Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 93)

Hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN, bao gồm: Thông tin trong hoạt động cho vay phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Bên cạnh đó, cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để các NHTM có thể dễ dàng thu thập và khai thác triệt để thông tin. Ngoài ra, cần quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM đối với chất lượng thông tin cung cấp, thời gian cung cấp và bảo mật thông tin.

Tiến tới thành lập tổ chức xếp hạng doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tình hình kinh doanh, tài chính của các doanh nghiệp và tính điểm xếp hạng. Như vậy, các NHTM sẽ có cơ sở để đánh giá đúng hơn về các khách hàng doanh nghiệp. Để có thể xếp hạng doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp phải kiểm toán báo cáo tài chính, công khai thông tin với các cơ quan quản lý.

Tạo lập kênh thông tin liên thông giữa các cơ quan chức năng như Thuế; Hải quan; Tòa án; Công an, các ngành… với NHNN để có thể nắm bắt thông tin về các cá nhân, tổ chức. Trên cơ sở đó, NHNN sẽ có các cảnh báo, lưu ý đối với các NHTM qua trung tâm CIC.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với mục tiêu định hướng của Agribank Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh tế. Là một chi nhánh loại 1 của Agribank, cũng như các chi nhánh khác, chi nhánh Agribank Đồng Tháp luôn ý thức rằng để một ngân hàng phát triển vững mạnh ngoài những chiến lược quản trị đúng đắn của Ban lãnh đạo thì trước hết cần phải có các chi nhánh phát triển bền vững, sự phát triển của từng chi nhánh sẽ góp phần tạo nên sự phát triển của cả hệ thống Agribank và sự phát triển của hệ thống sẽ thúc đẩy tạo điều kiện cho chi nhánh phát triển. Vì vậy, các mục tiêu phát triển của Agribank Đồng Tháp đề ra luôn nằm trong mục tiêu phát triển chung và định hướng của toàn hệ thống Agribank, chính là hướng đi cho Agribank Đồng Tháp trong giai đoạn tới.

Dựa vào khung lý thuyết tại Chương 1 và kết quả phân tích nguyên nhân rủi ro sau cho vay và thực trạng công tác kiểm soát sau cho vay Agribank Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 1015 ở Chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp. Cụ thể như sau:

- Xây dựng và hoàn thiện môi trường kiểm soát sau cho vay; - Điều hành quy trình kiểm soát sau cho vay và chuẩn xác; - Duy trì quy trình đo lường và kiểm soát sau cho vay hiệu quả.

Bên cạnh đó, với những kiến nghị về phía Agribank Việt Nam góp phần xây dựng hoàn thiện các chính sách, các nguyên tắc kiểm soát sau cho vay nhằm hạn chế các rủi ro sau cho vay ở mức thấp nhất. Kiến nghị về phía NHNN nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hoàn thiện môi trường pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thẩm định trước, trong và sau khi phát vay.

Sự vận dụng kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại Agribank Đồng Tháp và kết hợp với những ý kiến đóng góp qua quá trình trao đổi phỏng vấn các đồng nghiệp tại các Phòng ban khác nhau của Agribank Đồng Tháp. Tác giả tin rằng các giải pháp đề ra trong chương 3 sẽ đóng góp thiết thực cho việc khắc phục, hạn chế và phòng ngừa rủi ro hoạt động sau cho vay trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới.

KẾT LUẬN CHUNG

Rủi ro sau cho vay của ngân hàng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Việc xây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro” sau khi đánh giá mức độ rủi ro của mỗi nghiệp vụ cụ thể là tất yếu; tuy nhiên việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động sau cho vay của ngân hàng là không thể. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát sau cho vay nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro sau cho vay trong ngân hàng là một yêu cầu bức thiết và quan trọng, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động và phát triển của hệ thống ngân hàng. Là một trong những ngân hàng có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, Agribank Đồng Tháp đã có những hành động cụ thể trong công tác kiểm soát, rủi ro sau cho vay trong thời gian qua. Minh chứng cho nổ lực của Agribank Đồng Tháp là tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức thấp nhất so với ngành ngân hàng. Tuy nhiên, khi phân tích các nhân tố tác động đến công tác kiểm soát rủi ro sau cho vay thấy rằng hoạt động sau cho vay của Agribank Đồng Tháp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, cần có những điều chỉnh, thay đổi cần thiết nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp nói chung và Agribank Việt Nam nói riêng mới có thể phát triển an toàn và bền vững.

