Công tác marketing do phòng kinh doanh phụ trách, đề xuất cũng như những
tính toán các khả năng để tiến hành tiêu thụ. Công ty nên có hẳn một phòng marketing chuyên biệt thực hiện các công tác marketing, nghiên cứu, đẩy mạnh thị
trường, tìm hiểuđối thủ cạnh tranh. Marketing trong doanh nghiệp xuất khẩu là cực
kỳ quan trọng.
Về chiến lược giá: giá là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm, nó là cơ sở để khách hàng quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, là đòn bẩy kích thích tiêu dùng. Nó cũng là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định
doanh số và lợi nhuận, qua đó cũng thể hiện chất lượng sản phẩm. Do đó để có thể
sản xuất ra sản phẩm có giá canh tranh đòi hỏi công ty nên
- Tạo mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp nguyên liệu, tránh tình trạng thiếu
nguyên liệu, giá nguyên liệu bị nâng lên làm cho chi phí đầu vào tăng, dẫn đến
giảm tính cạnh tranh
-Công ty nên ký các hợp đồng dài hạn đối với các hảng tàu để có thể có giá thấp trong một thời gian dài
-Công ty nên giảm bớt phần trăm lợi nhuậnđể có thể tạo sự hấp dẫn với khách hàng và tăng doanh số.
Ngoài ra trong quá trình sản xuất công ty nên nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng về tình hình giá cả trên thị trường chủ lực như Nhật, EU…để có thể đưa ra một mức giá hợp lý.
Về phân phối: việc phân phối giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng sản phẩm, thờiđiểmđúng kênh và nguồn hàng, giúp điều hoà sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro thiệt hại.
-Do đặc điểm công ty là xuất khẩu rau quả cho nên công ty chỉ bán sản phẩm
cho các nhà trung gian nhập khẩu nước ngoài. Vì vậy việc lưu thông hàng hoá chủ
yếu là từ công ty chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh và làm thủ tục hải quan chuyển lên tàu để xuất đi. Để cho việc phân phối đạt hiệu quả cao công ty nên có
đội ngũ vận chuyển hàng hóa lên Thành phố Hồ Chí Minh vào mọi thời điểm khi cần, bố trí nhân viên thành thạo nghiệp vụđể thực hiện việc giao hang làm thủ tục
hải quan, đóng container để chuyển xuống tàu và xuấtđi.
-Đối với các thị trường chủ lực công ty nên có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, tiến hành nghiên cứu hệ thống phân phối hợp lý và sâu rộng đến các siêu thị nhà hàng để từđó tiến hành phân phối kịp thời.
Việc chuyển hành hoá đến khách hàng đúng thời hạn, đúng nơi sẽ giúp cho công ty tạo được uy tín và long tin đối với khách hàng , từđó sẽ tạođược mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ.
Tham gia các hội chợ quốc tế về rau quả, xúc tiến các quan hệđối tác làm ăn, tiến hành chào hàng trên internet với nhiều chủng loại phong phú, đa dạngđể có thể đáp ứng với nhiều khách hàng khác nhau, dokhách hang của công ty thuộc nhiều
quốc gia khác nhau, tình trạng kinh tế, phong tục tập quán khác nhau. Tổ chức các chương trình cho dùng thử sản phẩm của công ty, phát tờ rơi, tờ bướm giới thiệu
công ty, sản phẩm.
Đối với thị trường trong nước, công ty nên xây dựng mạng lưới đại lý phân
phối chặt chẽ và rộng khắp, tuỳ theo từng thời điểm có những chương trình khuyến
mãi để đẩy mạnh tiêu thụ, khuyến mãi cho các đại lý và khuyến mãi cho người tiêu dùng.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Ngày nay, với nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều ngành nghề khác nhau, trong môi trường kinh tế quốc tế, đòi hỏi mỗi nước, mỗi doanh nghiệp cần phải rất
cố gắng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá mình, đặc biệt phải tận dụng và phát huy những thế mạnh cốn có của mình.
Đối với Công ty Rau Quả Tiền Giang kể từ khi thành lập đến nay đã gần 30 năm hoạt động, công ty đã đạt được những kết quả khả quan, thị trường xuất khẩu
của công ty ngày càng mở rộng, hoạtđộng kinh doanh của công ty luôn mang lại lợi
nhuận đảm bảo đời sống cho công nhân viên công ty. Cho đến nay Công ty Rau Quả Tiền Giang đã tạo dựng được chỗ đứng cũng như uy tín của mình đối với thị
trường trong và ngoài nước. Mỗi năm công ty mang về cho tỉnh nhà một nguồn
ngoại tệ rất lớn. Bên cạnh đo công ty còn góp phần giải quyết một lượng lớn việc
làm cho người dan của tỉnh.
