Lãnh đạo công ty xây dựng hệ thống quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất. Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận như: như tổ kỹ sư, tổ giám sát, tổ sản xuất và các tổ chuyên trách khác,..
- Tổ kỹ sư: trực tiếp quan sát thao tác vận hành của công nhân, xem xét thiết bị, máy móc và kịp thời sửa chửa bảo dưởng.
- Tổ sản xuất: bám sát vào quy trình sát xuất cung cấp nguyên nhiên liệu kip thời, tránh sản xuất hàng thừa, lỗi ,… đun đốc tinh thần của công nhấn.
- Tổ giám sát: bám sát vào quy trình sản xuất tương tác với các bộ phận liên quan. Để xử lí mọi thứ kịp thời, đồng thời tìm ra phương án và lời giải.
Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và tay nghề kĩ thuật cho mõi cá nhân, nhằm nâng cao kĩ năng vận hành và bảo dưởng. Ưu đãi công nhân bằng chính sách đãi ngộ về lương, thưởng,…Giúp cho công nhân làm việc tinh thần thoải mái và tận tình hơn.
Máy móc thiết bị dự phòng được công ty tính toán và đặt hàng theo định kỳ hàng năm nhăm thay thế và sửa chửa kịp thời, giảm tối thiểu thời gian ngừng máy. Hiện tại, một số máy móc của công ty hoạt động với hiệu quả sản xuất cao nhưng thời gian ngừng máy còn nhiều do: hư hỏng đột ngột, hao mòn làm gián đoạn quá trình sản xuất…Nên công cải thiện hiệu suất của một số máy móc, thiết bị chính được thể hiện qua Bảng 4.5:
Bảng 4.4 Cải tiến hiệu suất thiết bị.
Tổ xảy ra sự cố
Máy móc, Thiết bị
Vấn đề
thường gặp Cải tiến hiệu xuất
Tổ pha chế Máy trộn siêu tốc Máy tán WF-30B Máy sửa hạt Máy tầng sôi Phốt, van điện tử điện trở, bạc đạn trục cánh…
Kiểm tra sửa chữa kịp thời đảm bảo quá trình hoạt động tốt của thiết bị. Tổ dập viên đóng nang Máy dập Máy đóng nang CF-2000
Tay cối, nguồn điện, máy dọc, bạc đạn cam…
Kiểm tra và vệ sinh thường xuyên, kịp thời xử lý khi có hư hỏng.
Tổ đóng gói
Máy ép vỉ, máy ép gói, máy đếm viên tự động.
Bạc đạn, bộ điều khiển, motor kéo, mắt thần..
Thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy móc và thiết bị.
Tổ bao viên
Máy bao phim Bạc đạn motor quạt hút, role thời gian.
Theo dõi và kiểm tra thường xuyên, tiến hành sửa chữa và thay thế thiết bị mới.
4.4.2Thiết lập hệ thống kiểm soát ban đầu cho các thiết bị và sản phẩm mới
- Phát triển các sản phâm theo tiêu chí dể chế tạo và dể vận hành.
- Hiện tại công việc thường xuyên của tổ bảo trì là cùng với công nhân vận hành máy vệ sinh máy móc sau mỗi ca làm việc, kiểm tra định kỳ hàng tháng,…nếu máy móc hư hỏng đột xuất thì người vận hành máy của bộ phận sản xuất là người sửa chữa trực tiếp.
- Người sửa chữa chỉ dựa vào kinh nghiệm vốn có để phán đoán tình trạng máy và sửa chữa. Chỉ khi có hư hỏng lớn xảy ra thì bộ phận sản xuất mới báo cho tổ bảo trì và tổ bảo trì mới tiến hành xem xét và sửa chữa máy, việc sửa chữa sẽ được lưu lại vào hồ sơ sửa chữa .Sau những lần sửa chữa lớn tổ bảo trì sẽ dựa vào hồ sơ sửa chữa để lên kế hoạch bảo trì phòng ngừa định kỳ.
- Áp dụng 5S vào công việc bảo trì. Làm sạch và tổ chức tốt nơi làm việc sẽ giúp công việc được thực hiện tối ưu và hiệu quả hơn
Áp dụng 5S vào công ty:
* Sàng lọc: Mỗi công nhân vận hành sản xuất và kỹ thuật viên phải thể hiện tinh thần tự giác và nỗ lực đặt các thiết bị hoặc công cụ tại đúng chổ của chúng. Phân loại được tiến hành theo các tiêu chí sau:
- Các thứ cần vứt bỏ: rác là nguyên vật liệu, phế phẩm không dung được. - Các thứ ít dùng đến sắp xếp vào kho hay góc xưởng.
