CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.4 Phương pháp kế thừa:
Phương pháp này là phương pháp kế thừa có chọn lọc tài liệu, số liệu, các văn bản, báo cáo khoa học, các số liệu thống kê, báo cáo đã công bố của địa phương về vấn đề nghiên cứu. Các nguồn tài liệu cấp quốc gia đã tham khảo là chiến lược, kế hoạch và mô hình QLTHVB. Các đề tài cấp nhà nước và dự án hợp tác quốc tế về QLTHVB và các tài liệu liên quan. Các quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển KT-XH, chiến lược phát triển kinh tế ven biển và các chính sách khác liên quan đến quản lý vùng bờ ở tỉnh Quảng Ninh. Các tài liệu
lưu trữ của các đơn vị chức năng và các công bố khoa học liên quan như sách, bài báo về QLTHVB trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, sử dụng một số loại tài nguyên vùng bờ tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Hiện trạng tài nguyên vùng bờ tỉnh Quảng Ninh
3.1.1.1. Tài nguyên sinh vật.
Dải ven biển và biển đảo tỉnh Quảng Ninh có các hệ sinh thái rất đa dạng, tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới có gió mùa đông lạnh. Đây cũng là một trong những lợi thế quan trọng, vừa có vai trò bảo tồn thiên nhiên vừa có ý nghĩa lớn về kinh tế, nhất là đối với phát triển du lịch.
- Hệ sinh thái vùng triều: Vùng ven biển và biển đảo có thủy triều rất đa dạng với chế độ và các đặc trưng thủy triều ở mỗi khu vực rất khác nhau tạo ra một vùng ngập triều rộng lớn với các hệ sinh thái đa dạng. Vùng triều bao gồm 4 kiểu hệ sinh thái chính: bãi triều lầy, bãi triều cát, bãi triều rạn đá và bãi triều trong các vùng ven bờ và ven các đảo. Quy mô của các hệ sinh thái này cũng rất khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa chất, địa hình bờ biển của từng khu vực. Nguồn lợi hải sản của hệ sinh thái vùng triều rất phong phú và đa dạng gồm hơn 50 bãi đặc sản với trữ lượng từ vài trăm đến hàng nghìn tấn. Vùng triều Quảng Ninh là nơi tập trung nhiều bãi đặc sản nhất (37 bãi) với các loại chính là Sá Sùng, Sò huyết, Ngao, Ngán, Sò lông, Hầu sông, Phi, Điệp, Hải Sâm, Tu hài, Vẹm… Ngoài chức năng cung cấp nguồn lợi trực tiếp, hệ sinh thái vùng triều còn là môi trường rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Nếu biết sử dụng hợp lý nó sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn và lâu dài cho khu vực.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn phát triển ở mức độ vừa phải, trong đó tập trung nhất là ở khu vực cửa sông Bạch Đằng (Quảng Yên). So với rừng ngập mặn ở Nam Bộ, hệ động thực vật của rừng ngập mặn thuộc ven biển Quảng Ninh nghèo nàn hơn nhiều. Về thực vật hiện mới phát hiện gần 40
loài, (chủ yếu là các loại mắm quăn, trang, su, vẹt dù và bần…) trong đó có một số loài đặc hữu như Chọ, Hệp Hải Nam… Hệ động vật gồm các loài chim thú, bò sát và nhiều loại thủy sản khác.
Nhìn chung, rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái có đa dạng sinh học và năng suất sinh học rất cao (riêng loài đước có sinh khối đạt trung bình 263 tấn/ha) nên được coi là “bức tường tự nhiên” để bảo vệ, chống xói lở bờ biển. Ngoài các giá trị về kinh tế, rừng ngập mặn trong khu vực còn giữ vai trò hết sức to lớn trong việc bảo vệ và điều tiết môi trường, phòng hộ ven biển, bảo vệ đất mới bồi còn non yếu, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài thủy hải sản có giá trị, đảm bảo duy trì sự phong phú và đa dạng của nguồn lợi Vịnh Bắc Bộ.
