MÔN NGỮ VĂN 6 Phần I Đọc – hiểu (5,0 điểm)

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (chất lượng) (Trang 50 - 58)

II. PHẦN VIẾT: (5điểm)

MÔN NGỮ VĂN 6 Phần I Đọc – hiểu (5,0 điểm)

Phần I. Đọc – hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Bao nhiêu khổ nhọc cam go Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

Nhưng chưa một tiếng thở than Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi.

Cha như biển rộng, mây trời

Bao la nghĩa nặng đời đời con mang! (Ngày

của Cha- Phan Thanh Tùng)

Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó

vào tờ giấy làm bài.

4. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát. B. Thơ song thất lục bát. C. Thơ tự do. D. Thơ sáu chữ.

A. Tình cảm gia đình. B. Tình yêu quê hương đất nước. C. Tình yêu thiên nhiên. D. Tình phụ tử.

6. Từ “cam go” là từ thuần Việt hay Hán Việt?

A. Thuần Việt B. Hán Việt C. Thuần Việt và Hán Việt D. Không là gì.

4. Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đúng hay sai? Cha như biển rộng, mây trời.

A. Đúng B. Sai

5. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào? Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa 6. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua 2 câu thơ trên là gì?

A. Người cha muốn dành hết tình yêu thương cho con, nhận hết về mình cả hành trình gian nan vất vả để con được sống thật tốt.

B. Người cha mong con sống tốt.

C. Người cha mong con sống ngoan, vui khỏe. D. Người cha luôn quan tâm con.

7. Từ “gian nan” trong câu thơ trên có nghĩa là gì?

A. Gian truân. B. Gian khó. C. Gian lao. D. Khó khăn, gian khổ. 8. Theo tác giả, trong đoạn thơ, người cha “Bao nhiêu khổ nhọc cam go”, nhưng chỉ mong điều gì?

A. Mong cho con khỏe B. Mong cho con ngoan. C. Mong con tốt D. Mong cho con khỏe, con ngoan

Câu 2 (1,0 điểm): Các từ “khổ nhọc, cam go” là từ láy hay từ ghép? Đặt câu với mỗi từ trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Qua cách viết của tác giả trong đoạn thơ trên, em nhận thấy tình cảm gì của người cha?

Câu 4 (1,0 điểm): Em cần làm gì để thể hiện tình yêu với cha?

Phần II: Viết (5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Từ thông điệp của đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn chia sẻ những tình cảm yêu thương của mình dành cho cha mẹ.

Câu 2 (3,5 điểm): Viết bài văn, trình bày ý kiến của em về một vấn đề (học tập, môi trường, tệ nạn, đồng phục trong trường học…) trong đời sống mà em quan tâm.

PHÒNG GD-ĐT ...TRƯỜNG THCS ... TRƯỜNG THCS ... ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNGHỌC KÌ II Năm học : 2021 - 2022 Phần I. Đọc – hiểu(5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

(1) Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng. (2) Đà điểu rất giỏi chạy nhanh còn đại bàng thì có khả năng bay cao. (3) Không ai đánh giá cao đà điểu ở khả năng bay hay huấn luyện đại bàng để chạy nhanh cả. (4) Vì vậy, bạn cần biết rõ các giá trị của mình và chọn các công việc phù hợp để giá trị đó được tỏa sáng. (5) thực tế đã chứng minh, chỉ những người nào nắm vững kĩ năng và yêu thích công việc của mình đang làm mới có khả năng trở thành người giỏi trong lĩnh vực đó. (Trích Giá trị bản thân làm nên sự khác biệt-

https://careerbuilder.vn)

Câu 1(2,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước

phương án đó vào tờ giấy làm bài.

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là:

A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm 2. Câu chủ đề của đoạn văn trên là:

A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4, 5 3. Giá trị của bản thân là gì?

A. Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.

B. Giá trị của bản thân là những ưu khuyết điểm riêng, điểm không mạnh mỗi người so với những người khác.

C. Giá trị của bản thân là những ưu khuyết điểm riêng, mỗi người so với những người khác.

D. Giá trị của bản thân là những điểm không mạnh mỗi người so với những người khác.

4. Định nghĩa nào đúng nhất về sự tỏa sáng:

A. Tỏa sáng là sự khẳng định mình, làm cho mình không bị lãng quên trong kí ức của mọi người.

B. Tỏa sáng là khi một con người, một nhân cách được mọi người xung quanh ngưỡng mộ, trân trọng.

C. Tỏa sáng là một con người có nhân cách, làm cho mình không bị lãng quên trong kí ức của mọi người.

D. Tỏa sáng là sự khẳng định mình, làm cho mình bị lãng quên trong kí ức của mọi người.

5. Theo em, câu văn nào trong đoạn văn là câu dẫn chứng:

A. Câu 1,2 B. Câu 2,3 C. Câu 3,4 D. Câu 4, 5 6. Hai cụm từ “chạy nhanh” và “bay cao” thuộc:

A. Cụm động từ B. Cụm danh từ C. Danh từ D. Động từ

7. Trong câu văn: “Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng” có mấy từ ghép:

A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ 8. Những từ ghép ở trên (câu 7) là từ thuần Việt hay Hán Việt?

A. Thuần Việt B. Hán Việt C. Thuần Việt và Hán Việt D. Không là gì.

Câu 2 (1,0 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:“Mỗi cá nhân đều có

những đặc điểm tuyệt vời riêng”.

Câu 3(1,5 điểm): Em có đồng ý với tác giả: bạn cần biết rõ các giá trị của mình

và chọn các công việc phù hợp để giá trị đó được tỏa sáng. Vì sao?

