2.7.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn và giai đoạn bệnh thận mạn:
dựa vào tiêu chẩn đoán và phân giai đoạn của KDIGO 2012 [47].
2.7.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn do viêm cầu thận mạn [8]
- Có tiền sử viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, phù tái đi tái lại. - Triệu chứng lâm sàng: phù, tăng huyết áp, thiếu máu, hội chứng urê máu cao.
- Nước tiểu có protein niệu > 1g/24 giờ, có thể có hồng cầu niệu, trụ hạt. - Trên siêu âm kích thước hai thận nhỏ đều hai bên.
- Tăng creatinin máu, MLCT < 60 ml/phút.
2.7.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn do tăng huyết áp [3]
- Có tiền sử tăng huyết áp chẩn đoán theo khuyến cáo chẩn đoán và điều trị THA ở người lớn của Hội Tim Mạch Việt Nam 2018 [3].
- Triệu chứng lâm sàng: Tăng huyết áp, thiếu máu, hội chứng urê máu cao. - Nước tiểu có protein niệu hoặc không, có thể có hồng cầu niệu, trụ hạt. - Kích thước hai thận đều trên siêu âm
2.7.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn do đái tháo đường type 2 [2]
- Có tiền sử mắc bệnh ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y Tế năm 2009 [2] và được quản lý điều trị ĐTĐ ngoại trú.
- Triệu chứng lâm sàng: mệt lả, vã mồ hôi, cảm giác đói, ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, có thể béo phì, béo bụng.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn BTM theo KDIGO 2012.
2.7.5. Tiêu chuẩn đánh giá rối loạn lipid máu:
Chẩn đoán xác định rối loạn lipid máu bằng xét nghiệm các thành phần lipid máu sau ăn 9-12 giờ có tăng nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL-Cholesterol (LDL-C), giảm nồng độ HDL-Cholesterol (HDL-C).
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa Lipid máu theo Quyết định của Bộ Y tế năm 2014 [1]
Thành phần Lipid máu (mmol/l) Giá trị chẩn đoán
Cholesterol TP > 5,2
Triglycerid > 1,7
LDL-C > 2,58
HDL-C < 1,03
2.7.6. Bảng phân mức độ chỉ số khối cơ thể (BMI) cho người Châu Á [14]:
BIM= Cân nặng (kg)/Chiều cao2 (m)
Bảng 2.3: Chỉ số khối cơ thể (BMI) cho người Châu Á
BMI > 30 Béo phì độ II
BMI từ 25 – 29,9 Béo phì độ I
BMI từ 23 – 24,9 Thừa cân
BMI từ 18,5 – 22,9 Bình thường
BMI < 18 Gầy độ I
BMI từ 16 – 17,9 Gầy độ II
2.7.7. Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC năm 2018
Bảng 2.4: Phân loại tăng huyết áp theo ESH/ESC năm 2018 [50]
Phân loại HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trương (mmHg)
Tối ứu <120 Và <80
Bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
Độ I 140-159 và/hoặc 90-99
Độ II 160-179 và/hoặc 100-109
Độ III ≥180 và/hoặc ≥110
Tâm thu đơn độc ≥180 Và <90
2.7.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ hẹp động mạch cảnh
Dựa theo phân độ hẹp (đường kính) động mạch cảnh trên siêu âm doppler theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ (NASCET) năm 2012
- Hẹp < 50% (hẹp mức độ ít). - Hẹp 50-69%: hẹp mức độ vừa. - Hẹp ≥ 70%: hẹp mức độ nhiều. - Hẹp gần tắc.
- Tắc hoàn toàn.
2.7.9. Định nghĩa của một số biến
* Tuổi của bệnh nhân: Tính theo năm sinh của bệnh nhân trong thẻ bảo hiểm y tế đến thời điểm hiện tại (tính theo năm). Chúng tôi chia nhóm tuổi thành mỗi 10 năm (38 đến <48 tuổi; 48 đến < 58 tuổi, 58 đến <68 tuổi; ≥ 68 tuổi) để biểu diễn sự phân bố và đánh giá mối liên quan.
