hệ đối ngoại của nước ta sẽ tác động làm cho dòng khách đến khu vực và Việt Nam cũng như Hội An sẽ có những thay đổi, với những cơ hội và thách thức đan xen. Trong bối cảnh thực hiện quan điểm chiến lược của du lịch Việt Nam trong giai đoạn phát triển đến năm 2030 là chuyển từ “số lượng” sang “chất lượng”, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực và phát huy được những cơ hội trong phát triển du lịch. Sự phát triển các tổ hợp kinh doanh, trong đó có các dự án phức hợp lưu trú– vui chơi giải trí– ăn uống ở phía Nam Hội An, thị xã Điện Bàn và thành phố Đà Nẵng vừa là cơ hội lớn để thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại Hội An nhưng cũng đặt ra thách thức Hội An có nguy cơ chỉ còn là “điểm tham quan” phụ trợ.
2. Tài nguyên và tiềm năng du lịch Hội An:
Mối liên kết vùng đang trở thành một xu thế đầy triển vọng cho tiến trình phát triển của các địa phương mà trong đó, Quảng Nam đang tràn đầy niềm tin và hy vọng sẽ vươn lên mạnh mẽ. Hội An nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung”, có ưu thế là một điểm đến hấp dẫn của tam giác Di sản văn hóa thế giới Huế- Hội An- Mỹ Sơn và nằm trên hành lang kết nối liên vùng giữa thành phố Đà Nẵng, khu đô thị Điện Nam- Điện Ngọc, khu du lịch Nam Hội An với khu kinh tế mở Chu Lai, cả về đường bộ (quốc lộ 1A, tỉnh lộ Hội An- Non Nước- Sơn Trà, đường chiến lược ven biển miền Trung), đường sông (Thu Bồn- Trường Giang- tương lai là Cổ Cò), đường biển (cảng Tiên Sa - Cù Lao Chàm- Cửa Đại- cảng Kỳ Hà), đường không (sân bay Đà Nẵng, sân bay Chu Lai). Cửa Đại- Cù Lao Chàm có vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển biển đảo.
Tiềm năng lớn nhất của Hội An là sự kết nối Khu Di sản văn hóa thế giới với Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong một chỉnh thể đa dạng và nổi trội về các giá trị tự nhiên , lịch sử, văn hóa,- nhân văn, hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Hội An có bờ biển dài hơn 7km với những bãi tắm đẹp, tuy đang bị xâm thực xói lở nặng nề trong những
kết nối với các vùng ven biển phía Nam dọc theo dòng Trường Giang vào đến Quảng Ngãi. Hội An còn là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo mà tiêu biểu là nghệ thuật hô hát Bài chòi đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội An còn được biết đến là một “thành phố văn hóa” tiêu biểu của cả nước và là “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu thế giới” (giải thưởng năm 2019 của Ban tổ chức giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 26 - World Travel Awards-WTA), với cái lõi “nhân tình thuần hậu, lá bông đủ màu”. Hội An còn giữ được không gian làng quê, làng nghề có môi trường tự nhiên hết sức đa dạng, phong phú và chưa bị tác động nhiều bởi quá trình đô thị hóa, với hệ thống các nhánh sông, mương, lạch, đầm, hồ dày đặc chảy dọc thành phố; có hệ sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh với diện tích mấy chục ha gắn với bao trầm tích văn hóa và những dấu ấn lịch sử; có hệ thống cồn, bàu đa dạng với những dải cát dài; có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể rất phong phú và đa dạng...
Với tiềm năng, lợi thế, uy tín, thương hiệu, cùng với truyền thống “mở cửa” được tích lũy, kế thừa qua chiều dài lịch sử, Hội An hoàn toàn có thể nắm bắt những cơ hội để vượt qua khó khăn, thử thách và vươn lên mạnh mẽ hơn.