Thang đo “cảm nhận về tính hữu ích” trong luận văn được sử dụng kế thừa từ nghiên cứu của Lin (2007), thang đo này được Lin (2007) điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mua sắm trực tuyến từ thang đo gốc của Davis (1989). Theo Lin (2007), “cảm nhận về tính hữu ích” của mua sắm trực tuyến được đo lường bằng 3 chỉ tiêu cụ thể đó là: dễ dàng so sánh các sản phẩm, tiếp cận được những thông tin hữu ích và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. Bên cạnh các thang đo kế thừa của Lin (2007), thông qua nghiên cứu định tính tác giả nhận thấy rằng nhiều người tiêu dùng có ý định mua sắm trực tuyến bởi vì họ cảm thấy rằng phương thức mua sắm này giúp họ mua được những sản phẩm không sẵn có ở nơi họ sinh sống, quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của Abbad và cộng sự (2011). Mặt khác, sau khi nghiên cứu định tính, tác giả cũng nhận thấy rằng nhiều khách hàng cảm nhận rằng họ sẽ mua được sản phẩm với giả rẻ hơn khi mua sắm trực tuyến, quan điểm này được ủng hộ bởi nghiên cứu của các tác giả Choi và Park (2006), Elliot và Fowell (2000), Walsh và Godfrey (2000), Lester và cộng sự (2005). Do đó, tác giả đã phát triển thang đo “cảm nhận về tính hữu ích”, theo đó tính hữu ích của mua sắm trực tuyến được đo lường bằng 2 chỉ tiêu sau: khả năng mua hàng hóa từ xa và giá rẻ hơn. Các chỉ tiêu này được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 7 (hoàn toàn đồng ý).
Bảng 3.6. Thang đo cảm nhận về tính hữu ích
Ký hiệu Nội dung Nguồn
HI1
Mua sắm trực tuyến xe máy cung cấp những thông tin mua sắm hữu ích
Lin (2007) điều chỉnh từ Davis (1989) HI2
Mua sắm trực tuyến xe máy giúp tôi tiết kiệm thời gian hơn
HI3 thanh toán tiện lợi hơn chỉ dùng tiền mặt như mua sắm trực tiếp
Tự phát triển
HI4
Tôi có thể mua được xe máy với giá rẻ hơn
khi mua sắm trực tuyến Tự phát triển
HI5 Tôi có thể chọn được màu sắc và phiên bản phù hợp với sở thích của tôi
Tự phát triển