Đặc điểm, khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng công tác quản lý, sử dụng tài nguyên vùng bờ tỉnh quảng ninh và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng theo định hướng quản lý tổng hợp vùng đới bờ​ (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm, khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, là một trung tâm kinh tế quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, đồng thời giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh của cả nước. Những đặc điểm riêng độc đáo và phong phú về địa lý, môi trường, tài nguyên vùng bờ là những thế mạnh tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững của tỉnh. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới; Vườn Quốc gia Bái Tử Long (được công nhận là vườn Di sản ASEAN năm 2017). Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển, có chiều dài đường ven biển lớn nhất 250 km với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1.000 đảo đã có tên; có ngư trường rộng lớn trên 6.100 km², là nơi sinh sống của nguồn lợi thủy sản và nhiều loài sinh vật biển quý hiếm. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa, nhất là ở thành phố

Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng.

Quảng Ninh có tất cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có bốn con sông lớn là hạ lưu sông Hồng -Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh, các nhánh đa số đều vuông góc với đoạn sông chính. Tuy nhiên, hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn, khả năng điều tiết nước yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.

Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính, trong đó 9/13 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp biển, 4 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng Cái), 2 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều) và 7 huyện trực thuộc, trong đó có 177 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 68 phường, 8 thị trấn và 101 xã. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến nay đạt trên 64% và là 1 trong 3 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (sau Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương).

Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt 1.320.324 người, mật độ dân số đạt 198 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 845.805 người, chiếm 64,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 474.519 người, chiếm 35,9% dân số. Dân số nam đạt 671.522 người, trong khi đó nữ đạt 648.802 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,42 ‰

Dân cư Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở 4 thành phố và 2 thị xã, là các trung tâm của ngành công nghiệp khai thác than, du lịch và cửa khẩu của Việt Nam, 7 huyện còn lại dân cư tương đối thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề nông.

Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa

phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ.

Bảng 1.1. Một số chỉ số quan trọng của tỉnh

Diện tích đất (km2) 6.178,2

Diện tích vùng thực hiện nghiên cứu (km2) 6.178,2 (100%)

Chiều dài đường bờ (km) 250

Số quận/huyện 13

Số lượng quận/huyện có bờ biển 9 (03 thành phố và 05 huyện và 01 thị xã)

Vịnh 02 (vịnh Hạ Long, vịnh Bái

Tử Long)

Các sông chính Ba Chẽ, Tiên Yên, Phố Cũ

Cầm, Tràng Vinh, Hà Cối, Đầm Hà, Đồng Cái Xương, Hà Thanh, Đồng Mỏ, Mông Dương, Diễn Vọng, Man, Trới, Míp Dân số (nghìn người) 2010: 1.158,8 2015: 1.235,5 2016: 1.245,2 2017: 1.258,1 2018: 1.280,6 2019: 1.324,6 Tỷ lệ tăng dân số hằng năm (%) 2010: 1,1

2015: 1,4 2016: 0,8 2017: 1,0 2018: 1,8 GRDP thực tế (tỷ đồng)/ GRDP đầu người (nghìn đồng) 2015: 113.908/84.579 2016: 127.229/100.900 2017: 143.068/111.320 2018: 166.271/126.290 2019: 189.773/140.100 Đóng góp GRDP (tỷ đồng)/ Đóng góp GRDP (%) của ngành

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

2015: 8.742/7,67 2016: 9.309/7,32 2017: 9.786/6,84 2018: 10.691/6,43 2019:11.582/6,10 Đóng góp GRDP (tỷ đồng)/ Đóng góp GRDP (%) của ngành 2015: 56.049/49,21

Công nghiệp và Xây dựng 2016: 62.324/49 2017: 68.553/47,92 2018: 80.202/48,24 2019:92.932/48,97 Đóng góp GRDP (tỷ đồng)/ Đóng góp GRDP (%) của ngành Dịch vụ 2015: 34.548/30,33 2016: 39.653/31,17 2017: 45.431/31,75 2018: 19.299/31,72 2019: 60.306/31,78 Đóng góp GRDP (tỷ đồng)/ Đóng góp GRDP (%) của ngành Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2015: 14.569/12,79 2016: 15.922/12,51 2017: 19.299/13,49 2018: 22.631/13,61 2019:24.593/13,15 Lực lượng lao động (nghìn người)/tỷ lệ lao động (%) 2010: 670,1/55,4

2015: 723,2/57,9 2016: 733,5/57,0 2017: 745,0/57,2 2018: 754,1/57,1

[Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2010-2019]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng công tác quản lý, sử dụng tài nguyên vùng bờ tỉnh quảng ninh và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng theo định hướng quản lý tổng hợp vùng đới bờ​ (Trang 29 - 32)