- Các thứ sử dụng thường xuyên đặt gần công nhân.
* Sắp xếp:
Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp và có đánh số ký hiệu để dễ tìm, dễ thấy. Sắp xếp đúng vật đúng chổ.
Sắp xếp các vị trí dụng cụ, máy móc, công nhân… sao cho tiến trình làm việc trôi chảy. Có kẻ đường phân chia khu vực máy moc và công nhân.
* Sạch sẽ:
Trang bị thêm vật dụng cần thiết như thiết bị làm vệ sinh nhà xưởng, máy móc,.. Trồng cây xanh ở nơi làm việc, dọn dẹp bụi bẩn và lau chùi thường xuyên nhà xưởng, khu vực xung quanh, làm sạch các máy móc và nơi làm việc.
Để công tác làm sạch được tiến hành tốt, cần có sự tham gia của tất cả mọi người trong nhóm và phân công trách nhiệm rõ ràng tới từng cá nhân.
Tiến hành loại bụi bẩn bằng cách: loại bỏ sự rò rỉ của dầu bôi trơn và nước làm mát, dùng màng chắn bảo vệ tránh sự vung vãi của các mạt sắt hay loại bỏ các nguồn phát sinh bụi, dành thời gian tạm ngưng máy cho việc lau chùi và quét dọn.
Sau khi hoàn thành 3S:
- Chụp ảnh hiện trường: cận cảnh, toàn cảnh.
- Dán ảnh lên cạnh ảnh cũ cho mọi người thấy rõ sự khác biệt.
- Cùng quyết tâm duy trì trạng thái đạt được không quay lại trạng thái ban đầu.
* Săn sóc:
Nhân viên kỹ thuật phụ trách bảo dưỡng thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn thao tác cho người vận hành và công nhân kỹ thuật thực hiện. Những người này phải luôn tuân thủ các hướng dẫn mà họ nhận được liên quan đến việc làm sạch cũng như phát hiện và sửa chữa những lỗi đơn giản của máy móc, thiết bị.
* Sẵn sàng:
Khi 4S ở trên đã được làm, thì các máy móc hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bộ phận vận hành cần phải tự nguyện, tự giác thực hiện và duy trì 3S công tác thực hiện TPM mới có hiệu quả tốt.
4.4.3 Thiết lập cơ cấu tổ chức bảo dưỡng chất lượng
– Giảm sự không đồng nhất trong vòng đời chi tiết máy như: máy trộn siêu tốc, máy tán WF-30B, máy sửa hạt, máy tầng sôi… bằng cách sửa chữa những chi tiết hư hỏng và loại bỏ các chi tiết bị hỏng nặng như: bơm mỡ các con lăn bạc đạn, thay motor kéo giấy nhôm, hiệu chỉnh lại mắt thần…
– Kéo dài vòng đời của các chi tiết máy như: máy dập, máy đóng nang CF- 2000… sẽ khắc phục được những khiếm khuyết, từ đó loại trừ được khả năng hỏng hóc của máy móc như: vệ sinh phốt trục cánh, kiểm tra van điện tử, gia cố tay cối, xướt cầu trượt…
– Sửa chữa định kỳ các chi tiết hỏng như: máy ép vỉ, máy ép gói, máy đếm viên tự động…bằng cách dự đoán vòng đời của máy và đề ra kế hoạch sữa chữa định kỳ. Bộ phận kỹ thuật nhận dạng được các dấu hiệu và các hư hỏng, từ đó đề ra kế hoạch phù hợp.
4.4.4 . Thiết lập hệ thống nâng cao hiệu quả công tác của các bộ phận hành chính và các bộ phận gián tiếp khác
– Công ty dược phẩm Cửu Long thường tổ chức lớp tập huấn và đào tạo dành cho người bảo dưỡng và người vận hành máy.
– Khóa đào tạo cho người bảo dưỡng chuyên nghiệp được thiết kế phù hợp với công việc và thậm chí phù hợp với cả mức độ kỹ năng cao hay thấp của người được đào tạo.
– Công ty luôn luân phiên trong việc đào tạo và việc luân phiên giúp ích cho sự phối hợp các công việc thực hiện TPM. Cụ thể:
Đối tượng đào tạo: người bảo dưỡng và người vận hành máy.
Nội dung đào tạo: mời chuyên gia giảng dạy lý thuyết về cách bảo trì và vận hành các máy móc thiết bị của công ty, sau đó thao tác trực tiếp tại xưởng thiết bị cho công nhân hiểu rõ hơn và thực hành thực tế để nâng cao kỹ năng.
Hình thức thực hiện: phân chia theo từng nhóm nhỏ từ 4 đến 5 người khi học thực hành để dễ hướng dẫn.
