- Khách lưu trú ở Hội An Khách lưu trú ở Hội An đạt hơn 1,7 triệu
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỘI AN
THÀNH PHỐ HỘI AN (Dự thảo)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phần thứ nhất
TỔNG QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂNVÀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HỘI AN VÀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HỘI AN I. Sự hoàn thiện về định hướng phát triển du lịch Hội An:
Sau ngày quê hương được giải phóng năm 1975, Hội An không còn giữ vai trò của một thị xã tỉnh lỵ. Đô thị- thương cảng sầm uất vang bóng một thời được ví như một “thành phố dưỡng già”. Năm 1985, Khu phố cổ Hội An chính thức được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ IX (1986) lần đầu tiên đề cập đến vấn đề: “Xây dựng quy chế và triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và trùng tu khu phố cổ gắn với tổ chức mạng lưới phục vụ khách tham quan, du lịch, tạo nguồn thu bổ sung ngân sách”. Để gắn công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu phố cổ với định hướng phát triển các hoạt động dịch vụ- du lịch, Ban Thường vụ Thị ủy quyết định thành lập Ban quản lý di tích và dịch vụ du lịch Hội An. Tuy nhiên, lúc này cơ sở vật chất ban đầu của du lịch Hội An hầu như chưa có gì ngoài vài phòng trọ đơn sơ tại nhà số 92- Trần Phú và Cửa hàng ăn uống giải khát tại số 5- Hoàng Diệu.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ X (1988) đề ra chủ trương: “Hình thành tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch trên cơ sở phát huy được thế mạnh khu phố cổ để thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ”. Cuối năm 1991, Đại hội Đảng bộ thị xã