- Hệ sinh thái rạn san hô: So với các vùng ven biển khác, nhất là ven biển miền Trung thì vùng biển thuộc ven biển Quảng Ninh ít thuận lợi hơn cho san hô phát triển nên diện tích không nhiều. San hô phân bố chủ yếu ở tuyến ngoài các đảo ở Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long… Nhìn chung các rạn san hô ở đây thuộc loại “viền bờ”, vừa ngắn, vừa hẹp và chỉ phân bố đến độ sâu tối đa là 15m, phổ biến là khu vực từ 5 - 7 m, ít bị ảnh hưởng của nước ngọt và phù sa sông. Độ phủ san hô trong khu vực phổ biến là trên 30 và dưới 70%.
- Hệ sinh thái đảo: Với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, đây là hệ sinh thái rất đặc thù và là điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình kinh tế đảo theo hướng phát triển hậu cần nghề cá, dịch vụ biển, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và nhất là phát triển du lịch sinh thái biển - đảo… Ngoài các đảo đá vôi với những hang động kỳ thú ở Vịnh Hạ Long, các đảo khác trong khu vực có đa dạng sinh học cao, phong phú về kiểu loại và tiềm năng sử dụng, trong đó có nhiều đảo đẹp và đủ lớn để phát triển du lịch, dịch vụ biển như Cô Tô, Quan Lạn, Trà Bản,… Các giá trị cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, môi trường trong sạch, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với tính đa dạng sinh học cao và các bãi tắm nhỏ nhưng rất đẹp trên các đảo… là những điều kiện rất thích hợp để phát triển nhiều loại du lịch sinh thái biển - đảo cao cấp và hấp dẫn.
Ngoài ra, một số đảo nằm gần các ngư trường khai thác chính như Cô Tô… là điều kiện thuận lợi để xây dựng thành các căn cứ hậu cần nghề cá phục vụ phát triển khai thác hải sản trong khu vực.
3.1.1.2. Tài nguyên phi sinh vật.
a. Tài nguyên đất và đất ngập nước:
Nhiều năm qua, cơ cấu sử dụng đất ven biển đã được hình thành trên nền tảng một nền kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo. Hiện nay quá trình lấn biển đã và đang xẩy ra rất mạnh trên địa bàn tỉnh. San lấp các diện tích bãi triều ...để phát triển đô thị. Kết quả là hàng chục nghìn ha rừng ngập mặn bị tàn phá để khai hoang trồng lúa cho năng xuất thấp do nhiễm phèn và thiếu nước thau chua rửa mặn. Diện tích rừng ngập mặn (RNM) của tỉnh Quảng Ninh giảm từ 20.346,3 ha (giai đoạn trước năm 2011) xuống còn 19.372,57 ha (năm 2019).
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, cơ cấu sử dụng đất và đất ngập nước ven biển có những thay đổi sâu sắc do nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông - cảng, chôn lấp xử lý rác thải và đô thị hoá, v.v. cùng với quá trình san lấp mặt bằng lấn biển, sử dụng không gian biển. Diện tích các vùng san lấp biển có xu thế tăng mạnh sau năm 2000, Sự gia tăng diện tích san lấp biển liên quan trực tiếp đến sự suy thoái của các hệ sinh thái biển như RNM, bãi triều và đáy biển bùn cát. Khu vực san lấp mặt bằng hầu hết ở vùng Đồ Sơn - cửa sông Ka Long, với diện tích lên đến 3 100 ha. (T.Đ. Lân và nnk, 2010). Quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương phần nhiều đã được xây dựng cho đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 và liên tục được bổ sung điều chỉnh.
Vấn đề sử dụng tài nguyên đất dường như chưa có chiến lược và định hướng, mục đích thích hợp, phần nhiều tập trung sát bờ biển và hiệu quả chưa cao. Cũng từ đó, đã nảy sinh những mẫu thuẫn lợi ích sử dụng tài nguyên đất, đôi khi rất gay gắt. Quyền sử dụng đất và mặt biển vẫn chưa có những quy định pháp luật phù hợp và chặt chẽ. Vấn đề sử dụng đất các đảo không người ven bờ
Quảng Ninh vẫn chưa có định hướng thích hợp. Đất bị mất do xói lở bờ biển vẫn chưa có giải pháp ngăn chăn hiệu quả.
