Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Qua Dạy Học Địa Lí 12 Ở Tỉnh Điện Biên (Trang 50)

6. Những đóng góp của đề tài

2.1.3. Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm

Bước 1: GV khảo sát toàn bộ chương trình Địa lí 12 để lựa chọn nội dung thiết kế các hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục hướng nghiệp

Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học giáo dục hướng nghiệp Bước 4: Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh

Bước 5: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả các hoạt động học tập Bước 6: Đánh giá quá trình

2.2. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của môn địa lí trong chương trình lớp 12 THPT

2.2.1. Vị trí

Nội dung môn Địa lý lớp 12 kế thừa và phát triển ở mức độ cao hơn các kiến thức đã có trong chương trình môn Địa lí các cấp học dưới. Môn Địa lí lớp 12 tập trung vào nghiên cứu các vấn đề trong học phần địa lý Việt Nam với năm chủ đề lớn, là: I. Địa lí tự nhiên; II. Địa lí dân cư; III. Địa lý các ngành kinh tế; IV. Địa lí các vùng; V. Địa lí địa phương. Các bài học trong SGK tương đối độc lập tương ứng với một tiết học, cũng có những đơn vị kiến thức khó chia tiết thì có thể để trong những bài tiếp theo. Mỗi bài học đều có cả kênh chữ, kênh hình và số liệu minh họa; Có câu hỏi giữa bài và câu hỏi cuối bài. Các chủ đề của chương trình địa lí lớp 12 đều đã được HS nghiên cứu và tìm hiểu trong các chương trình địa lí ở các cấp học dưới. Mặc dù cùng chung một số chủ đề bài học nhưng chương trình địa lí lớp 12 đòi hỏi học sinh ở một mức độ cao hơn. Không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức biết và hiểu, ở lớp 12 học sinh sẽ phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học vào giải quyết các nhiệm vụ và tình huống học tập nhằm tìm ra bản chất của đối tượng nhận thức.

Với chủ đề thứ nhất, Địa lí tự nhiên Việt Nam, học sinh sẽ lần lượt tìm hiểu ba nội dung lớn. Một là, vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. hai là, đặc điểm chung của tự nhiên. Ba là, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Với chủ đề thứ hai, địa lí dân cư Việt Nam, học sinh sẽ lần lượt tìm hiểu ba nội dung lớn. Một là, đặc điểm dân số và phân bố dân cư. Hai là, lao động và việc làm. Ba là, đô thị hóa.

Với chủ đề thứ ba, địa lí các ngành kinh tế Việt Nam, học sinh sẽ lần lượt tìm hiểu bốn nội dung lớn. Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hai là, một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp. Ba là, một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp. Bốn là, một số vấn đề phát triển và phân bố dịch vụ.

Với chủ đề thứ tư, địa lí các vùng ở Việt Nam, học sinh sẽ lần lượt tìm hiểu chín nội dung lớn. Một là, vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Hai là, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng. Ba là, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ. Bốn là, vấn đề phát triển kinh tế - xã

hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Năm là, vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. Sáu là, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ. Bảy là, vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tám là, vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo. Chín là, các vùng kinh tế trọng điểm.

Với chủ đề thứ năm, địa lí địa phương, học sinh tìm hiểu địa lí địa phương theo một trong năm chủ đề chính: Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính; Chủ đề 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Chủ đề 3. Đặc điểm dân cư và lao động; Chủ đề 4. Đặc điểm kinh tế - xã hội; Chủ đề 5. Địa lí một số ngành kinh tế chính.

2.2.2. Mục tiêu

- Học xong chương trình Địa lí 12 (chương trình chuẩn) học sinh đạt được:

Về kiến thức: Hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển KT-XH của Việt Nam; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng.

+ Học sinh tìm hiểu địa lý địa phương theo 5 chủ đề chính

Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính Chủ đề 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Chủ đề 3. Đặc điểm dân cư và lao động Chủ đề 4. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Chủ đề 5. Địa lý một số ngành kinh tế chính

Về kĩ năng: Củng cố và phát triển:

- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê...

- Kĩ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí; trình bày các thông tin địa lí về một số

- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả nămg của học sinh.

Về thái độ, hành vi

- Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các

sự vật, hiện tượng địa lí.

- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước; sẵn sàng

tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.

- Định hướng phát triển năng lực (Tìm tên chính xác các năng lực chung + năng lực chuyên biệt của môn Địa lý theo chương trình mới).

