Nội dung cơ bản của Địa lí Việt Nam trong chương trình lớp 12

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Qua Dạy Học Địa Lí 12 Ở Tỉnh Điện Biên (Trang 53)

6. Những đóng góp của đề tài

2.2.3. Nội dung cơ bản của Địa lí Việt Nam trong chương trình lớp 12

Chương trình địa lí lớp 12 có thời lượng 52 tiết/37 tuần học. Trong đó, học kì I bao gồm 19 tuần (18 tiết); học kì II gồm 18 tuần (34 tiết). Phân phối chương trình địa lí lớp 12 [Xem phụ lục].

Chương trình Địa lí lớp 12 dành thời lượng hai tiết cho học phần Địa lí địa phương. Với thời lượng này cộng thêm sự linh hoạt của giáo viên trong quá trình dạy học, giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong học phần này.

2.3. Xác định nội dung chương trình môn địa lí lớp 12 có thể thiết kế các hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Chương trình Địa lí lớp 12 THPT hiện hành thì hầu hết các bài đều có thể khai thác giảng dạy nội dung của GDHN, cụ thể:

Bài mở đầu: Giúp HS biết được công cuộc Đổi mới ở nước ta là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội; một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới; biết bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta. Với quá trình tìm hiểu về con đường phát triển kinh tế - xã hội của nước mình trong thời gian qua, xu thế hội nhập cùng hàng loạt những thử thách gay gắt sẽ giúp cho HS có ý thức trách nhiệm trong việc làm cho đất nước giàu mạnh - đây cũng là nhiệm vụ của các em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, qua bài học này, dù GV Địa lí chỉ giảng dạy kiến thức Địa lí thông thường thì HS cũng có được

rất nhiều kiến thức của GDHN. Vì vậy, nếu người GV khéo léo dẫn dắt và chốt kiến thức Địa lí, đồng thời liên hệ với kiến thức hướng nghiệp thì HS sẽ thấy được bức tranh tổng thể về thế giới nghề nghiệp, thấy được sự phát triển kinh tế chung của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Qua đó HS cũng có thêm nhiều kiến thức cho giai đoạn định hướng nghề nghiệp của mình.

Phần I: Địa lí tự nhiên: HS biết được vị trí, phạm vi, giới hạn lãnh thổ Việt Nam, phân tích được ảnh hưởng của nó đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; hiểu được đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam, qua đó sẽ thấy được những tác động tích cực, tác động tiêu cực đối với kinh tế - xã hội, có những nhận định đúng, thức đúng trong việc bảo vệ tự nhiên, phát triển kinh tế. HS sẽ có ý thức đúng trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của đất nước, biết các chiến lược, chính sách và tài nguyên và môi trường của Việt Nam, đó cũng là điều kiện lao động của nghề mà các em lựa chọn, của vùng các em sinh sống. Đối với các bài của phần Địa lí tự nhiên này, GV Địa lí khi dạy tích hợp GDHN có thể khai thác rất nhiều các kiến thức về nghề nghiệp cho các em; để các em hiểu được điều kiện phát triển các nghề; từ đó biết và hiểu được các ngành kinh tế nào thuận lợi để phát triển; đồng thời cũng biết được tình cảm, sở thích của mình đối với tự nhiên, đối các lĩnh vực kinh tế thuận lợi hay không thuận lợi để phát triển;... hiểu được gốc rễ sự phát triển của từng ngành qua các điều kiện để ngành phát triển,... và đây cũng là giai đoạn giúp các em định hướng nghề, tìm hiểu bản thân.

Phần II: Địa lí dân cư: Qua phần này, HS có thêm rất nhiều kiến thức về GDHN vì các em sẽ được tìm hiểu các đặc điểm dân số, nguồn lao động, việc sử dụng lao động của nước ta. Các em cũng được phân tích vấn đề việc làm hiện nay và hướng giải quyết. Vì vậy, qua phần này, GV Địa lí sẽ giúp các em nhận thức đúng đắn về vấn đề nguồn lao động và nhu cầu việc làm của đất nước, của địa phương. Sự hiểu biết về thực trạng nhu cầu nghề hiện nay sẽ là cơ sở cho ý thức lựa chọn nghề của các em sau này.

Phần III: Địa lí kinh tế: Phần này gồm Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế.

+ Địa lí các ngành kinh tế: HS biết được đặc điểm thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước; đặc điểm từng ngành kinh tế: Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ. Khi truyền tải cho HS những hiểu biết này, người giáo viên đã là những người GDHN khi cho HS thấy trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay chúng ta đang cần đội ngũ lao động trong các ngành nghề ở mức độ nào, các em cũng hiểu được xu thế phát triển nghề với các yếu tố đặt ra cho người lao động. Sau khi làm quen với một số ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, các em s ẽ có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn hơn.