Theo kiểm kê của Trần Đình Lân và đồng nghiệp năm 2010, Bãi cỏ nước diện tích nhỏ nhất, chỉ 924 ha, phân bố ở Quảng Ninh. RNM diện tích 293 845 ha phân bố rộng kéo dài từ Móng Cái đến Mũi Lạy, chủ yếu tại các vùng cửa sông lớn Bắc Bộ. Bãi triều cao khoảng 3 260 ha, tập trung tại Tiên Yên - Hà Cối. Bãi triều thấp khoảng 56 854 ha, chủ yếu tại các vùng cửa sông từ Móng Cái đến Mũi Lạy. Bờ đá gốc khoảng 1 162 ha, phân bố chủ yếu ven các đảo ven bờ ở Vịnh Bái Tử Long, Hạ Long. Bãi cát biển 6 637 ha, chủ yếu ven các đảo ở vịnh Bái Tử Long, Hạ Long. Rạn san hô khoảng 2 100 ha. Cỏ biển khoảng 2 972 ha. Đầm nuôi thủy sản phân bố tập trung tại các vùng cửa sông lớn như Ka Long, Tiên Yên, Cửa Lục, Bạch Đằng, v.v. với diện tích đến 51 748.
Cơ cấu tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) liên tục thay đổi hàng năm do các quá trình bồi tụ, xói lở, khai thác sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng. Về khả năng gia tăng, quĩ đất ngập nước thay đổi do chính sách khai hoang lấn biển. Một số nơi khác cũng có bồi tụ gia tăng quỹ đất nhưng không lớn.
b. Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước vô cùng quan trọng đối với phát triển KT-XH vùng ven biển (VBB) và hải đảo. Tài nguyên nước ngọt khu vực khá da dạng và phong phú, nhưng phân bố không đều theo không gian, thời gian nên phát sinh thiếu - thừa cục bộ theo thời khoảng trong năm gây hạn - lụt. Nguồn nước sinh hoạt và sản xuất là vấn đề khó khăn lớn. Việc sử dụng tài nguyên nước vẫn chưa có những chiến lược và kế hoạch khả thi để phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế bền vững. Tình trạng thiếu nước và hoặc thiếu nước sạch vẫn rất phổ biến và nghiêm trọng ở các địa phương ven biển và các đảo. Nguồn nước nhiều nơi bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn gây lo ngại cho sức khoẻ cộng đồng. Chưa có các quyết sách để gải quyết bài toán cân bằng nước thừa thiếu theo mùa và theo không gian để góp phần giảm thiểu thiên tai hạn hán - ngập lụt. Việc sử dụng nguồn nước lãng phí, nhiễm bẩn và nhiễm mặn, nhất là nguy cơ dâng cao mực nước
biển đe doạ suy giảm nguồn nước nghiêm trọng. Sử dụng hợp lý và đa lợi ích các nguồn tài nguyên nước là bài toán quan trọng của QLTH dải ven biển Tây Vịnh Bắc Bộ.
Nước ngầm trong các tầng đá gốc hạn chế và chưa phát hiện nơi có quy mô lớn và tập trung, ví dụ khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả trữ lượng cũng chỉ đạt 71 000 m3/ngày. Tuy nhiên, nhiều nơi nước ngầm có chất lượng tốt, sử dụng cho công nghiệp thực phẩm. Nước ngầm tầng nông trong trầm tích Đệ tứ có trữ lượng đáng kể, nhưng chất lượng kém và dễ bị nhiễm mặn.
Nước khoáng tại một số điểm có giá trị, ví dụ nước khoáng Quang Hanh (Cẩm Phả) hiện có 15 lỗ khoan thăm dò và tính sơ bộ trữ lượng là 1 004 m3/ngày. Nước khoáng Cát Bà ở suối Xuân Đám 380C chảy quanh năm, dùng để uống, có tác dụng giải khát và phòng và chữa một số bệnh như tuần hoàn, tiêu hoá, phụ khoa và hô hấp. Nước khoáng Tiên Lãng có nguồn khoan tự chảy, nóng tới 580C, dùng phòng, chữa bệnh bằng tắm phun sương, tắm ngâm, xông hít và còn dùng xử lý ngâm giống lúa chống được bệnh đạo ôn, khô vằn và bệnh voi.
