Kế hoạch triển khai TPM

Một phần của tài liệu ĐỒ án QUẢN lý bảo TRÌ CÔNG NGHIỆP QUẢN lý CÔNG NGHIỆP (Trang 40)

- Công tác triển khai TPM tại bất cứ cơ sở nào đều trải qua 12 bước thực hiện, tuân thủ 8 nguyên tắc cơ bản và dựa trên 8 trụ cột TPM, với một cơ cấu tổ chức hợp lý, hiệu quả.

- Các bước triển khai TPM ở một công ty trải qua các giai đoạn: chuẩn bị, bắt đầu, triển khai và duy trì. Các nguyên tắc cơ bản của TPM là những yếu tố gắn bó hữu cơ, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. 8 nguyên tắc này phải được tuân thủ trong suốt quá trình triển khai TPM.

- Các trụ cột của TPM thực chất là sự cụ thể hoá các nguyên tắc cơ bản của TPM thành các mục đích, nội dung, đối tượng và các bước thực hiện.

Bảng 4.1 kế hoạch triển khai TPM

Giai đoạn Bước thực hiện Thời gian

Công tác chuẩn bị và triển khai TPM

1. Công bố quyết định triển khai TPM của ban lãnh đạo công ty.

Từ 08/01/2018 đến 08/04/2018

( 3 tháng) 2. Tổ chức các công tác tuyên

truyền, giới thiệu và đào tạo về TPM.

3. Thành lập cơ cấu tổ chức chuyên trách thúc đẩy sự phát triển của TPM

4. Xác định các mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản cho TPM.

5. Xây dựng một kế hoạch tổng thể cho triển khai TPM.

Bắt đầu triển khai 6. Phát động TPM Từ 09/04/2018đến 11/4/2018 ( 3 ngày)

Triển khai TPM

7. Xây dựng hệ thống nâng cao hiệu quả sản xuất

Từ 12/04/2018 đến 12/04/2020

( 2 năm) 8. Thiết lập hệ thống kiểm

soát ban đầu cho các thiết bị và sản phẩm mới.

9. Thiết lập cơ cấu tổ chức bảo dưỡng chất lượng.

10. Thiết lập hệ thống nâng cao hiệu quả công tâc của các bộ phận hành chính và các bộ phận gián tiếp khác.

Giai đoạn Bước thực hiện Thời gian

11. Thiết lập hệ thống kiểm tra an toàn, vệ sinh và môi trường làm việc

Duy trì

12. Áp dụng TPM một cách toàn diện và không ngừng nân

cao mức độ phát triển. Suốt quá trình sản xuất

4.2.1 Công bố quyết định triển khai TPM của ban lãnh đạo công ty

- Bước đầu tiên của việc triển khai TPM là Tổng giám đốc Công ty Cổ phẩn dược phẩm Cửu Long thay mặt ban lãnh đạo ban hành một thông báo chính thức về quyết định thực hiện TPM cho các công nhân, các bộ phận trong công ty. Quyết định được thư ký lập nên từ những ý kiến và thảo luận của ban lãnh đạo và phòng ban có liên quan.

-Tổng giám đốc sẽ công bố quyét định và cho thấy sự quyết tâm của ban lãnh đạo trong việc thực hiện TPM, qua đó giúp công nhân thấy rỏ lợi ích và trách nhiệm của bản thân. Nêu ra những thuận lợi góp phần làm hiệu quả công việc bảo trì cũng như tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho công nhân.

- Vào ngày 08/08/2018 Tổng giám đốc công ty công bố quyết định, kê hoạch triển khai TPM.

4.2.2 Tổ chức các công tác tuyên truyền, giới thiệu và đào tạo vè TPM

- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về TPM do phòng công nghệ thông tin và truyền thông đảm nhận. Tuyên truyền qua loa, video clip, băng rôn, tranh ảnh,…thông tin về TPM.

- Thời gian bắt đầu và chuẩn bị cho kế hoạch, chương trình tuyên truyền, giới thiệu về TPM sẽ được thực hiện sau ngày công bố, ngày 09/01/2018.

-Đào tạo về TPM: Công nhân được đào tạo triển khai TPM bằng cách trực tiếp tham gia vào các buổi tập huấn do ban lãnh đạo công ty Dược Cửu Long tổ chức.Với sự hướng dẫn và đào tạo thực hiện của những chuyên gia, người có chuyên. Công nhân

sẽ được tập huấn, đào tạo về kĩ năng thích ứng cũng như thực hành thực tế cùng với cán bộ kĩ sư đã được đưa đi tập huấn.

+ Giới thiệu TPM đến từng cấp từ cao đến thâp: chia sẽ nhau thông tin kinh nghiệm tiếp thu tốt hơn.