2.2.3. Nội dung cơ bản của Địa lí Việt Nam trong chương trình lớp 12

Chương trình địa lí lớp 12 có thời lượng 52 tiết/37 tuần học. Trong đó, học kì I bao gồm 19 tuần (18 tiết); học kì II gồm 18 tuần (34 tiết). Phân phối chương trình địa lí lớp 12 [Xem phụ lục].

Chương trình Địa lí lớp 12 dành thời lượng hai tiết cho học phần Địa lí địa phương. Với thời lượng này cộng thêm sự linh hoạt của giáo viên trong quá trình dạy học, giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong học phần này.

2.3. Xác định nội dung chương trình môn địa lí lớp 12 có thể thiết kế các hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Chương trình Địa lí lớp 12 THPT hiện hành thì hầu hết các bài đều có thể khai thác giảng dạy nội dung của GDHN, cụ thể:

Bài mở đầu: Giúp HS biết được công cuộc Đổi mới ở nước ta là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội; một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới; biết bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta. Với quá trình tìm hiểu về con đường phát triển kinh tế - xã hội của nước mình trong thời gian qua, xu thế hội nhập cùng hàng loạt những thử thách gay gắt sẽ giúp cho HS có ý thức trách nhiệm trong việc làm cho đất nước giàu mạnh - đây cũng là nhiệm vụ của các em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, qua bài học này, dù GV Địa lí chỉ giảng dạy kiến thức Địa lí thông thường thì HS cũng có được

rất nhiều kiến thức của GDHN. Vì vậy, nếu người GV khéo léo dẫn dắt và chốt kiến thức Địa lí, đồng thời liên hệ với kiến thức hướng nghiệp thì HS sẽ thấy được bức tranh tổng thể về thế giới nghề nghiệp, thấy được sự phát triển kinh tế chung của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Qua đó HS cũng có thêm nhiều kiến thức cho giai đoạn định hướng nghề nghiệp của mình.

Phần I: Địa lí tự nhiên: HS biết được vị trí, phạm vi, giới hạn lãnh thổ Việt Nam, phân tích được ảnh hưởng của nó đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; hiểu được đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam, qua đó sẽ thấy được những tác động tích cực, tác động tiêu cực đối với kinh tế - xã hội, có những nhận định đúng, thức đúng trong việc bảo vệ tự nhiên, phát triển kinh tế. HS sẽ có ý thức đúng trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của đất nước, biết các chiến lược, chính sách và tài nguyên và môi trường của Việt Nam, đó cũng là điều kiện lao động của nghề mà các em lựa chọn, của vùng các em sinh sống. Đối với các bài của phần Địa lí tự nhiên này, GV Địa lí khi dạy tích hợp GDHN có thể khai thác rất nhiều các kiến thức về nghề nghiệp cho các em; để các em hiểu được điều kiện phát triển các nghề; từ đó biết và hiểu được các ngành kinh tế nào thuận lợi để phát triển; đồng thời cũng biết được tình cảm, sở thích của mình đối với tự nhiên, đối các lĩnh vực kinh tế thuận lợi hay không thuận lợi để phát triển;... hiểu được gốc rễ sự phát triển của từng ngành qua các điều kiện để ngành phát triển,... và đây cũng là giai đoạn giúp các em định hướng nghề, tìm hiểu bản thân.

Phần II: Địa lí dân cư: Qua phần này, HS có thêm rất nhiều kiến thức về GDHN vì các em sẽ được tìm hiểu các đặc điểm dân số, nguồn lao động, việc sử dụng lao động của nước ta. Các em cũng được phân tích vấn đề việc làm hiện nay và hướng giải quyết. Vì vậy, qua phần này, GV Địa lí sẽ giúp các em nhận thức đúng đắn về vấn đề nguồn lao động và nhu cầu việc làm của đất nước, của địa phương. Sự hiểu biết về thực trạng nhu cầu nghề hiện nay sẽ là cơ sở cho ý thức lựa chọn nghề của các em sau này.

Phần III: Địa lí kinh tế: Phần này gồm Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế.

+ Địa lí các ngành kinh tế: HS biết được đặc điểm thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước; đặc điểm từng ngành kinh tế: Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ. Khi truyền tải cho HS những hiểu biết này, người giáo viên đã là những người GDHN khi cho HS thấy trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay chúng ta đang cần đội ngũ lao động trong các ngành nghề ở mức độ nào, các em cũng hiểu được xu thế phát triển nghề với các yếu tố đặt ra cho người lao động. Sau khi làm quen với một số ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, các em s ẽ có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn hơn.

