6. Những đóng góp của đề tài
1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của họcsinh lớp 12 ở tỉnh
Điện Biên
1.2.4.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Lứa tuổi HS THPT, đặc biệt là HS lớp 12 THPT, có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kì phát triển của con người. Trong tâm lý học gọi lứa tuổi này là tuổi đầu thanh niên (Thanh niên học sinh), tuổi chứa đầy nguyện vọng, ước mơ, hoài bão về tương lai. Ở độ tuổi này, hầu hết thanh niên HS đã phát triển hoàn thiện về mọi mặt cả về tâm lý và thể chất.
Sự phát triển mạnh mẽ về mặt cơ thể tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp.. .của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập. Học sinh cuối cấp thường có lòng khao khát mở rộng tri thức, mong muốn hiểu biết, say mê quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập. Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh trong việc lĩnh hội tri thức.
1.2.4.2. Đặc điểm về hoạt động học tập, hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề
Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý thức rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ, ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển.
Thái độ có ý thức của học sinh đối với học tập trở nên rõ rệt hơn, đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Là học sinh 12, cuối bậc trung học phổ thông nên các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định đối với môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này thường liên quan với việc chọn một nghề nhất định của học sinh. Hơn nữa, hứng thú nhận thức của các em mang tính chất rộng rãi, sâu và bền vững hơn. Tuy nhiên cũng không ít các em có nhược điểm là: rất tích cực với các môn học mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn và lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt được điểm trung bình. Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên học sinh trong hoạt động học tập.
Hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách thanh niên mới lớn. Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh thần tập thể, lòng yêu lao động, tôn trọng lao động và thành quả lao động, đặc biệt là nhu cầu và nguyện vọng lao động. Điều quan trọng là, việc chọn nghề đã trở thành công việc khẩn thiết của học sinh lớn.
Tiểu kết chương 1
Việc nghiên cứu những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp trong dạy học địa lí là điều rất cần thiết. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu các nguyên tắc, yêu cầu khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; đồng thời là cơ sở để kiến nghị các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả phương pháp này để phát triển năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và năng lực sáng tạo cho người học.
Đề tài đã nghiên cứu được khung lí luận cơ bản của việc GDHN trong dạy học Địa lí 12 THPT: Các khái niệm cơ bản về Hướng nghiệp, GDHN, Trải nghiệm,...; Mục tiêu, nội dung của môn Địa lí và của GDHN; Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của HS lớp 12 đối với GDHN... làm cơ sở cho chương 2 và chương 3 của đề tài.
Đề tài cũng đã nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu và tiến hành khảo sát về thực trạng GDHN trong môn học, GDHN trong môn Địa lí ở trường THPT. Qua khảo sát và tổng hợp tài liệu, có thể thấy việc GDHN ở trường THPT đạt kết quả chưa cao, rất cần có những nghiên cứu sâu, có khả năng vận dụng trong thực tế cao về vấn đề này, để giúp HS có những lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng và phù hợp với gia đình và xã hội.
Chương 2
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 ĐỂ HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Nguyên tắc, yêu cầu và quy trình của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp môn Địa lí
2.1.1. Nguyên tắc, yêu cầu của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm môn địa lí
- Gắn với các tình huống từ thực tiễn cuộc sống. Học tập trải nghiệm sáng tạo mang ý nghĩa rộng là các tình huống hay bối cảnh có ý nghĩa vận dụng kiến thức vào giải quyết và nó mang ý nghĩa một hoạt động xã hội. Học tập trải nghiệm gắn với các tình huống từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi học sinh phải hòa mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó. Hơn nữa các nội dung học tập trải nghiệm phải mang tính xã hội có nghĩa là nói tới quy mô rộng lớn của học tập trải nghiệm hướng tới. Với mục tiêu đào tạo ra những con người mới, thế hệ mới làm chủ nhân tương lai đất nước thì việc đưa học sinh gần hơn tới thực tế cuộc sống, xã hội sẽ làm nâng cao vốn hiểu biết từ đó có được kĩ năng sống và vốn kiến thức cần thiết.
