thí nghiệm mô hình thuỷ lực, và các dữ liệu tr−ớc đây.
[Chỉ dẫn kỹ thuật]
(1) Các giá trị gần đúng của hệ số phản xạ
Nên xác định giá trị của hệ số phản xạ bằng các quan sát hiện tr−ờng. Tuy nhiên, khi có khó khăn trong việc tiến hành quan sát hiện tr−ờng hoặc khi kết cấu đang xem xét ch−a đ−ợc xây dựng, cần xác định các hệ số phản xạ theo các kết quả thí nghiệm mô hình thuỷ lực. Trong tr−ờng hợp này nên sử dụng các sóng không ổn định làm sóng thử nghiệm. Ph−ơng pháp Goda và các ng−ời khác có thể sử dụng để phân tích các dữ liệu thử nghiệm sóng không ổn định. D−ới đây liệt kê các giá trị gần đúng của hệ số phản xạ của một số loại kết cấu.
T−ờng thẳng đứng: 0,7 ~1,0
(0,7 tr−ờng hợp đỉnh thấp n−ớc tràn nhiều) Đê chắn sóng thẳng đứng ngập trong n−ớc: 0,5 ~0,7
Gò đá: 0,3 ~0,6 Khối bê tông đúc sẵn tiêu sóng: 0,3 ~0,5 Kết cấu thẳng đứng hấp thụ sóng: 0,3 ~0,6 Bãi biển tự nhiên: 0,05 ~ 0,2
Trừ t−ờng thẳng đứng, các giới hạn thấp trong các phạm vi nói trên của hệ số phản xạ t−ơng đ−ơng tr−ờng hợp của sóng dốc và các giới hạn cao hơn là của sóng có độ dốc thoải. tuy nhiên, cần nhớ rằng với kết cấu thẳng đứng hấp thụ sóng, hệ số phản xạ thay đổi với chiều dài sóng, và hình dạng và kích th−ớc của kết cấu.
[3 ]Biến dạng của sóng ở các góc lõm, gần đầu đê chắn sóng và xung quanh các đê chắn sóng tách riêng.
Xung quanh các góc lõm của kết cấu, gần đầu các đê chắn sóng và xung quanh các đê chắn sóng tách riêng, chiều cao sóng lớn hơn giá trị bình th−ờng của sóng tĩnh tại do ảnh h−ởng của nhiễu xạ và phản xạ. Sự tăng chiều cao sóng này phải nghiên cứu chu đáo. Hơn nữa, cũng phải xem xét tính không ổn định của sóng trong phân tích
[Chỉ dẫn kỹ thuật]
Phần 2 - Chương 4 [2] 35
Khi sự phân bố chiều cao sóng gần một góc lõm hay một đầu của đê chắn sóng đ−ợc tính với sóng ổn định, ta có một dạng phân phối với các độ l−ợn sóng lớn. Tuy nhiên khi tính chất không ổn định của sóng đ−ợc đ−a vào tính toán, dạng l−ợn sóng của đ−ờng phân bổ trở nên nhẵn hơn trừ vùng trong phạm vi một chiều dài sóng của góc lõm, và giá trị đỉnh của chiều cao sóng trở nên nhỏ hơn. Nh− vậy việc tính toán sử dụng các sóng ổn định đã đánh giá quá cao độ tăng trong chiều cao sóng xung quanh các góc lõm và đầu đê chắn sóng.
(2) Đồ thị để tính sự phân bố chiều cao sóng xung quanh một góc lõm
Sự phân bố chiều cao sóng đối với sóng không ổn định gần một góc lõm đ−ợc nêu trong Hình T.4.5.10. Hình này trình bày dạng phân bố giá trị cực đại chiều cao sóng, nh− đã có đ−ợc từ các tính toán bằng số cho mỗi h−ớng sóng chính. Ng−ời ta giả định rằng sóng phản xạ lại hoàn toàn bởi đê chắn sóng. Trong đồ thị, Kd là tỷ lệ của chiều cao sóng ở mặt tr−ớc của đê chắn sóng chính với chiều cao sóng của sóng tới. Các sóng không ổn định sử dụng trong tính toán có một dạng phổ với Smax = 75, ngụ ý một sự lan truyền theo h−ớng hẹp. Đ−ờng chấm gạch dài trong mỗi đồ thị cho ta sự phân bổ của giá trị cực đại chiều cao sóng tại môĩ điểm có đ−ợc bằng cách dùng một cách tính toán gần đúng. Chiều dài l1 là chiều dài đê chắn sóng chính, l2 là chiều dài cánh đê chắn sóng, và β là góc giữa đê chắn sóng chính và cánh. Hình vẽ này có thể sử dụng để tính sự phân bố chiều cao sóng gần một góc lõm. Khi việc sử dụng ch−ơng trình tính toán không dễ dàng, có thể sử dụng ph−ơng pháp tính gần đúng.