Thời gian đào tạo: phần lý thuyết sẽ thiết kế giảng dạy vào một buổi tối cuối tuần hàng tháng, phần thực hành sẽ thực hiện trong thời gian làm việc trong tuần và kéo dài trong 6 tháng thì hoàn thành khóa.
4.4.5 Thiết lập hệ thống kiểm tra an toàn, vệ sinh và môi trường làm việc.
- Công ty áp dụng công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất bằng phần mềm bảo trì thiết bị CMMS vào hệ thống bảo trì. Phần mềm này giúp điều hành tốt hơn các tổ chức bảo trì và những bộ phận có liên quan. Thiết bị cung cấp tính năng như: + Lập kế hoạch bảo trì
+ Điều độ công việc bảo trì
+ Triển khai thực hiện công việc bảo trì + Mua sắm vật tư và phụ tùng
+ Ghi nhận và lưu trữ dữ liệu + Kiểm soát tồn kho phụ tùng +Phân tích kinh tế và kỹ thuật
- Giám đốc phân công các công việc cụ thể cho từng bộ phận để quản lý chặc chẽ máy móc, thiết bị. Các bộ phận sẽ giám sát kiểm tra thường xuyên các trang thiết bị và báo cáo cụ thể lên cấp trên.
- Khi lắp đặt thiết bị mới, hỏng hóc có thể xảy ra ngay trong quá trình chạy thử và khởi động, mặc dù các giai đoạn thiết kế, chế tạo và lắp đặt hoạt động một cách thuận lợi. Do đó, người vận hành sẽ hiểu thêm cấu trúc và các dữ liệu kỹ thuật của thiết bị tiến hành quản lý tốt hơn.
4.5 Duy trì
*Thực hiện hoàn chỉnh TPM ở mức độ cao hơn.
– Trong giai đoạn mà các hoạt động đã đi vào ổn điṇ h và thành quả của TPM không ngừ ng được nâng cao. Giám đốc bộ phận bảo trì sẽ đánh giá lại các công việc đã thực hiện, thông qua đó đề xuất khen thưởng, tuyên dương và khuyến khích các cá nhân và các đội, nhóm có hành động tốt, hoàn thành mục tiêu về TPM mà Công ty đặt ra. Có nhiều hình thức động viên người lao động tuy nhiên thiết thực nhất vẫn là tăng lương, thưởng tiền mỗi khi cá nhân hay tập thể có đề xuất mới mang lại lợi ích cho Công ty.
* Cụ thể như sau:
– Tổ chức các giải thưởng TPM như tuyên dương kèm tiền thưởng, mức độ hưởng lương, du lịch, liên hoan cuối năm,..
– Đánh giá dựa trên:
+ Doanh thu, lợi nhuận hàng tháng. Mức độ hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ công ty đề ra.
+ Mục tiêu phấn đấu, mức độ sản xuất từng bộ phận.
+ Mức độ hoàn thành công việc của mõi cá nhân, bộ phận đến phòng ban. – Dựa vào kết quả đánh giá đề ra một số mục tiêu phấn đấu duy trì TPM trong tương lai như: yêu cầu cao hơn về năng suất hoạt động cùa máy móc, thời gian ngừ ng máy phù hợp, nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ bảo trì và bảo dưỡng bằng việc thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giữa các công ty thực hiện TPM có
hiệu quả về: cải tiến trang thiết bị dây chuyền sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác với các công ty đang triển khai thực hiện TPM.
SVTH: Nguyễn Trí Hải (B1407770) 45
Chương V Kết luận và kiến nghị GVHD: Phạm Thị Vân
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua thời gian thực hiện, đề tài đã hoàn thành và đạt được những mục tiêu đề ra: - Hiểu rõ hơn về TPM, bảo dưỡng máy móc.
- Biết được tình hình sản xuất kinh doanh, hiệu suất hoạt động, thông tin về thiết bị, máy móc của doanh nghiệp.
- Đánh giá được mức độ hiệu quả của công tác bảo trì, các vấn đề liên quan đến công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc.
- Xây dựng được kế hoạch triển khai TPM cho doanh nghiệp. Bên cạnh một số kết quả đạt được, đề tài còn nhiều hạn chế:
- Chưa đánh giá được hiệu quả của kế hoạch xây dựng TPM.
- Chưa thống kê được tất cả các máy móc hư hỏng và nguyên nhân xảy ra hư hỏng trong công ty
5.2 Kiến nghị
Để đề tài đạt kết quả cao hơn cần có kiến nghị như sau:
- Có thời gian và cơ hội để tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực bảo trì và công tác sử dụng máy móc thiết bị.
- Cần có điều kiện thu thập số liệu trực tiếp .