- Gắn với những vấn đề đặc trưng và cần giải quyết ở Việt Nam và địa phương. chủ đề và nội dung của hoạt động trải nghiệm phải gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương. Cần đảm bảo chủ đề học tập trải nghiệm phải gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương nơi tập thể sinh sống và học tập, hoặc những điểm nổi bật. Như các lĩnh vực: Ngành nghề sản xuất cơ bản đang tồn tại trong xã hội, lĩnh vực phục vụ cộng đồng, lĩnh vực khoa học - công nghệ, lĩnh vực thủ công nghiệp, gia đình…Căn cứ vào đó, giáo viên có thể xây dựng các chương trình học tập trải nghiệm như là: tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của địa phương, tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế ở địa phương, tìm hiểu các vấn đề xã hội nóng trên địa bàn sinh sống…
- Phát huy năng lực, sự chủ động, tích cực của học sinh. Bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là học sinh được tự mình trải nghiệm thực tế, tự vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề và rút ra bài học cho bản thân. Chính vì vậy, trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên chỉ là người hỗ
trợ, hướng dẫn, nâng đỡ học sinh còn sự tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng cao kĩ năng sống lại đòi hỏi ở người học. Đặc biệt với học sinh thì việc khám phá kiến thức thông qua việc học trải nghiệm giống như mở một hộp quà mà chính học sinh là người tự tìm ra nó. Việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế cuộc sống trên chính địa bàn các em sinh sống sẽ tạo ra sự hứng thú của người học, giúp người học dễ dàng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp vào thực tiễn và hiểu biết hơn về địa bàn cư trú. Từ đó, bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương của người học, thôi thúc người học học tập, trải nghiệm để phát huy thế mạnh, đẩy lùi hạn chế của địa phương, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
- Đảm bảo tính vừa sức và bám sát nội dung chương trình phổ thông. trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong dạy học. Giáo viên không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của học sinh. Nội dung kiến thức phải trong khuôn khổ kiến thức học sinh đã được học, những kiến thức liên quan có thể tham khảo và kiến thức trong chương trình sách giáo khoa. Có như vậy mới tạo cho học sinh lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng cao.
- Chọn được nội dung sao cho việc học trải nghiệm góp phần phát triển toàn diện cả năng lực và nhân cách cho học sinh Học sinh chính là chủ thể của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Học sinh phải được trải nghiệm ý nghĩa của bài học, tự xác định cách thức, kết quả, và giải quyết vấn đề. Với phương pháp học này học sinh không còn bị động như lối học truyền thống mà các em trở thành trung tâm, những người chủ động đón nhận, tìm thấy kiến thức dưới sự hướng dẫn tự giáo viên. Việc học này phải xuất phát từ nhu cầu của học sinh trong việc tìm ra giải pháp để giải quyết tình huống học tập và khám phá sâu hơn tình huống đó. Sau quá trình lĩnh hội và tìm hiểu kiến thức học sinh phải tự điều chỉnh lại kiến thức cho bản thân.
- Cân đối giữa chiều sâu kiến thức và bề rộng vận dụng. Quá trình học tập trải nghiệm phải được cân đối giữa chiều sâu kiến thức và bề rộng trong sự liên hệ và vận dụng trong cuộc sống. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trải nghiệm, học sinh sẽ được vận dụng các kiến thức, kĩ năng để học để giải quyết một vấn đề
của cuộc sống. Việc này giúp các em kiểm chứng lại kiến thức lí thuyết, khắc sâu kiến thức. Đồng thời chính mức độ phức tạp, phức hợp (ở một mức độ phù hợp) đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, kinh nghiệm bản thân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Chính điều này tạo ra “chiều sâu” và “bề rộng” của hoạt động. Để đảm báo một bài học đầy đủ chiều sâu và bề rộng là một việc làm khó khăn bởi trong một tiết học thời lượng kiến thực có hạn. Quá trình này đòi hỏi giáo viên phải tận dụng tối đa lợi thế mà học tập trải nghiệm có thể làm được và thiết kế bài học cho tương thích với thời gian và nội dung kiến thức chuyên sâu và có thêm những mở rộng và liện hệ với thực tiễn cuộc sống sẽ làm bài giảng hấp dẫn, phong phú hơn.
2.1.2. Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc thiết kế giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Địa lí 12 THPT dạy học Địa lí 12 THPT
Để việc GDHN trong môn Địa lí 12 đảm bảo đúng mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, nhưng vẫn góp phần nâng cao hiệu quả GDHN cho học sinh THPT, thì khi GDHN trong dạy học Địa lí 12 THPT cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính mục tiêu; Đảm bảo tính hệ thống; Đảm bảo tính thực tiễn.
