- Kiểm định ANOVA: Nếu Sig > 0.05 thì chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm Nếu Sig ≤ 0.05 đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa
4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố lần
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
Yếu tố cần đánh giá Kết quả So sánh
Hệ số KMO 0,846 0,5 < 0,846 < 1
Giá trị Sig trong Kiểm định Bartlett 0,000 0,000 < 0,05
Phương sai trích 79,099 % 79,099% > 50%
Giá trị Eigenvalue 1,034 1,034 > 1
Nguồn: Trích xuất dữ liệu phân tích bằng SPSS
Dựa vào các kết quả thu được từ phân tích EFA ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng dữ liệu hoàn toàn phù hợp để phân tích nhân tố.
- KMO = 0,846 nên phân tích nhân tố là phù hợp.
- Sig. (Bartlett’s Test) = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Eigenvalues = 1,034 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. - Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings
(Cumulative %) = 79,099% > 50%. Điều này chứng tỏ 79,099% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 9 nhân tố mới.
Tuy nhiên biến YD4 có hiệu 0,59 – 0,52 = 0,07 < 0,3 chưa thỏa mãn yêu cầu đề ra.
Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy biến YD4 chưa phù hợp, vì vậy tác giả sẽ tiếp tục loại biến YD4 để phân tích EFA lần 2.
4.3.2.Kết quả phân tích nhân tố lần 2
Sau khi loại biến quan sát YD4, kết quả phân tích EFA cho 41 quan sát còn lại đều đạt các yêu cầu của phân tích EFA.
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
Yếu tố cần đánh giá Kết quả So sánh
Hệ số KMO 0,848 0,5 < 0,848 < 1
Giá trị Sig trong Kiểm định Bartlett 0,000 0,000 < 0,05
Phương sai trích 79,282 % 79,282% > 50%
Giá trị Eigenvalue 1,034 1,034 > 1
Nguồn: Trích xuất dữ liệu phân tích bằng SPSS
Kết quả phân tích nhân tố sau khi loại bỏ YD4 khỏi mô hình cho chúng ta thấy 41 biến quan sát được hội tụ vào 9 nhân tố (Xem bảng PL4.6 - Phụ lục 4). Tuy nhiên, có một số quan sát lại không hội tụ theo cơ sở lý thuyết đã được các tác giả đề xuất. Đó là việc ba thang đo của biến “danh tiếng” hội tụ cùng với 4 thang đo của biến “quy mô” vào cùng một nhân tố. Theo tác giả 2 biến này theo khái niệm ban đầu được đưa ra bởi các tác giả Doney và Cannon (1997) và Jarvenpaa và cộng sự (2000) là 2 khía cạnh đơn hướng thể hiện các cảm nhận của khách hàng về các đặc điểm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai khái niệm này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau (Jarvenpaa và cộng sự, 2000), nhiều người cho rằng quy mô là một trong những yếu tố cấu thành nên danh tiếng của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả gộp biến danh tiếng và quy mô doanh nghiệp thành một nhân tố mới có tên là “danh
tiếng” bởi vì các thành phần chính của nhân tố mới này là thang đo của biến “danh tiếng” cũ và những biến này có hệ số Factor Loading lớn nhất. Sau khi gộp thang đo
“danh tiếng” gồm 7 biến quan sát.