Chương 3 THIẾT KẾ BÀI GIẢNG VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thực nghiệm
Thực nghiệm việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhĩm và phương pháp đĩng vai trong dạy học mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phịng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, NH sẽ hứng thú với nội dung bài giảng, tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức, biết vận dụng tri thức bài học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
3.2.1.2. Mục đích của thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích về tính hiệu quả và tính khả thi về quy trình sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhĩm và phương pháp đĩng vai trong dạy học mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh, qua đĩ chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.2.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm
Đảm bảo về chất lượng kiểm tra khoa học, khách quan, tơn trọng chương trình, giáo trình mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh.
Đảm bảo tính đa dạng ở các đối tượng người học và trình độ nghiệp vụ của giảng viên dạy thực nghiệm.
3.2.1.4. Nội dung thực nghiệm
Giảng dạy hai bài trong chương trình mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh bậc Đại học và Cao đẳng.
3.2.1.5. Phương pháp thực nghiệm
Việc thực nghiệm được tiến hành ở đối tượng người học là NH đào tạo trình độ đại học. Quá trình thực nghiệm tác giả tiến hành theo hình thức song song. Trong đĩ tương ứng với các phương án thực nghiệm cĩ hai trung đội đối chứng và hai trung đội thực nghiệm. Ở hai trung đội thực nghiệm, các bài dạy được tiến hành theo cách thức, quy trình mà tác giả đã đề xuất. Cịn ở hai trung đội đối chứng giảng viên vẫn dạy bình thường theo bài giảng cũ do Khoa Giáo viên đã phê duyệt.
Kết thúc mỗi bài thực nghiệm, tác giả tổ chức kiểm tra ở cả hai trung đội thực nghiệm và đối chứng với cùng một đề trong cùng một thời gian. Kết quả bài kiểm tra được phân tích và xử lí bằng phương pháp tính tỷ lệ phần trăm. Sau mỗi bài thực nghiệm, tác giả cĩ tổ chức toạ đàm, phỏng vấn lãnh đạo Khoa Giáo viên, giảng viên
và người học để kịp thời bổ sung, chỉnh lí các yêu cầu cho phù hợp, hạn chế các yếu tố sai sĩt.
3.2.1.6. Tổ chức thực nghiệm * Thời gian thực nghiệm
Căn cứ vào mục đích, nội dung thực nghiệm, căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của Trung tâm và quỹ thời gian làm luận văn của mình, tác giả xác định thời gian thực nghiệm là tuần 1 và tuần 2 khĩa K28-CN1 năm học 2019 - 2020.
Việc dạy thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường theo kế hoạch giảng dạy của Trung tâm, khơng làm đảo lộn hoạt động của Trung tâm.
* Cơ sở và đối tượng thực nghiệm Cơ sở thực nghiệm:
Cơ sở thực nghiệm là Trung tâm Giáo dục quốc phịng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
Đối tượng thực nghiệm:
Đối tượng thực nghiệm mà tác giả lựa chọn là NH trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghiệp - Đại học Thái Nguyên. Tác giả lựa chọn hai trung đội thực nghiệm và 2 trung đội đối chứng, Các trung đội thực nghiệm và các trung đội đối chứng được lựa chọn theo nguyên tắc:
Cĩ quân số người học bằng nhau, kết quả học tập và trình độ khơng cĩ sự chênh lệch đáng kể (cùng là sinh viên của trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghiệp, đào tạo chung một chuyên ngành).
Tổng quân số người học là 168 người, trong đĩ: Trung đội thực nghiệm là trung đội 1 và trung đội 2 cĩ 84 người học, Trung đội đối chứng là trung đội 3 và trung đội 4 cĩ 84 người học.
Mơi trường sống, học tập và rèn luyện của người học là như nhau (cùng ở nội trú trong ký túc xá của Trung tâm).
* Chọn bài thực nghiệm
Bài B1: Phịng chống chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
* Tiến hành thực nghiệm
Bước 1: Kiểm tra các điều kiện để thực nghiệm.
Kiểm tra sự chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm, kiểm tra về sự chuẩn bị bài giảng, trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ quá trình lên lớp.
Bước 2: Tiến hành thực nghiệm.
Tác giả tiến hành giảng dạy theo phương án thực nghiệm ở trung đội thực nghiệm và giảng dạy bình thường ở trung đội đối chứng với cùng một bài.
Trong quá trình lên lớp tác giả trực tiếp giảng dạy trung đội đối chứng và trung đội thực nghiệm, với mục đích đánh giá quá trình triển khai thực nghiệm.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm.
Sau khi lên lớp xong nội dung mỗi bài thực nghiệm, tác giả tiến hành kiểm tra người học theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận cả ở trung đội thực nghiệm và trung đội đối chứng. Các trung đội này cùng bài kiểm tra như nhau và thực hiện bài kiểm tra trong một lượng thời gian như nhau. Mục đích của kiểm tra là đánh giá kết quả nhận thức của người học ở các trung đội thực nghiệm và các trung đội đối chứng.