Những thành tựu kinh tế-xã hội do lợi thế từ biển mang lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng công tác quản lý, sử dụng tài nguyên vùng bờ tỉnh quảng ninh và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng theo định hướng quản lý tổng hợp vùng đới bờ​ (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu

1.3.2 Những thành tựu kinh tế-xã hội do lợi thế từ biển mang lại

Triển khai Nghị quyết, chương trình hành động, Quy hoạch chiến lược; Sau gần 10 năm triển khai kinh tế biển, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả tích cực: Cơ cấu kinh tế chuyến dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ: Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 39,3% năm 2010 lên 41,2% năm 2017; Công nghiệp giảm từ 53,4% năm 2017 xuống 52,1% năm 2017; Nông nghiệp giảm từ 7,3% xuống còn 6,7% năm 2017. Kinh tế ven biển và biển đảo tiếp tục phát triển theo hướng đa ngành lĩnh vực, quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

* Kinh tế hàng hải:

Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua các cảng biển của tỉnh Quảng Ninh diễn ra sôi động. Năm 2017, kim ngạch XNK qua địa bàn tỉnh đạt 10,1 tỷ USD, thu nộp NSNN qua các cảng biển đạt 10.300 tỷ đồng. Kết quả từ 01/01/2018 đến hết ngày 15/05/2018, kim ngạch XNK qua địa bàn tỉnh đạt 4.307,8 triệu USD, số thu nộp NSNN qua các cảng biển đạt 3.085,4 tỷ

đồng.Kinh tế hàng hải Quảng Ninh đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển và vận tải biển, khối lượng hàng hoá thông qua cảng tăng dần qua các năm. Doanh thu dịch vụ tăng, các dịch vụ sau cảng cũng từng bước được mở rộng như: Hệ thống kho bãi, các dịch vụ xếp dỡ, vận tải, cung ứng và đại lý hàng hải... góp phần tăng doanh thu ngành kinh tế cảng biển;

* Khai thác và chế biến hải sản:

- Về khai thác hải sản: Sản lượng khai thác sản tăng qua từng năm, hiện tại, tổng sản lượng thủy sản đạt 117.114 tấn, trong đó khai thác đạt 62.870 tấn đạt 107% kế hoạch, sản lượng nuôi trồng đạt 54.245 tấn đạt 104,3% so với kế hoạch đặt ra. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 8.413 tàu cá, trong đó số tàu công suất 90 CV trở lên hiện có 599 tàu. Đến năm 2020, tỉnh điều chỉnh cơ cấu tàu cá theo hướng giảm tàu cá có công suất nhỏ hoạt động tại vùng biển ven bờ, tăng số lượng tàu cá có công suất lớn hoạt động vùng biển xa bờ.

- Về chế biến hải sản: Các nhà máy chế biển thủy sản có tổng công suất chế biến của các cơ sở đạt khoảng 7.500 tấn/năm; sản phẩm chế biến chủ yếu là hàng đông lạnh (60%); thủy sản khô (20%); nhóm các sản phẩm tươi sống (20%). Các cơ sở chế biến khác hoạt động theo mô hình kinh tế hộ gia đình, sản xuất theo mùa vụ, thiếu kiểm soát về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.

* Phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo:

Du lịch biển đảo Quảng Ninh đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, có sức hút lớn với du khách trong và ngoài nước. Trong tổng số gần 10 triệu lượt khách du lịch đến Quảng Ninh có khoảng 70% khách du lịch đã tham gia các tour tuyến biển đảo. Quảng Ninh đã và đang mở rộng phát triển và hình thành các sản phẩm du lịch mới ra các tuyến đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Vịnh Bái Tử Long, Cái Chiên. Trong đó ưu tiên xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch và dịch vụ biển cao cấp, độc đáo,

chất lượng cao có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, với ý tưởng mang tính đột phá, tạo ra một khu du lịch biển “Mới lạ và Sang trọng” tại Hạ Long và Vân Đồn gắn với việc đầu tư xây dựng sân bay, hệ thống cảng tàu, các khu du lịch giải trí phức hợp có casino... sẽ góp phần đưa du lịch Quảng Ninh nói chung, du lịch biển nói riêng thực sự trở thành một điểm đến có đẳng cấp trong khu vực và quốc tế.

* Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển:

- Khu kinh tế Vân Đồn:

Khu kinh tế Vân Đồn đang được tỉnh Quảng Ninh tích cực lập Quy hoạch tổng thế phát triển Kinh tế - Xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn với mục tiêu xây dựng Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ cao, trọng tâm là dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại có casino, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế của khu vực Hành lang kinh tế Trung Quốc - ASEAN.

- Đối với các khu công nghiệp (KCN):

+ 05 KCN đã đi vào hoạt động và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư gồm: KCN Cái Lân, KCN Việt Hưng, KCN Hải Yên, KCN Đông Mai, KCN Texhong Hải Hà (giai đoạn I thuộc KCN - Cảng biển Hải Hà).

+ 01 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng chuẩn bị xây dựng hạ tầng kỹ thuật: KCN và Cảng Nam Tiền Phong thuộc KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc.

+ 03 KCN đang tiến hành các thủ tục đầu tư: KCN Hoành Bồ, KCN Sông Khoai, Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và KCN thuộc KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc.

+ 03 KCN đang thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư: KCN Quán Triều; KCN Tiên Yên, KCN phụ trợ ngành than.

- Khu kinh tế ven biển (KKTVB):

Tỉnh đang tích cực lập Đề án bổ sung quy hoạch và thành lập khu kinh tế ven biển Quảng Yên trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo ý kiến Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tại Thông báo số 65/TB-VPCP, ngày 7 tháng 2 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ. Tỉnh Quảng Ninh đã có Tờ trình số 208/TTr-UBND ngày 12/01/2018, UBND Tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập khu kinh tế ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng công tác quản lý, sử dụng tài nguyên vùng bờ tỉnh quảng ninh và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng theo định hướng quản lý tổng hợp vùng đới bờ​ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)