Câu 4 (0,5 điểm): Em cần làm gì để phát huy những giá trị của bản thân? Phần II: Viết (5 điểm):

Câu 1 (1,5 điểm):Ưu điểm và sở thích của em là gì? Em hãy viết một đoạn văn

(khoảng 5-7 câu) chia sẻ những ưu điểm và sở thích của em?

Câu 2(3,5 điểm) Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương em.

(Tỉnh Nam Định)

PHÒNG GD & ĐT ...

TRƯỜNG THCS ...

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲII II

Năm học 2021 - 2022

Phần I. Đọc hiểu văn bản: (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các

yêu cầu:

Thiên thần của chị!

Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.

…Em à! Chị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “KHU VỰC CÁCH KY ĐẶC BIỆT” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa những con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K: “Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập- Khai báo y tế”. Tất cả cùng hòa chung “Vũ điệu rửa tay- Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.

(Trích “Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội)

Em hãy viết đáp án (từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất vào bài làm (2,0 điểm).

Câu 1: Câu văn “ Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo” sử

dụng phép tu từ gì?

A. Ẩn dụ C. Nhân hóa

B. So sánh D. Hoán dụ

Câu 2: Từ in đậm trong câu văn “Chị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua.”thuộc loại từ nào?

A. Từ đơn B. Từ ghép C. Từ láy D. Từ phức

Câu 3: Phần in đậm trong câu văn “Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì” thuộc loại cụm từ nào?

A. Cụm danh từ C. Cụm tính từ

Câu 4: Các từ ghạch chân trong câu văn “….là cả một thế giới của sự ân cần

chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương” là loại từ gì? A. Từ đồng âm C. Từ láy

B. Từ đồng nghĩa D. Từ ghép

Câu 5: Câu văn “ Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo” có mấy cụm động từ?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6: Phần in đậm trong câu văn sau thuộc thành phần nào của câu ?

Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới

lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.”

A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ Câu 7: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp nào là thành ngữ?

A. Tấc đất, tấc vàng C. Tấm lòng vàng B. Vàng như nghệ D. Mùa thu vàng Câu 8: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn ?

A. Thiên thần B. Hồn nhiên C. Covid D. Yêu thương

Từ câu 9 đến câu 12, em hãy viết câu trả lời của mình vào bài làm.

Câu 9: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

Câu 10: (0,5 điểm) Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?

Câu 11: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”….

Câu 12: (1,0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ?

III/TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Câu 1 ( 1,5 điểm). Những cuộc vận động “Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Giúp đỡ

nạn nhân chất độc da cam”, “Ngày vì người nghèo...”, và những chương trình truyền hình: “ Trái tim cho em”, “Thắp sáng ước mơ”, “Cặp lá yêu thương...”, đã mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Em hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 15-29 dòng) nêu cảm nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên với câu mở đầu: “Sự sẻ chia và tình yêu thương là

điều quý giá nhất trong cuộc sống”.

Câu 2 ( 3,5 điểm) Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi

điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

PHÒNG GD&ĐT ... ĐỀ KIỂM TRA HỌC

KỲ II

TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

... Bao giờ cho tới mùa thu Trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng Năm Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm Bờ ao đom đóm chập chờn

Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng. Nhìn về quê mẹ xa xăm

Lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...

( Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010, tr. 33-34)

Câu 1: Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng nhất vào tờ giấy thi (2,0đ)

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 2. Văn bản trên thuộc thể thơ nào sau đây?

A. Song thất lục bát B. Lục bát C. Thơ thất ngôn bát cú D. Thơ ngũ ngôn

3. Hai dòng thơ “Nhìn về quê mẹ xa xăm/ lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa” ngợi ca phẩm chất nào của người mẹ dành cho con?

C. Bao dung, nhân hậu D. Chăm chỉ và trách nhiệm

4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ “... Bao giờ cho tới mùa thu/

trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm” là

A. Ẩn dụ B. So sánh C. Điệp từ D. Nhân hóa

5. Nội dung chính của đoạn thơ trên là

A. Miêu tả mùa thu. B. Hoài niệm về thời ấu thơ bên mẹ với những kỉ niệm đẹp.

C. Khắc họa vẻ đẹp của mùa thu và đêm trăng. D. Khắc họa vẻ đẹp của người mẹ.

6. Trong các từ sau, từ nào là từ láy:

A. Đánh đu B. Đom đóm C. Chập chờn D. Đêm mưa

7. Trong đoạn thơ có mấy từ láy:

A. Ba từ B. Bốn từ C. Năm từ D. Sáu từ

8. Cụm từ “ Những vui buồn xa xôi ” là cụm :

A. Cụm danh từ. B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Thành ngữ.

Câu 2. (1.0 điểm): Hai dòng thơ “Mẹ ru cái lẽ ở đời/ sữa nuôi phần xác hát nuôi

phần hồn” thể hiện tình cảm nào của tác giả dành ?

Câu3. (1.0 điểm): Từ thái độ của tác giả trong hai câu thơ trên, với bổn phận làm

con, em thấy mình cần phải làm gì để đền đáp công ơn cha mẹ?

PHẦN II. Viết (6.0 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm ) Viết một đoạn văn từ 5- 7 câu nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ ( Ca dao )

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn, trình bày ý kiến của em về một vấn đề (học tập, môi trường, tệ nạn, đồng phục trong trường học…) trong đời sống mà em quan tâm.

PHÒNG GD –ĐT ...

ĐỀ 1

TRƯỜNG THCS ...

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (chất lượng) (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w