+ Địa lí các vùng kinh tế: Qua phần này, HS hiểu được các thế mạnh và các hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật của từng vùng kinh tế ở Việt Nam; các chính sách và hướng phát triển của vùng cũng được nói đến rất cụ thể. Để phát triển kinh tế cần phát huy các thế mạnh; khắc phục các hạn chế và vấn đề cần đặt ra cho từng vùng. Các giải pháp cho khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, giải pháp cho phát triển trong tương lai của từng vùng giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về điều kiện phát triển, xu thế phát triển của vùng mà địa phương các em trực thuộc. Qua đó, các em cũng thấy được vai trò, giá trị của lao động trong mọi ngành nghề và xác định được nhiệm vụ và vinh dự khi làm nghề mà mình lựa chọn. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong quá trình định hướng phát triển nghề và thái độ của các em với nghề.

Phần IV: Địa lí địa phương: Đây là phần quan trọng để GDHN cho các em vì phần này đề cập sau đến những kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương nơi các em sinh sống. Phần này sẽ giúp các em có cái nhìn và khả năng đánh giá toàn diện, đúng đắn về hiện trạng kinh tế, cũng như nhu cầu lao động của địa phương. Đặc biệt, một phần yêu cầu của bài là chính các em phải viết báo cáo theo chủ đề. Như vậy, nếu giáo viên biết cách khai thác theo hướng GDHN, có thể giúp các em gắn với mục tiêu, đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, thì không chỉ giúp các em có định hướng nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng mà còn giúp các em biết điều chỉnh tự giác nguyện vọng theo yêu cầu của xã hội, nhiệt huyết với công việc để có năng suất lao động tốt nhất.

2.4. Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp cho học sinh trong chương trình Địa lí 12

Trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường giúp học sinh hình thành các phẩm chất quan trọng và năng lực cốt lõi. Vì vậy việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học qua trải nghiệm hướng nghiệp trong chương trình địa lí nói riêng và chương trình giáo dục phổ thông nói chung là rất quan trọng.

Bảng 2.1. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp cho học sinh trong chương trình địa lí 12 Tên chủ

đề

Nội dung giáo dục hướng nghiệp Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm Tên hoạt động trải nghiệm Đất nước nhiều đồi núi

Qua bài này HS sẽ có ý thức đúng trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của đất nước, đó cũng là điều kiện lao động của nghề mà các em lựa chọn, của vùng các em sinh sống. GV Địa lí khi dạy TNHN có thể khai thác rất nhiều các kiến thức về nghề nghiệp cho các em; để các em hiểu được điều kiện phát triển các nghề; từ đó biết và hiểu được các ngành kinh tế nào thuận lợi để phát triển; đồng thời cũng biết được tình cảm, sở thích của mình đối với tự nhiên, đối các lĩnh vực kinh tế thuận lợi hay không thuận lợi để phát triển;... hiểu được gốc rễ sự phát triển của từng ngành qua các điều kiện để ngành phát triển,... và đây cũng là giai đoạn giúp các em Định hướng nghề, tìm hiểu bản thân. Tổ chức các trò chơi, đóng kịch Làm mô hình Mô hình kinh tế khu vực miền núi: truyền thống và hiện đại

Lao động và việc làm

Qua phần này, HS có thêm rất nhiều kiến thức về GDHN vì các em sẽ được tìm hiểu các đặc điểm dân số, nguồn lao động, việc sử dụng lao động của nước ta. Các em cũng được phân tích vấn đề việc làm hiện nay và hướng giải quyết. Vì vậy, qua phần này, GV Địa lí sẽ giúp các em nhận thức đúng đắn về vấn đề nguồn lao động và nhu cầu việc làm của đất nước, của địa phương. Sự hiểu biết về thực trạng nhu cầu nghề hiện nay sẽ là cơ sở cho ý thức lựa chọn nghề của các em sau này.

Đóng kịch Phân vai Ước mơ và tương lai của bạn Vấn đề phát triển và phân bố NN

HS biết được đặc điểm thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước; đặc điểm ngành Nông nghiệp; mô hình kinh tế trang trại

Tham quan tìm hiểu thực tế Hoạt động giao lưu Nhà nông với kĩ sư nông nghiệp Vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

HS biết được đặc điểm thực trạng phát triển Công nghiệp tại địa phương. Các ngành nghề sản xuất công nghiệp tại địa phương. Khi truyền tải cho HS những hiểu biết này, người giáo viên đã là những người GDHN khi cho HS thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Qua Dạy Học Địa Lí 12 Ở Tỉnh Điện Biên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)