Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và với thang đo ban đầu

Một phần của tài liệu Bữa cơm gia đình của giới trẻ trong nhịp sống nhanh của xã hội hiện nay (Trang 42 - 43)

5. Kết cấu bài nghiên cứu

3.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và với thang đo ban đầu

Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát cho có cùng đo lường một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation). Qua đó,cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) hệ số Cronbach’s Alpha:

- Từ 0,8 đến 1 thì thang đo lường tốt - Từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng được

- Từ 0,6 trở lên cũng có thể cân nhắc sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu mới

Thang đo có thể sử dụng được phải có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) từ 0,3 trở lên (Hair và cộng sự, 2010).

Dưới đây, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích độ tin cậy của thang đo với các nhân tố như sau:

• Biến phụ thuộc : Thực trạng của giới trẻ trong nhịp sống nhanh của xã hội ảnh hưởng tới việc dùng cơm với gia đình ( ký hiệu: A) gồm các biến quan sát từ A1 đến A5.

• Biến độc lập :

- Bạn nhận thấy bữa cơm gia đình xưa và nay khác nhau ( ký hiệu: B ) gồm các biến quan sát từ B1 đến B4.

- Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về lợi ích của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ? ( ký hiệu: C ) gồm các biến quan sát từ C1 đến C6.

- Nguy cơ tan rã của bữa cơm gia đình trong nhịp sống nhanh của xã hội( ký hiệu: D ) gồm các biến quan sát từ D1 đến D3.

- Bữa cơm gia đình - nét văn hóa truyền thống trong lòng người Việt ( ký hiệu: E ) gồm các biến quan sát từ E1 đến E5.

- Giới trẻ suy nghĩ gì về bữa cơm gia đình? ( ký hiệu: F ) gồm các biến quan sát từ F1 đến F3.

- Giới trẻ cần gì cho 1 bữa ăn ( ký hiệu: G) gồm các biến quan sát từ G1 đến G4.

Một phần của tài liệu Bữa cơm gia đình của giới trẻ trong nhịp sống nhanh của xã hội hiện nay (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)