Tại luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp với hy vọng tìm ra những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro sau cho vay của Agribank Đồng Tháp. Và với sự hướng dẫn của TS. Bùi Quang Tín, tác giả đã hoàn thành đề tài “Hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp”. Trong đó, tác giả đã nêu được những hạn chế trong công tác kiểm soát sau cho vay của Agribank Đồng Tháp. Và đó cũng chính là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát sau cho vay trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách

1. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung 2011,Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.

2. Nguyễn Đăng Dờn 2012, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông.

3. Nguyễn Văn Tiến 2009, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. 4. Nguyễn Minh Kiều 2009, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Thống kê.

5. Phan Thị Cúc 2009, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

Tạp chí

1. Nguyễn Thị Loan 2012, “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 1+2 (tháng 01/2012), trang 88-91.

2. Lý Nhân 2010, “Tôn trọng nguyên tắc cho vay – biện pháp quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng Số 99 (tháng 08/2010), trang 55 – 59.

3. Phạm Thị Nguyệt – Hà Mạnh Hùng 2011, “Nguyên nhân và những biểu hiện của rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng Số 9 (tháng 05/2011), trang 29 – 30.

4. Nhóm nghiên cứu Đề tài cấp ngành Ngân hàng 2014, “Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, kết quả ban đầu và khuyến nghị”, Tạp chí ngân hàng Số 04 – ( tháng 02/2014), trang 8 – 15.

Luận văn, luận án

1. Nguyễn Thị Kim Sang 2016, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

2. Dương Ngọc Hào 2015, Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Ngân hàng Nhà nƣớc

1. Ngân hàng Nhà nước 1988, Quyết định số 37/NH-TCCB ngày 23/06/1988. 2. Ngân hàng Nhà nước 2011, Quyết định số 2014/QĐ-NHNN ngày

30/01/2011.

3. Ngân hàng Nhà nước 2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có.

4. Ngân hàng Nhà nước 2014, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Ngân hàng Nhà nước 2016, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

6. Ngân hàng Nhà nước 2016, Văn bản số 2588-TTGSNH về việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.

7. Ngân hàng Nhà nước 1999, Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 về việc thành lập trung tâm tín dụng.

8. Ngân hàng Nhà nước 1999, Quyết định số 162/1999/QĐ-NHNN9 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng. 9. Ngân hàng Nhà nước 2002, Quyết định số 584/2002/QĐ-NHNN về việc sửa

đổi bổ sung quy chế hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng.

10. Ngân hàng Nhà nước 2015, Văn bản số 5057/NHNN-TTGSNH về việc yêu cầu các tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

11. Ngân hàng Nhà nước 2016, Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2017.

12. Ngân hàng Nhà nước 2017, Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trật tự thủ tục giám sát ngân hàng.

13. Ngân hàng Nhà nước 2017, Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 10/01/2017 về việc tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Quốc hội, Chính phủ

1. Quốc hội 2010, Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ban hành ngày 17/06/2010, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011.

2. Chính phủ 2015, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ban hành chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3. Chính phủ 2013, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTG ban hành chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

4. Chính phủ 2014, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giám sát ngành ngân hàng.

5. Chính phủ 2006, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định về giao địch bảo đảm.

6. Chính phủ 2012, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (được trình bày lồng với Nghị định số 163/2006/NĐ-CP).