+ Bắt đầu công tác đào tạo: Chương trình đào tạo cho việc tìm hiểu thực hiện TPM được thiết kế và lên kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể nhằm tăng khả năng thích nghi của mọi người. Một kế hoạch cụ thể sẽ giúp mọi người nắm rỏ hơn từng bước một, từ cơ bản đến chuyên môn và hoàn thành đúng thời gian yêu cầu.

Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long đề ra chương trình đào tạo trong 4 tuần tùy theo trình độ của các cấp.

Bảng 4.2 Chương trình đào tạo

Nội dung Thời gian Thành phần tham dự

Giới thiệu về TPM:

khái niệm, lợi ích, mục tiêu

1 ngày -Giám đốc

-Chuyên gia các nhà quản lý TPM

-Trưởng phòng -Công nhân bảo trì Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý

hoạt động của máy móc thiết bị

5 -6 ngày -Trưởng phòng

-Chuyên gia các nhà quản lý TPM

-Công nhân bảo trì Thực hành tại xưởng Hàng ngày -Trưởng phòng

1

2

3

4 Tổ

cơ điện Công nhân sản xuất

Nhânviên kỹ thuật

Khối Sản Xuất Khối

Tài Chính-Kế Toán Khối Kinh Doanh

Ban giám đốc

4.2.3 Thành lập cơ cấu tổ chức chuyên trách thúc đẩy sự phát triển của TPM

Cấu trúc hoạt động của TPM được xây dựng dựa trên hình thức tổ chức dạng ma trận bao gồm: các nhóm liên kết ngang dưới dạng các ủy ban hay các nhóm dự án. Phân theo từng cấp theo các phòng ban quản lý theo chiều dọc. Điều này là vô cùng quan trọng đối với sự thành công trong việc xây dựng kế hoạch TPM của công ty.

* Thành lập các Ủy ban TPM:

Hình 4.1 Sơ đồ các cấp Ủy ban TPM.

* chú thích: 1 cấp lãnh đạo. 2 cấp khối phòng. 3 cấp bộ phận . 4 cấp công nhân. 3 Phòng Marketing Phòng CNTT Phòng Kế Hoạch Phòng KT bảo trì Nhà máy sản xuất P.Hchánh nhân sự

Bảng 4.3 Phân công nhiệm vụ theo từng cấp Ủy ban TPM.

STT Các cấp Gồm các bộ phận Chức năng

1 Cấp lãnh

đạo - Ban Giám đốc

Thông qua bộ phận sản xuất để lập kế hoạch bảo dưỡng sau đó triển khai cho bộ phận kỹ thuật để phân bổ công việc xuống các tổ chức thực hiện.

2 Cấp khối

phòng - Khối phòng: kinh doanh, tài chính-kế toán , sản xuất.

Quản lý phòng ban thuộc bộ phận khác nhau, chi phối cung cấp thông tin từ cấp trên cho các phòng. Xử lí các thông tin kĩ thuật , máy móc, công nhân và sản xuất từ các phòng ban trình lên.

- Phòng Marketing.

Phòng kỹ thuật liên tục quan sát, tương tác liên tục với xưởng sản xuất, dây chuyền sản xuất ở xưởng sản xuất vận hành xuyên suốt không gián đoạn, luôn ổn định và hiệu quả.

Cung cấp thông tin xử lí, tuyên truyền, kiểm tra hệ thống an toàn mạng và truyền thông. Điều chỉnh nhân sự và tuyển dụng khi được yêu cầu và kiểm duyệt

Bộ phận bảo trì sẽ xem xét và kiểm tra những nguy cơ hư hỏng hoặc hư hỏng đã xảy ra và chia từng cụm công việc sau đó mới phân bổ xuống các tổ thực hiện công tác bảo trì nhằm hoàn thành đúng kế hoạch và đạt chất - Phòng sản xuất. 3 Cấp văn phòng - Phòng kĩ thuật- bảo trì. - Phòng công nghệ thông tin. - Nhà máy sản xuất.

lượng hơn. Đề xuất cải tiến và viết báo cáo.

4 Cấp công nhân

- Nhân viên kỹ thuật. - Tổ cơ điện.

- công nhân sản xuất.

Chia nhóm theo tổ sản xuất. Mỗi nhóm TPM sẽ cử ra 1 nhóm trưởng (Leader) có tay nghề cao, hiểu biết về chuyên môn và 1 thư ký để tổng hợp và báo cáo lên bộ phận trên.

4.2.4 Xác định các mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản cho TPM.

Ban lãnh đạo công ty luôn đề ra những chiến lược và mục tiêu cụ thể.

* TPM luôn luôn đặt mục tiêu hướng tới phải đạt được:

– Tăng chỉ số khả năng sẵn sàng. – Giảm thời gian ngừng máy.