(3) ảnh h−ởng giảm chiều cao sóng của công trinh hấp thụ sóng.
Khi đặt một công trình hấp thụ sóng để ngăn cản sự tăng chiều cao xung quanh một góc lõm và nếu công trình hấp thụ sóng làm cho hệ số phản xạ của đê chắn sóng không lớn hơn 0,4 , hoàn toàn có thể chấp nhận đ−ợc việc bỏ qua sự tăng chiều cao sóng do sự có mặt của góc lõm. Tuy nhiên, đó chỉ là tr−ờng hợp khi công trình hấp thụ sóng trải dài toàn bộ đê chắn sóng. Nếu đê chắn sóng dài, không thể trông mong công trình hấp thụ sóng có hiệu quả cao trừ phi nó đ−ợc xây dựng trên toàn bộ chiều dài của đê chắn sóng, vì ảnh h−ởng của sóng phản xạ từ cánh đê chắn sóng kéo dài ngay cả đến các vị trí cách xa đáng kể góc lõm. Cũng có thể nói nh− vậy về ảnh h−ởng của đê chính đến đê cánh.
(4) Sự tăng chiều cao sóng ở đầu đê chắn sóng
Gần đầu của một đê chắn sóng bán vô hạn hoặc đầu của đê chắn sóng ở lối vào bến (đặc biệt trong một khoảng một chiều dài sóng kể từ đầu đê), sóng nhiễu xạ bởi đê chắn sóng làm cho chiều cao sóng cục bộ tăng cao so với chiều cao sóng tĩnh tiêu chuẩn. Vì sự phân bố chiều cao sóng có một dạng nhấp nhô ngay tại mặt sau của đê chắn sóng, cần chú ý rằng sự chênh lệch về mực n−ớc giữa bên trong và bên ngoài đê chắn sóng làm phát sinh một lực sóng lớn. Hình T.4.5.11 nêu một ví dụ các kết quả của một tính toán tỷ lệ lực sóng (nghĩa là tỷ lệ lực sóng với lực sóng của một sóng tĩnh tại) gần đầu một đê chắn sóng.
(5) Tăng chiều cao sóng xung quanh một đê chắn sóng tách rờì
Dọc một đê chắn sóng tách rời, sản sinh ra các sóng có chiều cao lớn hơn chiều cao của sóng tĩnh tiêu chuẩn, và sự phân bố chiều cao sóng có một dạng l−ợn sóng ngay ở mặt sau của đê chắn sóng. Đó là do ảnh h−ởng của sự nhiễu xạ sóng ở hai đầu đê chắn sóng. Lực sóng cũng trở nên lớn do độ chênh mực n−ớc ở hai phía trong và phía ngoài của đê chắn sóng. Đặc biệt cần chú ý rằng, với một đê chắn sóng tách rời, vị trí mà lực sóng cực đại đ−ợc tạo ra có thể di chuyển lớn với h−ớng sóng và tỷ lệ chiều dài đê chắn sóng với chiều dài sóng. Hình T.4.5.12 nêu một ví dụ các kết quả tính toán sự phân bổ lực sóng dọc đê chăn sóng tách rời đối với các sóng không ổn định đơn h−ớng. Trong tính toán này, h−ớng sóng mà khi đó lực sóng lớn nhất xảy ra là α = 300 (nghĩa là không phải khi các sóng đi tới vuông góc với đê chắn sóng mà khi sóng tơí xiên một góc t−ơng đối)
Hình T.4.5.10. Sự phân bố giá trị cực đại của chiều cao sóng xung quanh góc lõm 32)
Ph−ơng pháp máy tính Ph−ơng pháp lời giải gần đúng
Ph−ơng pháp máy tính Ph−ơng pháp lời giải gần đúng