Hinh 3.5 Quy trình thực hiện sửa chữa.
* Nguyên lý làm việc của quy trình:
Tiếp nhận máy vào sửa chữa:
Máy phải được vệ sinh sạch sẽ, dầu và hệ thống làm mát phải được tháo khỏi thùng chứa. Nếu sửa tại chổ thì phải dọn sạch để nơi đặt các chi tiết vừa tháo.
Biên bản kiểm tra kỹ thuật trước khi sửa chữa.
Bản kê toàn bộ các chi tiết và bộ phận đi kèm với máy.
Lâp bản kê khuyết tâṭ :
Lập ra bảng kê, ghi chép tình trạng sửa chửa hang ngày
Bản kê khuyết tật lần cuối là tài liệu cơ bản để xác định khối lượng sửa chữa.
Cơ khí hóa các công việc sửa chữa:
Để rút ngắn thời gian và khối lượng lao bằng cách sử dụng các công cụ phương tiện hỗ trợ.
Khi xác định có hư hỏng thì nhanh chóng đưa máy móc, thiết bị vào sửa chữa.
Cải tiến thiết bị:
Mục đích cải tiến là:
- Nâng cao công suất và hiệu quả làm việc của thiết bị. - Tối ưu điều kiện làm việc và an toàn lao động
- Áp dụng trang thiết bị hiện đại vào sản xuất - Giảm tỉ lệ hư hỏng và kéo dài tuổi thọ
Việc cải tiến máy được tiến hành theo trình tự sau đây: - Kiểm tra thiết bị và các định tính hợp lý cải tiến máy.
- Nghiên cứu thiết kế cải tiến hay sử dụng các thiết kế mẫu và bản vẽ có sẵn.
- Chế tạo hay dùng các chi tiết và bộ phận có sẵn để cải tiến.
Thường thiết bị được cải tiến trong khi sửa chữa trung bình hay sửa chữa lớn.
Tính hợp lý của việc cải tiến thiết bị là phải dựa trên cơ sở kinh tế.
Nghiệm thu thiết bị sau khi sửa chữa:
Sửa chữa thiết bị được thực hiện theo các điều kiện kỹ thuật.
Việc kiểm tra chất lượng được tiến hành trong quá trình sửa chữa, thời gian lắp ráp và kết thúc sửa chữa.
Ngoài ra, phải chạy thử máy không tải và có tải để kiểm tra sự làm việc đúng theo lý lịch máy. Trong trường hợp riêng còn kiểm tra độ chính xác, cứng vững của máy, những khuyết tật phát sinh trong quá trình nghiệm thu mà đội sửa chữa phải khắc phục lâu thì máy phải được đưa đi sửa chữa lại.
Bảng 3.3 Thời gian bảo trì máy móc theo kế hoạch. STT Tên thiết bị Trung bình thời gian dừng máy để bảo trì (phút) Tổng số lần ngừng máy có kế hoạch (lần) Tổng thời gian ngừng máy trong năm (giờ)
1 Máy bao phim 40 12 8
2 Máy đếm viên tự động 75 12 15 3 Máy ép gói 40 12 8 4 Máy ép vỉ 50 12 10 5 Máy đóng nang CF-2000 35 12 7 6 Máy dập 35C 60 12 12
7 Máy sấy tầng sôi 80 12 16
8 Máy trộn cao tốc tạo hạt 30 12 6 9 Máy sửa hạt 75 12 15 10 Máy tán WF – 30B 35 12 7 11 Máy trộn siêu tốc 70 12 14
Tất cả các máy điều được bảo trì hàng tháng để đảm bảo việc vận hành tốt. Thời gian ngừng máy được tính trung bình những lần bấm giờ bảo trì của từng máy.
Bảng 3.4 Công việc khi dừng máy có kế hoạch. STT Tên thiết bị Trung bình thời gian dừng máy để bảo trì (phút) Công việc
1 Máy bao phim 40 - Kiểm tra bạc đạn motorquạt hút, role thời gian.
2 Máy đếm viên tự
động 75
- Bôi trơn cho bạc đạn motor băng tải.
- Kiểm tra bộ điều khiển tốc độ.
3 Máy ép gói 40 - Bôi trơn bạc đạn motor giảm tốc. - Kiểm tra điện trở
4 Máy ép vỉ 50
- Kiểm tra motor kéo giấy nhôm.
- Bôi trơn bạc đạn kẹp kéo PVC.
- Kiểm tra mắt thần định vị vỉ...
5 Máy đóng nang
CF-2000 35
- Kiểm tra công tắc khẩn cấp, phốt, bạc đạn bộ giảm tốc, nguồn điện.
6 Máy dập 35C 60
- Kiểm tra puton điều khiển, bánh trục, dây courrois..
7 Máy sấy tầng sôi 80
- Kiểm tra van điện tử, đầu dò nhiệt, bộ điều khiển, dây giật bồng.
8 Máy trộn cao tốc
tạo hạt 30 - Kiểm tra van điện tử, mànhình cảm ứng điều khiển. 9 Máy sửa hạt 75 - Kiểm tra motor, bôi trơnbạc đạn, bộ điều khiển. 10 Máy tán WF –
30B 35 - Bôi trơn bạc đạn trụccánh, phốt trục cánh. 11 Máy trộn siêu tốc 70 - Kiểm tra khởi động từ, bôi trơn bạc đạn, đường
3.2.2 Công tác bảo trì
Phần lớn trang thiết bị hư hỏng do gây ra tình trạng dừng máy đột xuất là do bộ phận bảo trì khôngs thể dự báo và tính toán được tình trạng máy móc. Nguyên nhân là do trình độ hiểu biết về trang thiết bị còn hạn chế. Vì trang thiết bị máy móc đa phần được nhập từ nước ngoài, nên hư hỏng đột ngột thường xuyên xảy ra đang là gánh nặng của công ty.
Các sự cố hư hỏng thường xuyên xảy ra là hư hỏng về thiết bị do chạy quá công suất, công tác bảo dưởng chưa đem lại hiệu quả cao dẫn đến hư hỏng (bể ổ bi, cháy motor,..). Hư hỏng về công nghệ máy không hoạt động do nguồn điện, kiến thức vận hành còn hạn chế.
Đối với những thiết bị nhỏ, đơn giản thì bộ phận bảo trì sẽ thực hiện sửa chữa ngay sau đó hoặc trong ngày, với thời gian khác nhau cho từng loại thiết bị, hư hỏng nhiều hay ít. Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành phân bổ nguồn lực cho từng bộ phận tiến hành công tác bảo trì để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện tốt.