– Tăng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị. – Nâng cao độ tin cậy.

Ban lãnh đạo đưa ra thời gian là 3 năm để triển khai hoàn thành và khắc phục những hạn chế gặp phải.

Chiến lược thực hiện TPM phải là chiến lược lâu dài cần nhiều thời gian để khắc phục những sự cố và những hỏng hóc trong quá trình thực hiện TPM, một chính sách quản lý căn bản phải được xây dựng phù hợp với TPM và phải gắn với quá trình phát triển cụ thể của TPM với kế hoạch quản lý trung và dài hạn. Do đó sẽ được thực hiện từng bước vì thế mục tiêu của chương trình TPM tập trung thực hiện 5S dựa trên 8 trụ cột TPM.

- Đưa công nhân đi đào tạo, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho các công nhân kỹ thuật, trực tiếp thực hiện công tác bảo trì.

- Phân chia công việc theo từng nhóm góp phần tăng hiệu quả công việc và có bộ phận vệ sinh máy móc sau khi hoạt động. Bảo trì định kỳ và kết hợp bảo dưỡng máy móc thiết bị 2 tuần 1 lần.

- Lập kế hoạch tu sửa máy móc tranh thiết bị hợp lý, cụ thể như sau: Hằng năm tiến hành tiểu tu, trung tu và đại tu lại máy móc trang thiết bị. Cứ 3 tháng tiến hành tiểu tu 1 lần, 6 tháng ta tiến hành trùng tu 1 lần và 12 tháng tiến hành đại tu 1 lần.

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ thay thế các chi tiết, phụ tùng, kiểm tra các bộ phận của máy móc, thay dầu mỡ, lao chùi làm sạch máy móc…

- Chi phí nguyên vật liệu, tồn kho, phế phẩm, truyền thông tin...; giảm chi phí sản xuất 30%.

- Đáp ứng thành công 100% nhu cầu khách hàng.

- Lỗi trong việc chuẩn bị, chất lượng, phế phẩm, phàn nàn từ khách hàng,…văn hóa vận hành, không có sự phàn nàn từ khách hàng.

4.2.5 Xây dựng một kế hoạch tổng thể cho triển khai TPM ( trình bày trong bảng 4.1). bảng 4.1).

4.3 Bắt đầu triển khai.

Phát động TPM: Với khẩu hiệu mọi người chung tay cùng thực hiện: “Mỗi một

thành viên của VPC thuộc các đơn vị sản xuất, các phòng ban đóng góp một hành động nhỏ cho thành công lớn của chương trình TPM” theo phương châm “PHÁT HIỆN – NHẬN DIỆN – THÔNG BÁO”

- Phát động thực hiện TPM qua thông báo, hình ảnh, sự kiện. Cho mọi người thấy rõ lợi ích và tầm quan trong mà TPM đem lại, cho thấy sự quyết tâm của ban lãnh đạo công ty. Tạo không khí hào hứng, phấn chấn tạo lòng tin và sự thuyết phục cho công nhân viên.

- Ban lãnh đạo công ty Dược phẩm Cửu Long trình bày kế hoạch chi tiết, xây dựng lịch trình cụ thể với những chiến lược, nguyên tắc vận hành và mục tiêu công ty đã đề ra cho từng bộ phận công ty nắm rõ và thực hiện. Buổi phát động triển khai TPM sẽ có sự tham gia của nhà cung cấp, đối tác, khách hàng và kể cả báo đài… để khẳng định vị thế và nâng cao hình ảnh của công ty.

4.4 Triển khai TPM.

4.4.1 Xây dựng hệ thống nâng cao hiệu quả sản xuất.

Lãnh đạo công ty xây dựng hệ thống quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất. Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận như: như tổ kỹ sư, tổ giám sát, tổ sản xuất và các tổ chuyên trách khác,..

- Tổ kỹ sư: trực tiếp quan sát thao tác vận hành của công nhân, xem xét thiết bị, máy móc và kịp thời sửa chửa bảo dưởng.

- Tổ sản xuất: bám sát vào quy trình sát xuất cung cấp nguyên nhiên liệu kip thời, tránh sản xuất hàng thừa, lỗi ,… đun đốc tinh thần của công nhấn.

- Tổ giám sát: bám sát vào quy trình sản xuất tương tác với các bộ phận liên quan. Để xử lí mọi thứ kịp thời, đồng thời tìm ra phương án và lời giải.

Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và tay nghề kĩ thuật cho mõi cá nhân, nhằm nâng cao kĩ năng vận hành và bảo dưởng. Ưu đãi công nhân bằng chính sách đãi ngộ về lương, thưởng,…Giúp cho công nhân làm việc tinh thần thoải mái và tận tình hơn.

