VI. Kết cấu đề tài
B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.6. Quá trình phát triển
Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ nhân sự quản lý được đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết, cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề và chiến lược kinh doanh tốt Hữu Nghị đã không ngừng lớn mạnh trở thành thương hiệu thân thuộc với nhiều gia đình Việt. Hiện nay, công ty có 3 nhà máy sản xuất với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Mạng lưới phân phối nội địa vững mạnh với hàng trăm nhà phân phối và gần 200.000 đại lý bán lẻ. Đón trước xu thế hội nhập quốc tế, ngay từ 2009, Hữu Nghị đã triển khai những hoạt động quảng bá quốc tế, tham gia các hội chợ quốc tế để mang những chiếc bánh Hữu Nghị đến gần hơn với các gia đình trên thế giới. Đến nay, Hữu Nghị đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 10 nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 triệu USD/năm và liên tục tăng qua các năm. Vị thế của Hữu Nghị ngày càng được nâng cao và khẳng định được uy tính trên thị trường bánh kẹo thực phẩm ở trong nước và khu vực.
2.2.7. Cơ cấu tổ chức
2.2.7.1. Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lí của công ty
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Hữu Nghị
Nguồn: huunghi.com.vn
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc P.TGĐ tổ chức – hành chính – đoàn thể P.TGĐ kinh doanh P.TGĐ kỹ thuật P. cơ điện P. Công nghệ thông tin P. kinh doanh P. marketing P. quản lí Bakery P. kỹ thuật P. bán hàng Văn phòng P. tổ chức nhân sự P. Xuất khẩu P. tài chính kế toán P. kế hoạc h đầu tư P. RD & SP chiến lược Nhà máy tại Hà Nội Nhà máy Bắc Ninh Chi nhánh Bình Dương Chi nhánh Hà Nam
Cơ cấu bộ máy quản lí gồm các chức năng như sau:
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định.
- Ban kiểm soát (BKS): Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Thành viên ban kiểm soát gồm 3 thành viên và mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị lựa chọn. Là người điều hành hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc điều hành có 3 Phó Tổng giám đốc giúp việc: Phó Tổng giám đốc kỹ thuật, Phó Tổng giám đốc kinh doanh, Phó Tổng giám đốc tổ chức – hành chính – đoàn thể, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Các Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công.
2.2.7.2. Tổ chức hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing
Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức phòng marketing
Nguồn: huunghi.com.vn
Phòng Marketing được phụ trách bởi một Trưởng phòng marketing chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ phận marketing, dưới Trưởng phòng marketing là Phó phòng Marketing và các chuyên viên phụ trách các công việc chuyên môn như quản lý nhãn hàng (hoạch định chiến lược markeing, quản lí doanh thu, đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm mới), truyền thông (phụ trách truyền thông nội bộ, hỗ trợ hoạt động các kênh thương mại điện tử), phát triển sản phẩm mới, dịch vụ chăm sóc khách hàng, Trade Marketing (Nghiên cứu, sáng tạo, phối hợp với bộ phận truyền thông để thiết kế các vật liệu quảng cáo và trưng bày , xây dựng các hoạt động kích hoạt thương hiệu tại cửa hiệu, thiết kế và triển khai các giải pháp trưng bày sáng tạo, quản trị ngành hàng, tư vấn vế xây dựng thương hiệu cho nhà bán lẻ). Các quyết định về hoạt động marketing của công ty được ban giám đốc và trưởng phòng marketing lên kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.
Yêu cầu công việc
Yêu cầu công việc vị trí Trưởng phòng và phó phòng Marketing
Trưởng phòng Marketing Phó phòng Markeing Quản lý nhãn hàng Trade Marketin Phụ tráchtruyền thô Chăm sóc khách hà Phát triển sản phẩm
Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Marketing, Ngoại thương, Kinh tế hoặc các chuyên ngành có liên quan
Ít nhất 5 năm kinh nghiệm về Marketing
Kiến thức tốt về marketing, branding, PR, event, media Kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp tốt
Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt Khả năng tư duy, phân tích, lý luận tốt Tư duy sáng tạo
Yêu cầu công việc của các vị trí khác
Nam/Nữ tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Marketing hoặc các chuyên ngành kinh tế có hiểu biết và đam mê về chuyên ngành Marketing ngành hàng tiêu dùng
Có tư duy về nhận diện thương hiệu và đo lường nhận diện thương hiệu Có khả năng viết bài PR, quảng cáo tốt
Có Kinh nghiệm về mảng truyền thông trong doanh nghiệp
Nhiệt tình, máu lửa và yêu thích sáng tạo, thử thách, không ngại khó khăn, vất vả.
Kỹ năng tin học văn phòng tốt
Có kinh nghiệm ở công việc tương đương từ 01 năm trở lên Tiếng Anh đọc hiểu tốt là một lợi thế
Chịu được áp lực công việc.
Chức năng phòng Marketing Định hướng chiến lược sản phẩm công ty. Xây dựng, đánh giá hệ thống phân phối. Hoạt động marketing.
