Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 51)

a) Nông nghiệp

Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Quyết định quy định mật độ trồng mới cây sơn tra lấy quả trên địa bàn tỉnh, Đề án quản lý, thu gom, tiêu hủy bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020.

Tiếp tục duy trì 57 chuỗi nông sản, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh với sản lƣợng cung cấp ra thị trƣờng 9 tháng đầu năm ƣớc đạt 7.077 tấn. Hỗ trợ 27 doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đã đƣợc cấp giấy chứng nhận VietGAP, hỗ trợ tiền thuê 26 gian hàng cho 26 lƣợt doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn tại các Hội chợ tổ chức tại các tỉnh, thành trong nƣớc.

- Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa và rau màu vụ mùa. Tính đến ngày 15/9, toàn tỉnh đã gieo cấy đƣợc 37.160 ha lúa mùa, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trƣớc (vụ mùa năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước do một số diện tích đã chuyển sang trồng cây

ăn quả và một số diện tích bị thiệt hại do mưa lũ), gieo trồng đƣợc 124.097 ha

ngô, 32.836 ha sắn, 3.708 ha dong riềng, 2.401 ha rau và đậu các loại, 547 ha lạc, 431 ha đậu tƣơng, 203 ha hoai lang, so với cùng kỳ năm trƣớc, diện tích ngô giảm 9,4%, sắn tăng 2,1%, dong riềng tăng 5,5%, rau, đậu các loại tăng 0,3%, lạc giảm 9,6%, đậu tƣơng giảm 4,2%, khoai lang giảm 3,3%.

- Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn ổn định và phát triển tốt, các sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2018. Ƣớc tính tổng đàn trâu hiện có 141.755 con, giảm 2,1%, đàn b 304.187 con, tăng 9,6%, đàn lợn 599.348 con, tăng 1,1%, đàn gia cầm 6.282 nghìn con, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tổng sản lƣợng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 50.063 tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ, sản lƣợng sữa tƣơi ƣớc đạt 66.167 tấn, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong 9 tháng đầu năm xảy ra dịch lở mồm long móng ở các huyện Yên Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Mộc Châu làm 2.585 con gia súc mắc bệnh, đến nay các ổ dịch đều đã ổn định, không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.

b) Lâm nghiệp

Tập trung đẩy nhanh tiến độ rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng cấp huyện đến năm 2025 và định hƣớng đến năm 2030. Tổ chức 05 đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn các huyện, thành phố. Các dự án trồng rừng đã trồng đƣợc 1.431,8 ha, bằng 40,9% kế hoạch, trồng 95.841 cây phân tán các loại. Trong 9 tháng đầu năm, iểm tra, phát hiện, lập hồ sơ 360 vụ vi phạm Luật quản lý và bảo vệ rừng, xử lý 321 vụ với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nƣớc 2.639,2 triệu đồng.

c) Thủy s n

Tiếp tục phát triển mô hình nuôi cá Tầm tại lòng hồ thủy điện Sơn La với quy mô 50 lồng, phát triển các mô hình nuôi cá lồng theo hƣớng tập trung quy mô lớn, triển khai các hoạt động quan trắc môi trƣờng trong nuôi trồng thủy sản, các hoạt động thực hiện mô hình nuôi cá giống phục vụ nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện. Ban hành Kế hoạch triển khai chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản năm 2018. Tổ chức thả cá giống hƣởng ứng ngày truyền thống nghề cá Việt Nam với số lƣợng 389.255 con cá giống các loại.

d) Phòng chốn bão lũ m nhẹ thiên tai

UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, các cấp chính quyền tăng cƣờng thông tin, cảnh báo đến ngƣời dân, các đối tƣợng bị ảnh hƣởng để chủ động các biện pháp phòng tránh, chủ động phƣơng án ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra đảm bảo an toàn về ngƣời, tài sản, cơ sở hạ tầng và sản xuất.

Trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều đợt mƣa lớn bất thƣờng gây ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng trên địa bàn các huyện Mƣờng La, Phù Yên, Vân Hồ, Bắc Yên, Mộc Châu, Mai Sơn. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra tính đến 31/8/2018: 20 ngƣời chết, 01 ngƣời mất tích, 18 ngƣời bị thƣơng, 160 nhà sập đổ, cuốn trôi, 3.711 nhà bị sạt lở, tốc mái, hƣ hại, 1.176 nhà phải di dời khẩn cấp, 61 điểm trƣờng bị thiệt hại, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại: 2.635 ha lúa, 1.930 ha ngô, hoa màu, 306 ha cây ăn quả, 1.018 ha cây lâu năm, 331,8 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, sản lƣợng cá bị cuốn trôi 75,15 tấn, thiệt hại 2.119 con gia súc, 3.624 con gia cầm, nhiều tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ bị ngập, sạt lở, sa bồi, 22 cầu bê tông, 16 cầu treo, 21 cống thoát nƣớc bị hƣ hỏng… Tổng giá trị thiệt hại ƣớc đạt 972,83 tỷ đồng. Công tác khắc phục thiên tai đƣợc quan tâm chỉ đạo kịp thời. Các cơ quan đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố đã chủ động rà soát, thống kê chính xác tình hình thiệt hại, thực hiện hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân, kịp thời khắc phục

bƣớc 1 thông tuyến các đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa cho nhân dân, di dân một số điểm sạt lở đảm bảo an toàn cho các hộ dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 51)