Đối với khách hàng doanh nghiệp với quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Agribank khi đề nghị vay vốn và sau khi cho vay nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực tế. Khi CBTD lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Agribank vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro sau cho vay. Sự thiếu trung thực của khách hàng thể hiện trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải thu thập các thông tin, nắm kỹ khả năng tài chính và đánh giá chắc chắn hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn, thực tế tại Agribank tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Đối với những doanh nghiệp này, khi phát sinh nợ khó đòi, không có khả năng trả nợ và khi KSNB của Hội sở tiến hành kiểm tra mới phát hiện ra báo cáo quyết toán của doanh nghiệp không trung thực.
Theo kết quả khảo sát cho thấy đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao thứ hai.
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém
Thang trả lời Tỷ lệ chọn Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít
86.39% 29% 71% 0% 0% 0%