VI. Kết cấu đề tài
B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.4. Nhận xét đánh giá tình hình hoạt động marketing của công ty
Nhận xét về hoạt động nghiên cứu thị trường
Công ty đã có sự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường riêng cho mình mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào việc mua dữ liêu bên ngoài. Đội ngũ giám sát bán hàng của công ty được đào tạo bài bản và làm việc có hiệu quả, giúp công ty có được những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này được thể hiện qua kết quả đạt được trong năm 2015 khi rất nhiều sản phẩm mới của công ty được người tiêu dùng ưu chuộng.
Tuy nhiên, để có thể tuyển đủ số lượng giám sát bán hàng cho mọi nhà phân phối trên cả nước thì cần một nguồn nhân lực lớn cùng công tác chuẩn bị kỹ lưỡng. Chưa kể rất khó để đảm bảo chất lượng của giám sát bán hàng là hoàn toàn đáng tin cậy. Hoặc đối với các vùng trên miền núi, để tìm được giám sát bán hàng có trình độ là
rất khó khăn. Chính vì vậy, hiện nay Hữu Nghị vẫn chưa tuyển đủ giám sát bán hàng cho các khu vực của mình.
Nhận xét về việc chọn thị trường mục tiêu
Với chiến lược chọn thị trường mục tiêu là bao phủ thị trường của công ty, Hữu Nghị đã và đang đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Chiến lược này giúp công ty khai thác được các phân khúc thị trường khác nhau, tăng thị phần và doanh số của công ty.
Tuy nhiên, công ty nên tập trung vào những khúc thị trường trọng điểm mà ở đó công ty có nhiều cơ hội làm tốt hơn đối thủ trong hoạt động định vị.
Nhận xét về chiến lược định vị
Chiến lược định vị được xây dựng dựa trên tiêu thức thuộc tính, lấy chất lượng sản phẩm để tạo nên hình ảnh cao cấp của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất là rất khó để tái định vị các sản phẩm bình dân. Nếu muốn tái định vị sản phẩm trở nên cao cấp hơn thì đồng nghĩa với mức giá tăng theo, điều này dễ khiến người tiêu dùng so sánh với sản phẩm cũ và có xu hướng dùng sản phẩm thay thế.
Nhận xét về các hoạt động marketing – mix
- Sản phẩm (Product): sản phẩm có chất lượng cùng công nghệ sản xuất hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, mẫu mã… ngày càng tăng. Tuy nhiên nhu cầu về sản phẩm mới cũng được đặt ra cấp thiết nhắm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và sức ép từ đối thủ cạnh tranh. - Giá (Price): công ty đã có chính sách giá tốt nhắm vào các nhóm khách hàng mục tiêu nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.
- Phân phối (Place): công ty đã xây dựng được hệ thống phân phối vững mạnh trên khắp cả nước. Hệ thống bán lẻ của công ty cũng đã xâm nhập được vào thị trường ngách, điều này giúp gia tăng việc tiêu thụ sản phẩm và
quảng bá thương hiệu của công ty. Tuy nhiên hệ thống phân phối phát triển chưa đồng đều, công tác quản lý chưa chặt chẽ.
- Chiêu thị ( Promotion): công ty đã phát triển những chiến dịch truyển thông theo nhiều hình thức đa dạng nhằm thu hút được sự chú ý của khách hàng. Các chiến dịch quảng cáo sản phẩm của công ty trên truyền hình đã nắm bắt được xu hướng quảng cáo hiện đại, tác động vào tình cảm gia đình, những truyền thống của người Việt. Ngoài ra, công ty cũng sản xuất những đoạn phim ngắn về quy trình sản xuất, công nghệ kỹ thuật, người tiêu dùng khi xem sẽ tự đưa ra những đánh giá chủ quan, điều này dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng hơn việc quảng cáo thẳng vào chất lượng sản phẩm. Điểm hạn chế lớn nhất nằm ở chương trình khuyến mại của công ty khi chỉ đem lại lợi ích cho mỗi khách hàng thương mại mà không thu hút thêm được khách hàng tiêu dùng cá nhân. Công ty cần khắc phục nhược điểm này để đạt hiệu quả hơn.
Tóm tắt chương 2
Qua phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của công ty Hữu Nghị trong chương 2, có thể thấy rằng, công ty đã phấn đấu vươn lên trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Điều đó có được là nhờ năng lực quản lý của đội ngũ ban lãnh đạo công ty, năng lực sản xuất và sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên trong công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo định hướng marketing, công tác marketing của công ty đã được hoạch định theo những chiến lược rõ ràng. Công tác triển khai các hoạt động marketing trong những năm qua được đánh giá cao và có hiệu quả, nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế trong công tác marketing mà Hữu Nghị cần khắc phục như: triển khai các chương trình marketing thiếu sự đồng bộ, một số chương trình marketing đưa ra còn chưa thực hiện được do hạn chế về nguồn lực và chi phí. Ngoài ra công tác nghiên cứu marketing còn chưa chuyên sâu, dẫn đến việc nhiều quyết định đưa ra dựa trên ý kiến chủ quan. Và vẫn còn một số vướng mắc trong vấn đề định vị thương hiệu, chiêu thị cũng như quản lý kênh phân phối cần được cải thiện. Những điểm hạn chế của chiến lược marketing sẽ được người viết đưa ra đề xuất trong chương 3 để hoàn thiện chiến lược marketing của công ty.
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM HỮU NGHỊ