Nhiệm vụ phòng Marketing Định hướng các sản phẩm chiến lược:
- Định vị sản phẩm; Nghiên cứu xu hướng thị trường. - Đề xuất giải pháp về xu hướng phát triển sản phẩm. - Chủ trì thiết kế bao bì mẫu mã sản phẩm.
Xây dựng, đánh giá hệ thống phân phối: - Chủ trì công tác phát triển nhà phân phối mới.
- Thường xuyên đánh giá năng lực kênh phân phối và khách hàng. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống phân phối. - Xây dựng cửa hàng mẫu và các kênh giới thiệu sản phẩm.
Hoạt động marketing:
- Xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Phát triển chính sách xúc tiến bán hàng và theo dõi thực hiện chính sách. - Xây dựng giá và chính sách bán hàng; Tổ chức thực hiện các chương trình
marketing, đánh giá hiệu quả chương trình.
- Tổ chức các sự kiện (hợp báo, hội thảo, cung cấp thông tin ra bên ngoài). Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thông.
Trách nhiệm
Đảm bảo cơ cấu sản phẩm hợp lý, chất lượng kênh phân phối.
Đảm bảo việc nhận diện thương hiệu trên thị trường; Hiệu quả hoạt động các chương trình marketing; Đảm bảo thông tin truyền thông theo đúng định hướng của công ty.
Quá trình marketing của Hữu Nghị chủ yếu do phòng marketing thực hiện từ quá trình nghiên cứu thị trường đến thực hiện chiến lược marketing–mix. Tuy nhiên, công ty vẫn có mua dữ liệu nghiên cứu thị trường từ các công ty bên ngoài và thuê các công ty quảng cáo bên ngoài làm các quảng cáo để truyền thông cho công ty.
2.2.7.3. Vai trò các phòng ban liên quan đến hoạt động phòng marketing
Phòng bán hàng
Xây dựng kế hoạch, phương án bán ra các mặt hàng theo định vị sản phẩm và chính sách của phòng marketing.
Kết hợp với phòng marketing tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm của công ty thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Phối hợp với phòng marketing thực hiện các gian hàng, quầy hàng của công ty tại các hội chợ kinh tế trong nước; Phối hợp với phòng marketing thực hiện công tác thông tin về mẫu mã, bao bì và giá bán sản phẩm.
Là đầu mối tiếp nhận yêu cầu phản hồi của khách hàng về sản phẩm, phối hợp với các bộ phận Kỹ thuật R&D, Marketing xử lý khiếu nại.
Phòng xuất khẩu
Thực hiện chức năng marketing tại thị trường quốc tế. Nhận diện thương hiệu trên thị trường quốc tế. Phòng R&D và sản phẩm chiến lược.
Nghiên cứu xây dựng sản phẩm chiến lược cho công ty, cải tiến sản phẩm. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cho sản phẩm mới, xây dựng các công thức mới.
Phòng Bakery
Xây dựng kế hoạch, phương án bán ra các mặt hàng theo định vị sản phẩm và chính sách của phòng marketing.
Kết hợp với phòng marketing tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm của công ty.
2.2.7.4. Nhận xét
Công ty được tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Ban giám đốc công ty trực tiếp quản lý bằng cách ra quyết định xuống các phân xưởng và quản đốc mỗi phân xưởng lại quản lý xuống các lao động phía dưới. Công ty có các phòng ban theo các chức năng khác nhau nhưng các phòng ban này không trực
tiếp ra quyết định xuống các phân xưởng mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho người lãnh đạo cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra sự hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn của các phân xưởng. Cơ cấu này có ưu điểm là đạt được tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết định quản lý, giảm bớt được gánh nặng cho người quản lý các cấp, có thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng người. Thực tế, cơ cấu tổ chức của công ty không hề bị chồng chéo, dưới sự chỉ đạo thống nhất từ ban lãnh đạo công ty, mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình và thực hiện được đầy đủ các mục tiêu của công ty đề ra, không có bộ phận nào chỉ huy hay thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận khác tránh được sự chồng chéo trong khâu tổ chức và chỉ đạo sản xuất. Cơ cấu này là phù hợp với sự phát triển lâu dài của công ty.
2.2.7.5. Chính sách tuyển dụng và đào tạo của công ty
Mục tiêu tuyển dụng của công ty là thu hút người lao động có năng lực và trình độ đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng hoạt động kinh doanh. Tùy theo từng vị trí cụ thể mà công ty đề ra những tiêu chuẩn tuyển dụng nhất định. Các cán bộ quản lý phải có bằng cấp, có kiến thức chuyên ngành vững chắc, kinh nghiệm công tác phong phú, đặc biệt đề cao tính chủ động, sáng tạo trong công việc và năng lực tổ chức, quản lí, lãnh đạo nhóm.
Công ty luôn chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực: công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty nhằm hướng đến mục tiêu trang bị cho nhân viên những kiến thức, kỹ năng tiên tiến và thái độ phù hợp để phục vụ khách hàng có hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phát triển tiềm năng của mỗi nhân viên và mang lại hiệu quả tối đa cho công ty.