Nghiên cứu khả năng xử lý ciprofloxacin hydrochloride (CIP), amoxicillin

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu khả năng ứng dụng các hệ oxi hóa đa thành phần được hoạt hóa bởi Fe(0) và UV để xử lý một số kháng sinh trong môi trường nước (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.2.Nghiên cứu khả năng xử lý ciprofloxacin hydrochloride (CIP), amoxicillin

2.4. Phương pháp thực nghiệm

2.4.2.Nghiên cứu khả năng xử lý ciprofloxacin hydrochloride (CIP), amoxicillin

amoxicillin (AMO) bằng hệ H2O2/ZVI, S2O82-/ZVI, H2O2/S2O82-/ZVI, H2O2/ZVI/UV, S2O82-/ZVI/UV và H2O2/S2O82-/ZVI/UV

2.4.2.1. Nghiên cứu khả năng xử lý CIP, AMO bằng các hệ oxy hóa

H2O2/ZVI, S2O82-/ZVI, H2O2/S2O82-/ZVI, H2O2/ZVI/UV, S2O82-/ZVI/UV và H2O2/S2O82-/ZVI/UV

Khảo sát sự phân hủy CIP và AMO trong hệ H2O2/ZVI, S2O82-/ZVI, H2O2/S2O82-

/ZVI, H2O2/ZVI/UV, S2O82-/ZVI/UV và H2O2/S2O82-/ZVI/UV được thực hiện ở trong thiết bị quang hóa (hình 2.1) với dung tích 500 mL, điều kiện thí nghiệm của các hệ như

sau: pH = 3, [CIP]o = 1,36 µM, [AMO]o = 1,2 µM, cường độ đèn UV = 11W, nhiệt độ t = 25oC, tỉ lệ mol CIP/H2O2/S2O82-/ZVI thay đổi theo các tỉ lệ mol thay đổi từ 1/2,5/2,5/0; 1/2,5/2,5/5 cho đến 1/10/5/20 và 1/10/10/20. Trong khi đó, tỉ lệ AMO/H2O2/S2O82-/ZVI thay đổi từ 1/25/25/0; 1/25/25/25 cho đến 1/50/25/100 và 1/25/50/100.

Các mẫu dung dịch kháng sinh trước và sau xử lý được lọc rồi lấy vào ống nghiệm với thể tích 4 mL trong ống nghiệm luôn chứa sẵn 1 mL ethanol (96%) đậy nắp và lắc đều. Sự suy giảm nồng độ kháng sinh CIP, AMO theo thời gian được xác định bằng phương pháp HPLC. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và sử dụng phương pháp thống kê t-test trong Microsoft Excel ver 2016 để xử lý.

Hiệu suất phân hủy các CIP, AMO được tính theo công thức:

%𝐻 =𝐶0−𝐶𝑡

𝐶0 𝑥 100 % (2.5)

Trong đó Ct là nồng độ kháng sinh (mg/L) tại một thời điểm nhất định t, Co là nồng độ kháng sinh ban đầu (mg/L).

2.4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng anion vô cơ đến khả năng xử lý kháng sinh

CIP, AMO bằng hệ oxy hóa tăng cường H2O2/S2O82-/ZVI/UV

Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các anion NO3-, PO43-, Cl- và CO32- trong mẫu nước thải nhân tạo đến khả năng xử lý CIP và AMO bằng hệ oxy hóa tăng cường dưới tác dụng tia UV (CIP/ H2O2/S2O82-/ZVI/UV, AMO/ H2O2/S2O82-/ZVI/UV), Lần lượt một lượng ion SO42-, PO43-, Cl- và CO32- là 100 mg/L được bổ sung vào mẫu nước thải nhân tạo chứa [CIP]o = 1,36 µM và [AMO]o = 1,2 µM. CIP và AMO được xử lý bằng các hệ oxy hóa nâng cao ở điều kiện pH=3 tỉ lệ mol CIP/H2O2/S2O82-/ZVI/UV là 1/5/5/10 và AMO/ H2O2/S2O82-/ZVI/UV là 1/50/50/100 với tia UV với công suất 11W, t=25oC. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và sử dụng phương pháp thống kê t-test trong Microsoft Excel ver 2016 để xử lý.

2.4.2.3. Các sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy CIP và AMO bằng

hệ oxy hóa tăng cường H2O2/S2O82-/ZVI/UV

Dung dịch kháng sinh CIP và AMO được xử lý bằng hệ oxy hóa tăng cường

t=25oC, tỉ lệ mol CIP/ H2O2/S2O82-/ZVI và AMO/ H2O2/S2O82-/ZVI lần lượt là 1/5/10/10 và 1/25/25/100. Dung dịch kháng sinh trước và sau phản ứng (theo thời gian) được lấy mẫu và đi đo LC/MS/MS tại trung tâm Nhiệt đới Việt Nga để tìm các sản phẩm trung

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu khả năng ứng dụng các hệ oxi hóa đa thành phần được hoạt hóa bởi Fe(0) và UV để xử lý một số kháng sinh trong môi trường nước (Trang 53 - 55)