* BMI: Chúng tôi phân độ theo ba mức gồm: Gầy, trung bình và béo phì theoo phân loại BMI cho người Châu Á năm 2004. Sau đó chúng tôi phân thành béo phì và không béo phì cho phần đánh giá mối liên quan.
* Thời gian chạy thận: Tính từ khi bệnh nhân bắt đầu chạy thận theo chu kỳ (3 buổi/tuần) (tính theo tháng). Chúng tôi chia nhóm mỗi 24 tháng cho phần phân bố và đánh giá mối liên quan. Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã cho thấy rằng với thời gian chạy thận sau 3 tháng các tổn thương mạch cũng như các biến cố về tim mạch mới thực sự rõ ràng [12], [18]. Do đó chúng tôi cũng lựa mốc thời gian chạy thận là ≥ 3 tháng để nghiên cứu.
* Nguyên nhân BTM: Các bệnh lý là nguyên nhân của BTM mắc trước khi phát hiện BTM. Sau chúng tôi phân thành 3 nguyên nhân bao gồm THA có/không; ĐTĐ có/không; VCTM có/không để biểu diễn mối liên quan.
* Tiền sử hút thuốc lá: Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá trên 30 năm và có thể hiện tại vẫn đang hút. Chúng tôi biểu diễn theo giới tính; sau đó chia thành hai nhóm có/không hút thuốc lá ở nam giới cho phần đánh giá mối liên quan.
* Tăng huyết áp: Chúng tôi phân độ tăng huyết áp thành 3 độ gồm: độ I, độ II và độ III, hai loại THA gồm: THA tâm thu và THA tâm trương cho mô tả phân bố và đánh giá mối liên quan, Huyết áp TB tính theo công thức: HATB động mạch = HATTr + 1/3 x (HATT – HATr); HATB tâm thu = tổng các giá trị HA tâm thu của 100 bệnh nhân nghiên cứu/100; tương tự cách tính trên cho HA tâm trương ta có HATB tâm trương, kết quả được chạy trên máy tính bằng phần mền spss 20.0 [50].
* Thiếu máu: Được xác định bởi các triệu chứng lâm sàng như da xanh, niêm mạc nhợt/hồng nhạt, lòng bàn tay trắng bợt, mất gai lưỡi,nhịp tim nhanh…kết hợp với kết quả xét nghiệm Hemoglobin máu <110 g/l. Chúng tôi đánh giá thiếu máu là không có và có thiếu máu.
* Chỉ số sức cản: RI phản ánh độ giãn nở hay độ cứng của thành mạch [9]. Chúng tôi phân chỉ số sức cản thành hai nhóm: không tăng và có tăng sức cản với giá trị >0,7 được coi là tăng [9].
Các chỉ số này chúng tôi sử dụng để biểu diễn giá trị trung bình của đối tượng nghiên cứu.
* Dày NTM ĐMC khi NTM từ 0,9 – 1.5 mm (NTM bình thường < 0,9 mm) theo đánh giá độ NTM ĐMCC theo hướng dẫn Hội tăng huyết áp và Hội tim mạch Châu Âu năm 2003. NTMTB ĐMC được tính bằng trung bình cộng của NTMTB bên phải và bên trái, kết quả được chạy bằng phần mềm spss trên máy tính.
* Tình trạng MXV ĐMC chúng tôi phân chia thành 2 nhóm: Không và có MXV
* Số lượng MXV gồm 3 nhóm: 1 MXV; 2 MXV; >2 MXV. * Vị trí MXV gồm 3 nhóm: Bên phải, bên trái, cả hai bên
* Hẹp ĐMC: Chúng tôi phân chia nhóm thành không hẹp và có hẹp lòng ĐMC; mức độ hẹp < 50% và ≥50% cho phần mô tả tồn thương trên siêu âm và đánh giá mối liên quan.
* Các biến chỉ số cận lâm sàng chúng tôi phân thành 3 nhóm: Giảm, bình thường và tăng. Riêng LDL-C/HDLC chúng tôi phân thành hai mức gồm bình thường và tăng/giảm và bình thường.