Bên cạnh những kết quảđạtđược hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cũng còn gặp phải một số khó khăn trong sự cạnh tranh với các công ty nước ngoài về giá cả và chất lượng, hoạt động marketing còn yếu, chất lượng nguyên liệu chưa
ổn định trong khi giá thành sản phẩm còn cao. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động marketing là biện pháp trước mắt nấng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu
của công ty.
Công ty Rau Quả Tiền Giang đã và đang từng bước hoà nhập vào sự phát
triển chung của đất nước, từng bước khẳng định mình trở thành một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Trong thời gian tới bằng
những thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, chắc chắn
Công ty Rau Quả Tiền Giang sẽ có những bước phát triển vươn lên trong tương lai
nhất là hoạt động xuất khẩu của Tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, thực hiện
những biện pháp thúc đẩy sự phát triển ngành này, và có thể đưa được thương hiệu
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với lãnh đạo tỉnh
- Quy hoạch vùng nguyên liệu và hình thành quỹ khuyến nông, hỗ trợ trong
việc cải tạo hạt giống, thuỷ lợi cơ sỏ hạ tầng, đê điều cho vùng nguyên liệu.
- Thành lập các tổ sản xuất hoặc phát triển các hợp tác xã đã hình thành làm
đầu mối trung gian cung cấp nguồn nguyên liệu.
- Hỗ trợ về mặt thủ tục giấy tờ, cơ chế, chính sách giúp công ty trong việc
tiếp xúc làm ăn với các đối tác trong và ngoài nước, trong việc cử cán bộ đi khảo
sát thị trường nước ngoài.
- Cung cấp kịp thời các thông tin vĩ mô có liên quan giúp công ty có những
quyết định đúng đắn, quảng bá tên tuổi và hình ảnh của công ty.
2. Đối với nhà nước :
- Nhà nước phải tổ chức việc cung cấp thông tin, mở rộng và phát triển thị trường. Hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường là biện pháp
có tính then chốt trong chiến lược mở rộng xuất khẩu.
- Nhà nước cần nghiên cứu các khu vực thị trường khác nhau với những tiềm năng và đặc điểm thị trường khác nhau nhằm tạo mối liên hệ giữa khả năng trong nước và đặc điểm tiêu dùng nhà nhập khẩu; tổ chức công tác tiếp thị xúc tiến thương mại để khai thác và phát triển thị trường; tổ chức các hội chợ triễn lãm quốc
tế giới thiệu hàng hoá nâng cao vai trò của đại sứ quán nước ta tai nước ngoài. - Có những qui định bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu hàng hoá. Khuyến khích cải tiến đổi mới mẫu mã, nâng cao trình độ khả năng quản trị kinh
doanh, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO), đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như: thành lập ngân hàng hỗ trợ xuất khẩu, các tổ chức liên kết giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp chế biến hình thành những tổng công ty có đủ sức chi phối thị trường.
- Đào tạo đội ngủ cán bộ công nhân trong công tác xuất nhập khẩu, tiến hành cải cách các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục phức tạp dài dòng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
- Phải liên kết ngành, tạo mối quan hệ mật thiết giữa người sản xuất, chế biến,
xuất khẩu và các hiệp hội và chỉ có thể giải quyết được khi có một tổ chức liên kết đồng bộ các khâu trong một chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ.Vì vậy nên thành lập các
tổ chức hiệp hội trái cây như GAP (Good Argricultural Practices ) Sông Tiền - liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây an toàn khu vực Sông Tiền, các hợp tác xã trồng trái cây chuyên canh trong đó Hiệp hội Vinafruit có vai trò dẫn dắt; đó là việc tổ chức
ngành rau qủa quốc tế; là đưa ra tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm; là việc thông
tin nội bộ cũng như lập trang web thông tin về ngành với thế giới nhằm cố định
nguồn cung hàng hoá trong nước, thu thập thông tin thị tường thế giới làm cơ sở
cho xuất khẩu.
- Nhà nước nên sớm ký những hiệp định về kiểm dịch thực vật (KDTV),
thương mại với các nước để trái cây Việt Nam dể dàng trong việc xuất khẩu, Bộ
NN & PTNT cũng cần nhanh chóng ban hành các qui trình sản xuất trái cây an toàn (GAP) giao cho Cục nông nghiệp xác nhận trái cây được sản xuất theo GAP, điều
này sẽ hỗ trợ đầu ra cho trái cây trên thị trường thế giới.