Việc tổ chức các hoạt động GDHN trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT phải đảm bảo các yêu cầu: Phải phù hợp với cơ sở khoa học của Tâm lí học, Giáo dục học; Phải có tính thực tiễn; Phải phù hợp với cơ sở pháp lí hiện hành; Giáo dục hướng nghiệp phải có hiệu quả.
2.1.3. Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm
Bước 1: GV khảo sát toàn bộ chương trình Địa lí 12 để lựa chọn nội dung thiết kế các hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục hướng nghiệp
Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học giáo dục hướng nghiệp Bước 4: Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
Bước 5: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả các hoạt động học tập Bước 6: Đánh giá quá trình
2.2. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của môn địa lí trong chương trình lớp 12 THPT
2.2.1. Vị trí
Nội dung môn Địa lý lớp 12 kế thừa và phát triển ở mức độ cao hơn các kiến thức đã có trong chương trình môn Địa lí các cấp học dưới. Môn Địa lí lớp 12 tập trung vào nghiên cứu các vấn đề trong học phần địa lý Việt Nam với năm chủ đề lớn, là: I. Địa lí tự nhiên; II. Địa lí dân cư; III. Địa lý các ngành kinh tế; IV. Địa lí các vùng; V. Địa lí địa phương. Các bài học trong SGK tương đối độc lập tương ứng với một tiết học, cũng có những đơn vị kiến thức khó chia tiết thì có thể để trong những bài tiếp theo. Mỗi bài học đều có cả kênh chữ, kênh hình và số liệu minh họa; Có câu hỏi giữa bài và câu hỏi cuối bài. Các chủ đề của chương trình địa lí lớp 12 đều đã được HS nghiên cứu và tìm hiểu trong các chương trình địa lí ở các cấp học dưới. Mặc dù cùng chung một số chủ đề bài học nhưng chương trình địa lí lớp 12 đòi hỏi học sinh ở một mức độ cao hơn. Không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức biết và hiểu, ở lớp 12 học sinh sẽ phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học vào giải quyết các nhiệm vụ và tình huống học tập nhằm tìm ra bản chất của đối tượng nhận thức.
Với chủ đề thứ nhất, Địa lí tự nhiên Việt Nam, học sinh sẽ lần lượt tìm hiểu ba nội dung lớn. Một là, vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. hai là, đặc điểm chung của tự nhiên. Ba là, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Với chủ đề thứ hai, địa lí dân cư Việt Nam, học sinh sẽ lần lượt tìm hiểu ba nội dung lớn. Một là, đặc điểm dân số và phân bố dân cư. Hai là, lao động và việc làm. Ba là, đô thị hóa.
Với chủ đề thứ ba, địa lí các ngành kinh tế Việt Nam, học sinh sẽ lần lượt tìm hiểu bốn nội dung lớn. Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hai là, một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp. Ba là, một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp. Bốn là, một số vấn đề phát triển và phân bố dịch vụ.
Với chủ đề thứ tư, địa lí các vùng ở Việt Nam, học sinh sẽ lần lượt tìm hiểu chín nội dung lớn. Một là, vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Hai là, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng. Ba là, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ. Bốn là, vấn đề phát triển kinh tế - xã
hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Năm là, vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. Sáu là, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ. Bảy là, vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tám là, vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo. Chín là, các vùng kinh tế trọng điểm.
Với chủ đề thứ năm, địa lí địa phương, học sinh tìm hiểu địa lí địa phương theo một trong năm chủ đề chính: Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính; Chủ đề 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Chủ đề 3. Đặc điểm dân cư và lao động; Chủ đề 4. Đặc điểm kinh tế - xã hội; Chủ đề 5. Địa lí một số ngành kinh tế chính.
2.2.2. Mục tiêu
- Học xong chương trình Địa lí 12 (chương trình chuẩn) học sinh đạt được:
Về kiến thức: Hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển KT-XH của Việt Nam; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng.
+ Học sinh tìm hiểu địa lý địa phương theo 5 chủ đề chính
Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính Chủ đề 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Chủ đề 3. Đặc điểm dân cư và lao động Chủ đề 4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Chủ đề 5. Địa lý một số ngành kinh tế chính
Về kĩ năng: Củng cố và phát triển: