-ly-con-nguoi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 45 - 46)

Trong một gian phòng thí nghiệm, các bác sĩ đã tiến hành thí nghiệm xem kích điện có liên quan đến hiệu quả sinh vật học hay không. Bác sĩ chỉ huy đã giới thiệu cho các em học sinh phương pháp trị liệu bằng điện và chỗ đáng sợ có thể xảy ra sự cố. Sau cùng, các bác sĩ cường điệu thí nghiệm đó rất quan trọng, chỉ thiết bị điện đặt bên cạnh các em mà nói: “Lúc thí nghiệm phải chịu kích điện lớn, khó tránh khỏi đau đớn nhưng tuyệt đối không làm thương tổn đến thân thể”.

Đồng thời, ở một gian phòng khác, các bác sĩ cùng làm thí nghiệm giống như vậy nhưng lại nói với các em: “Dòng kích điện rất thấp, căn bản không gây đau đớn gì. Tuy vậy nó sẽ gây một số khó chịu”.

Hai phòng thí nghiệm này cần chuẩn bị trong 10 phút, trong thời gian đó các em có thể đứng trong phòng lớn cùng với những người khác hoặc ở một mình trong phòng nhỏ. Tất cả đều do các em tự chọn lựa. Kỳ thực, đó mới là mục đích chính để các nhà tâm lý học kiểm nghiệm xem trong điều kiện nào thì con người ta sẽ nảy sinh hành động thân cận với người khác.

Các nhà tâm lý học đặt giả thiết, khi con người ta càng cảm thấy không yên ổn thì sẽ hy vọng được ở cùng với người khác. Kết quả giả thiết đó là đúng. Vì số học sinh cảm thấy bất an ở cùng trong phòng lớn nhiều gấp 3 lần số học sinh ở trong phòng nhỏ.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta cảm thấy sợ hãi hay bị uy hiếp thì đặc biệt mong muốn người khác ở cùng với mình mà động vật cũng giống như thế. Thí nghiệm đã chứng minh vượn người lúc bị uy hiếp, nếu như không có bạn ở bên cạnh thì tinh thần trở nên hỗn loạn nhưng nếu có

bạn ở cạnh thì chúng sẽ có cảm giác yên tâm.

Trong thực tế, người và động vật có bạn ở cùng thì đều khiến tinh thần căng thẳng trở lại trạng thái ổn định.

Một phần của tài liệu 5725-100-nhu-cau-tam-ly-con-nguoi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)