+ Địa lí các vùng kinh tế: Qua phần này, HS hiểu được các thế mạnh và các hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật của từng vùng kinh tế ở Việt Nam; các chính sách và hướng phát triển của vùng cũng được nói đến rất cụ thể. Để phát triển kinh tế cần phát huy các thế mạnh; khắc phục các hạn chế và vấn đề cần đặt ra cho từng vùng. Các giải pháp cho khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, giải pháp cho phát triển trong tương lai của từng vùng giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về điều kiện phát triển, xu thế phát triển của vùng mà địa phương các em trực thuộc. Qua đó, các em cũng thấy được vai trò, giá trị của lao động trong mọi ngành nghề và xác định được nhiệm vụ và vinh dự khi làm nghề mà mình lựa chọn. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong quá trình định hướng phát triển nghề và thái độ của các em với nghề.

Phần IV: Địa lí địa phương: Đây là phần quan trọng để GDHN cho các em vì phần này đề cập sau đến những kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương nơi các em sinh sống. Phần này sẽ giúp các em có cái nhìn và khả năng đánh giá toàn diện, đúng đắn về hiện trạng kinh tế, cũng như nhu cầu lao động của địa phương. Đặc biệt, một phần yêu cầu của bài là chính các em phải viết báo cáo theo chủ đề. Như vậy, nếu giáo viên biết cách khai thác theo hướng GDHN, có thể giúp các em gắn với mục tiêu, đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, thì không chỉ giúp các em có định hướng nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng mà còn giúp các em biết điều chỉnh tự giác nguyện vọng theo yêu cầu của xã hội, nhiệt huyết với công việc để có năng suất lao động tốt nhất.

2.4. Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp cho học sinh trong chương trình Địa lí 12

Trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường giúp học sinh hình thành các phẩm chất quan trọng và năng lực cốt lõi. Vì vậy việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học qua trải nghiệm hướng nghiệp trong chương trình địa lí nói riêng và chương trình giáo dục phổ thông nói chung là rất quan trọng.

Bảng 2.1. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp cho học sinh trong chương trình địa lí 12 Tên chủ

đề

Nội dung giáo dục hướng nghiệp Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm Tên hoạt động trải nghiệm Đất nước nhiều đồi núi

Qua bài này HS sẽ có ý thức đúng trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của đất nước, đó cũng là điều kiện lao động của nghề mà các em lựa chọn, của vùng các em sinh sống. GV Địa lí khi dạy TNHN có thể khai thác rất nhiều các kiến thức về nghề nghiệp cho các em; để các em hiểu được điều kiện phát triển các nghề; từ đó biết và hiểu được các ngành kinh tế nào thuận lợi để phát triển; đồng thời cũng biết được tình cảm, sở thích của mình đối với tự nhiên, đối các lĩnh vực kinh tế thuận lợi hay không thuận lợi để phát triển;... hiểu được gốc rễ sự phát triển của từng ngành qua các điều kiện để ngành phát triển,... và đây cũng là giai đoạn giúp các em Định hướng nghề, tìm hiểu bản thân. Tổ chức các trò chơi, đóng kịch Làm mô hình Mô hình kinh tế khu vực miền núi: truyền thống và hiện đại

Lao động và việc làm

Qua phần này, HS có thêm rất nhiều kiến thức về GDHN vì các em sẽ được tìm hiểu các đặc điểm dân số, nguồn lao động, việc sử dụng lao động của nước ta. Các em cũng được phân tích vấn đề việc làm hiện nay và hướng giải quyết. Vì vậy, qua phần này, GV Địa lí sẽ giúp các em nhận thức đúng đắn về vấn đề nguồn lao động và nhu cầu việc làm của đất nước, của địa phương. Sự hiểu biết về thực trạng nhu cầu nghề hiện nay sẽ là cơ sở cho ý thức lựa chọn nghề của các em sau này.

Đóng kịch Phân vai Ước mơ và tương lai của bạn Vấn đề phát triển và phân bố NN

HS biết được đặc điểm thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước; đặc điểm ngành Nông nghiệp; mô hình kinh tế trang trại

Tham quan tìm hiểu thực tế Hoạt động giao lưu Nhà nông với kĩ sư nông nghiệp Vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

HS biết được đặc điểm thực trạng phát triển Công nghiệp tại địa phương. Các ngành nghề sản xuất công nghiệp tại địa phương. Khi truyền tải cho HS những hiểu biết này, người giáo viên đã là những người GDHN khi cho HS thấy trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay chúng ta đang cần đội ngũ lao động trong các ngành nghề ở mức độ nào, các em cũng hiểu được xu thế phát triển nghề với các yếu tố đặt ra cho người lao động. Sau khi làm quen với một số ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, các em sẽ có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn hơn.