Máy móc thiết bị dự phòng được công ty tính toán và đặt hàng theo định kỳ hàng năm nhăm thay thế và sửa chửa kịp thời, giảm tối thiểu thời gian ngừng máy. Hiện tại, một số máy móc của công ty hoạt động với hiệu quả sản xuất cao nhưng thời gian ngừng máy còn nhiều do: hư hỏng đột ngột, hao mòn làm gián đoạn quá trình sản xuất…Nên công cải thiện hiệu suất của một số máy móc, thiết bị chính được thể hiện qua Bảng 4.5:

Bảng 4.4 Cải tiến hiệu suất thiết bị.

Tổ xảy ra sự cố

Máy móc, Thiết bị

Vấn đề

thường gặp Cải tiến hiệu xuất

Tổ pha chế Máy trộn siêu tốc Máy tán WF-30B Máy sửa hạt Máy tầng sôi Phốt, van điện tử điện trở, bạc đạn trục cánh…

Kiểm tra sửa chữa kịp thời đảm bảo quá trình hoạt động tốt của thiết bị. Tổ dập viên đóng nang Máy dập Máy đóng nang CF-2000

Tay cối, nguồn điện, máy dọc, bạc đạn cam…

Kiểm tra và vệ sinh thường xuyên, kịp thời xử lý khi có hư hỏng.

Tổ đóng gói

Máy ép vỉ, máy ép gói, máy đếm viên tự động.

Bạc đạn, bộ điều khiển, motor kéo, mắt thần..

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy móc và thiết bị.

Tổ bao viên

Máy bao phim Bạc đạn motor quạt hút, role thời gian.

Theo dõi và kiểm tra thường xuyên, tiến hành sửa chữa và thay thế thiết bị mới.

4.4.2Thiết lập hệ thống kiểm soát ban đầu cho các thiết bị và sản phẩm mới

- Phát triển các sản phâm theo tiêu chí dể chế tạo và dể vận hành.

- Hiện tại công việc thường xuyên của tổ bảo trì là cùng với công nhân vận hành máy vệ sinh máy móc sau mỗi ca làm việc, kiểm tra định kỳ hàng tháng,…nếu máy móc hư hỏng đột xuất thì người vận hành máy của bộ phận sản xuất là người sửa chữa trực tiếp.

- Người sửa chữa chỉ dựa vào kinh nghiệm vốn có để phán đoán tình trạng máy và sửa chữa. Chỉ khi có hư hỏng lớn xảy ra thì bộ phận sản xuất mới báo cho tổ bảo trì và tổ bảo trì mới tiến hành xem xét và sửa chữa máy, việc sửa chữa sẽ được lưu lại vào hồ sơ sửa chữa .Sau những lần sửa chữa lớn tổ bảo trì sẽ dựa vào hồ sơ sửa chữa để lên kế hoạch bảo trì phòng ngừa định kỳ.

- Áp dụng 5S vào công việc bảo trì. Làm sạch và tổ chức tốt nơi làm việc sẽ giúp công việc được thực hiện tối ưu và hiệu quả hơn

Áp dụng 5S vào công ty:

* Sàng lọc: Mỗi công nhân vận hành sản xuất và kỹ thuật viên phải thể hiện tinh thần tự giác và nỗ lực đặt các thiết bị hoặc công cụ tại đúng chổ của chúng. Phân loại được tiến hành theo các tiêu chí sau:

- Các thứ cần vứt bỏ: rác là nguyên vật liệu, phế phẩm không dung được. - Các thứ ít dùng đến sắp xếp vào kho hay góc xưởng.

- Các thứ sử dụng thường xuyên đặt gần công nhân.

* Sắp xếp:

Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp và có đánh số ký hiệu để dễ tìm, dễ thấy. Sắp xếp đúng vật đúng chổ.

Sắp xếp các vị trí dụng cụ, máy móc, công nhân… sao cho tiến trình làm việc trôi chảy. Có kẻ đường phân chia khu vực máy moc và công nhân.

* Sạch sẽ:

Trang bị thêm vật dụng cần thiết như thiết bị làm vệ sinh nhà xưởng, máy móc,.. Trồng cây xanh ở nơi làm việc, dọn dẹp bụi bẩn và lau chùi thường xuyên nhà xưởng, khu vực xung quanh, làm sạch các máy móc và nơi làm việc.

Để công tác làm sạch được tiến hành tốt, cần có sự tham gia của tất cả mọi người trong nhóm và phân công trách nhiệm rõ ràng tới từng cá nhân.

Một phần của tài liệu ĐỒ án QUẢN lý bảo TRÌ CÔNG NGHIỆP QUẢN lý CÔNG NGHIỆP (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w