Nước ven bờ vùng có tiềm năng lớn cho du lịch, giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Vùng ven bờ Trà Cổ - Cát Bà thường trong và độ mặn cao rất thích hợp cho du lịch, giao thông và nuôi nước mặn. Nước vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng ở mức mặn - lợ và không quá đục, thích hợp cho nuôi thuỷ sản mặn - lợ và giao thông thuỷ.
c. Tài nguyên khoáng sản:
Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là than, vật liệu xây dựng và nước khoáng. Quảng Ninh có trữ lượng than tới 6,28 tỷ tấn, là nguồn cung cấp khoảng 90% lượng than khai thác của cả nước. Trong phạm vi Tỉnh, đã ghi nhận được 243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản thuộc các nhóm: Khoáng sản cháy; Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Khoáng chất công nghiệp; Khoáng sản vật liệu xây dựng...
Than: than khai thác tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lượng than cả nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là antraxit với hàm lượng các-bon cao. Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 6,28 tỷ tấn, trải dài trên diện tích khoảng 1.000 km2 từ Đông Triều đến Cẩm Phả (130 km chiều dài và 6 -10 km chiều rộng).
Khoáng sản phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có nhiều đá vôi, đất sét và cao lanh. Các khoáng sản này là tài nguyên quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh.
Nước khoáng: các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lặc (Tiên Yên) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khoáng uống. Ngoài ra, còn có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khoáng cao, có tác dụng trị liệu và phục vụ du lịch.
Các khoáng sản khác: ngoài ra, Quảng Ninh còn có trữ lượng nhỏ in- menit ở Móng Cái; sắt ở Hoành Bồ và Vân Đồn; phốt-pho ở Hoành Bồ và Đông Triều; vàng ở Tiên Yên và Hải Hà, antimon ở Cẩm Phả và Hải Hà...
Khai thác và sử dụng khoáng sản đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế Quảng Ninh, chủ yếu là than đá, vật liệu xây dựng và gần đây là khoáng sản kim loại như sắt, sa khoáng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng để lại những vấn đề nhức nhối về môi trường. Khai thác than Quảng Ninh gây ô nhiễm bụi không khí, nước và trầm tích đáy vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, để lại những bãi thải khổng lồ chưa có cách xử lý, trong khi hiện nay bài toán nhập khẩu than đã được đặt ra. Khai thác sa khoáng và vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, đá vôi, cát sỏi bãi biển, lòng sông gây nguy cơ xói lờ bở sông, bờ biển, biến dạng cảnh quan thiên nhiên, gây ô nhiễm đục, làm mất nơi sinh cư của sinh vật, v.v. Nếu đặt ra vấn đề khai thác than nâu đồng bằng sông Hồng, khu vực ven biển có thể phải đối mặt với những thảm hoạ môi trường và sinh thái chưa thể lường hết được như nhiễm phèn trên quy mô lớn cho vùng đất nông nghiệp, sụt lún trên quy mô rộng còn nguy hiểm và hiện thực hơn những kịch bản bi quan nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực biển.
3.1.1.3. Nguồn năng lượng biển
Ven bờ Quảng Ninh có tiềm năng phát triển nguồn năng lượng biển khá đa dạng, đến nay cơ bản chưa được sử dụng do các vấn đề công nghệ và giá thành. Tuy nhiên, trong tương lai, chúng có thể có vai trò quan trọng vì đó là các nguồn năng lượng sạch không tiêu hao hoặc tiêu hao nhưng có khả năng tái tạo. Năng lượng loại này có thể thích hợp với các vùng hải đảo, vùng ven bờ hẻo lánh. Năng lượng bức xạ nhiệt trên thực tế đã được sử dụng, nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu làm nguồn pin phát điện. Năng lượng gió có thể phát triển ở một số đảo và ven bờ Bắc Trung Bộ. Năng lượng sóng biển ít tiềm năng do dộ cao sóng bình thường không lớn và tần xuất lặng sóng cao. Năng lượng thuỷ triều có tiềm năng hơn cả nhờ chế độ nhật triều biên độ lớn ở Vịnh Bắc Bộ. Năng lượng sinh khối cũng có triển vọng với việc nuôi trồng một số loài thực vật thuỷ sinh có năng xuất cao.
3.1.1.4. Tài nguyên du lịch.
Vành đai kinh tế ven biển là khu vực có tài nguyên hết sức phong phú và đặc sắc, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đặc biệt khu vực ven biển và biển đảo nằm cách thủ đô Hà Nội không xa, giáp với