Tham quan mô hình Tham quan các xí nghiệp công nghiệp Phát triển nguồn năng lượng điện Mặt Trời

Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ

Các mô hình hoạt động du lịch tại địa phương Tham quan các di tích lịch sử tại địa phương Tổ chức sự kiện: Hội chợ Phát triển du lịch gắn với di sản của tỉnh Điện Biên Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Qua phần này, HS hiểu được các thế mạnh và các hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật của từng vùng kinh tế ở Việt Nam; các chính sách và hướng phát triển của vùng cũng được nói đến rất cụ thể. Để phát triển kinh tế cần phát huy các thế mạnh; khắc phục các hạn chế và vấn đề cần đặt ra cho từng vùng. Các giải pháp cho khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, giải pháp cho phát triển trong tương lai của từng vùng sễ giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về điều kiện phát triển, xu thế phát triển của vùng mà địa phương các em trực thuộc. Qua đó, các em cũng thấy được vai trò, giá trị của lao động trong mọi ngành nghề và xác định được nhiệm vụ và vinh dự khi làm nghề mà mình lựa chọn. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong quá trình định hướng phát triển nghề và thái độ của các em với nghề.

Tham quan Đóng vai - Du lịch cùng những sắc mầu văn hóa các dân tộc - Các ngành nghề truyền thống của địa phương trong thời kì đổi mới

Địa lí địa phương

Đây là phần quan trọng để GDHN cho các em vì phần này đề cập sau đến những kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương nơi các em sinh sống. Phần này sẽ giúp các em có cái nhìn và khả năng đánh giá toàn diện, đúng đắn về hiện trạng kinh tế, cũng như nhu cầu lao động của địa phương. Đặc biệt, một phần yêu cầu của bài là chính các em phải viết báo cáo theo chủ đề. Như vậy, nếu giáo viên biết cách khai thác theo hướng GDHN, có thể giúp các em gắn với mục tiêu, đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, thì không chỉ giúp các em có định hướng nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng mà còn giúp các em biết điều chỉnh tự giác nguyện vọng theo yêu cầu của xã hội, nhiệt huyết với công việc để có năng suất lao động tốt nhất.

Bảo vệ rừng, phát triển rừng và làm giàu từ rừng

Nguồn: Tác giả thiết kế

2.5. Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong giờ nội khóa để hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THPT tỉnh Điện Biên

2.5.1. Các hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp trong giờ nội khóa

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp giờ học nội khóa trên lớp là hình thức dạy học được áp dụng khá phổ biến ở trường THPT nói chung và địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng. Bởi vì, GV có thể khai thác tư liệu về địa lí địa phương (tư liệu hình ảnh, tư liệu viết, video ...) thông qua nhiều nguồn khác nhau để sử dụng như một loại đồ dùng trực quan trong quá trình

dạy học. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp trong giảng dạy trên lớp có thể do GV và HS cùng tham gia. Tuy nhiên, một tiết học chỉ có 45 phút, lượng kiến thức trong SGK nhiều, vì vậy GV phải nghiên cứu kĩ, lựa chọn những tư liệu tiêu biểu nhất, có tác dụng gây hứng thú học tập cho HS và làm rõ kiến thức cơ bản của bài.

Ví dụ: Khi dạy bài 17 “Lao động và việc làm” (lớp 12). Ở mục 3 . Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm, GV đưa ra các bảng số liệu về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta và đặt câu hỏi gợi mở:

- Hãy nêu thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta

- Trình bày phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng.

HS quan sát, kết hợp với kiến thức sách giáo khoa để khai thác sau đó trình bày, nêu đánh giá, nhận xét về bảng số liệu; nghe nhận xét, đánh giá của HS khác và của GV để bổ sung kiến thức.

Sau khi HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại về bảng số liệu

Vận dụng có hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Địa lí 12 THPT.

Dạy học GDHN trong môn Địa lí 12 THPT, GV Địa lí vận dụng: Phương pháp dạy học truyền thống; Vận dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề; Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm; Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án; Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn; Vận dụng kĩ thuật “Mảnh ghép ”; Vận dụng kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học giáo dục hướng nghiệp trong môn Địa lí 12 THPT.

2.5.2. Thiết kế kế hoạch dạy học

BÀI 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM (I). Mục tiêu bài học

(1). Phẩm chất

- Có ý thức học tập tốt để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ; khả năng định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

(2). Năng lực

+ Trình bày được đặc điểm nguồn lao động;

+ Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

+ Phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.

- Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta.

- Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm. - Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm.

- Phát triển năng lực tự học, tính toán, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Qua Dạy Học Địa Lí 12 Ở Tỉnh Điện Biên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)