Agribank Đồng Tháp, Agribank

1. Agribank Đồng Tháp 2012 – 2016, Báo cáo thường niên. 2. Agribank Đồng Tháp 2012 – 2016, Báo cáo tài chính.

3. Agribank 2017, Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

4. Agribank 2017, Quyết định số 838/QĐ-NHNo-KHL về việc ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

5. Agribank 2017, Quyết định số 839/QĐ-NHNo-HSX về việc ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

6. Agribank 2014, Quyết định số 34/QĐ-HĐTV-KHDN về việc ban hành tổ chức và hoạt động của hội đồng tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. W.J. Stewart (2006). Collins Dictionary of Law.

2. Dryden Press (1997). Financial Institution Market and Monney.

3. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principles for the Management of Credit Risk.

4. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Sound Credit Risk Assessment and Valuation for Loans.

5. Basel Committee on Banking Supervision (January 2001), The Standardised Approach to Credit Risk.

6. Basel Committee on Banking Supervision (November 2005), Studies on Credit Risk Concentration , Working Paper No.15

Tài liệu từ internet

1. sbv.gov.vn

2. Các văn bản quy định, quy chế về cho vay, www.agribank.com.vn

3. Thủy chung 2016, năm 2016 giá cá tra nguyên liệu biến động và giảm sâu, truy cập tại <http://vinanet.vn/thi-truong1/nam-2016-gia-ca-tra-nguyen-lieu- bien-dong-va-giam-sau-660904.html> [ngày truy cập 30/08/2017].

4. Tạ Thanh Huyền – Đỗ Thu Hằng, Kinh nghiệm của ngân hàng các nước trên thế giới về quản lý rủi ro thông qua mô hình quản lý tín dụng và bài học cho Việt Nam, truy cập <www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newID=617>

[ngày truy cập 25/05/2016].

5. Lao động 2016, Hàng loạt vụ tranh chấp tại các dự án chung cư tại TPHCM: Người dân bất an, truy cập tại < http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong- san/du-an/hang-loat-vu-tranh-chap-tai-cac-du-an-chung-cu-tai-tphcm-nguoi- dan-bat-an-308227.html> [ ngày truy cập 27/07/2017].

PHỤ LỤC 01

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO SAU CHO VAY TẠI CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK ĐỒNG THÁP

Trước hết tôi rất cảm ơn quý Anh/Chị đã dành 5-10 phút để đọc và trả lời bảng khảo sát này. Tình hình kinh tế hiện nay xuất hiện nhiều chi nhánh ngân hàng làm nảy sinh vấn đề là các ngân hàng cạnh tranh chưa thực sự lành mạnh, dùng mọi cách để chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng cho vay để tăng trưởng dư nợ, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu giám sát, quản lý sau cho vay… Chính điều này làm cho việc đánh giá, nhận dạng các rủi ro trong cho vay, các bước thực hiện trong quy trình nghiệp vụ, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát bị hạn chế. Thông qua bảng câu hỏi dưới đây, tôi mong muốn tìm hiểu về quy trình kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp.

Tôi cam kết rằng thông tin do quý Anh/Chị cung cấp chỉ mang tính phục vụ mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật danh tính của tất cả những người tham gia cuộc khảo sát này.

Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Anh/Chị!

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI ĐƢỢC ĐIỀU TRA

Họ và tên: ...

Đơn vị công tác : ...

Chức vụ hiện tại : ...

Anh/Chị đã công tác tại Agribank bao nhiêu năm: ...

II. NỘI DUNG CHÍNH

Theo quan điểm của Anh/Chị mức độ phổ biến của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của Agribank được chúng tôi trình bày sau đây như thế nào?

Stt Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Agribank

Thang đo trả lời

1 2 3 4 5

Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng bên ngoài

1 Sự thay đổi môi trường tự nhiên     

Stt Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Agribank

Thang đo trả lời

1 2 3 4 5 3 Sự cạnh tranh giữa các TCTD chưa thực sự lành

mạnh     

4 Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn nhiều bất

cập     

Nhóm nguyên nhân chủ quan từ ngƣời đi vay

5 Sử dụng vốn vay sai mục đích     

6 Năng lực quản lý kinh doanh kém     

7 Khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD     

8 Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, không

minh bạch     

9 Chưa thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng

là vốn nhà nước     

10 Kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không

bán được     

Nhóm nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng cho vay

11 Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay     

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)