Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 có thể nói là giai đoạn nhiều biến cố với những diễn biến phức tạp. Có thể chia giai đoạn này làm ba giai đoạn nhỏ hơn: từ 2006 – 2008 là giai đoạn tăng trưởng nóng và khủng hoảng; từ 2009 – 2012 là giai đoạn hậu khủng hoảng và từ 2013 – 2015 là giai đoạn hồi phục. Trong bài, chỉ số VN-Index được sử dụng để đại diện chung cho toàn thị trường nhằm mô tả sơ bộ diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hình 4.1: Biến động chỉ số VN-Index giai đoạn 2006 - 2015
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ HOSE và vẽ bằng Stata 12
20 0 40 0 60 0 80 0 10 00 12 00 Pri ce
Jan2006 Jan2008 Jan2010 Jan2012 Jan2014 Jan2016
Sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu từ năm 2006, chỉ số VN-Index đã tăng từ 350 điểm vào đầu năm lên 750 điểm vào cuối năm 2006 và lên đến đỉnh cao 1,170 điểm vào đầu tháng 3/2007, một mức tăng gần 2.5 lần trong vòng hơn một năm. Tuy nhiên, do chịu tác động từ khủng hoảng tài chính Mỹ cộng với sự tăng trưởng quá nóng của thị trường mà chỉ số VN-Index đã sụt giảm mạnh, nhiều chủ trương và các biện pháp hỗ trợ từ các cơ quan điều hành đưa ra như thu hẹp biên độ giao dịch, tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ hay các ngân hàng thương mại được vận động ngừng giải chấp….nhưng các biện pháp này chỉ phát huy được hiệu quả trong khoản thời gian ngắn và sau đó thì thị trường tiếp tục giảm, nhiều mã cổ phiếu xuống thấp dưới mệnh giá, thanh khoản kém, nhiều nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất vốn hoặc phá sản, thị trường chứng khoán dần mất sức hấp dẫn, nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường và chỉ số VN-Index xuống mức thấp nhất vào tháng 2/2009 với 235.5 điểm. Tốc độ giảm mạnh nhất trong giai đoạn này thuộc về nhóm cổ phiếu ở các ngành nguyên vật liệu, công nghiệp và tài chính. Từ 3/2009 – 2012, thực hiện các biện pháp nhằm kéo lại nền kinh tế, các gói kích cầu quy mô lớn được Chính phủ nhiều nước áp dụng đã làm tăng niềm tin của nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu phục hồi đã tiếp thêm đà cho thị trường tại Việt Nam. Từ năm 2013 - 2015, thị trường dần hồi phục và ổn định, tính đến 31/12/2013, chỉ số VN - Index đạt 505 điểm, tăng 23% so với cuối năm 2012, nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là một trong các thị trường có mức độ phục hồi mạnh nhất và có mức tăng cao so với các thị trường khác trên thế giới. Ở giai đoạn sau đó, thị trường tăng trưởng ổn định và kết thúc năm tài chính 2015, chỉ số VN-Index đạt 579 điểm.
Trãi qua chỉ mới hơn 15 năm thành lập, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá còn non trẻ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc ứng dụng các công cụ phân tích và áp dụng các mô hình định giá tài sản cũng được manh nha sử dụng tại một số công ty chứng khoán và quỹ đầu tư nhưng kết quả chưa phản ánh xác thực sự biến động thị trường. Chính điều này làm nhà đầu tư mất niềm tin với các kết quả phân tích thị trường.
Một số nguyên nhân lý giải kết quả phân tích không như mong muốn là thiếu những nhà đầu tư chiến lược, tình trạng đầu tư vẫn chủ yếu do sự dự đoán chủ quan hoặc mang tâm lý đám đông. Số liệu thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy toàn thị trường có khoảng 1.6 triệu tài khoản, nếu so sánh với dân số Việt Nam thì chỉ chiếm khoảng 1.78%, con
số này là rất ít so với các thị trường khác trên thế giới. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân chiếm một tỷ lệ áp đảo (99.43%) so với toàn thị trường, trong khi nhà đầu tư tổ chức chiếm chưa tới 1%. Với các nhà đầu tư nước ngoài, tổng số lượng tài khoản là 17,789 tài khoản, chỉ chiếm 1.1% so với toàn thị trường. Qua đó cho thấy hiện tượng đầu tư mang tính tâm lý là hoàn toàn có thể xảy ra bởi số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ là quá nhiều. Bên cạnh đó, việc chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng lớn đến biến động của thị trường cũng là nguyên nhân mà kết quả định giá bị hạn chế.
Bảng 4.1: Bảng thống kê tài khoản nhà đầu tư trên thị trường năm 2015
Toàn thị trường Nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tư nước ngoài Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức
Số lượng
(tài khoản) 1,560,886 8,906 1,545,361 6,642 15,525 2,264
% 99.43% 0.57% 99.57% 0.43% 87.27% 12.73%
Nguồn: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
Ngoài ra, tại các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư, việc ứng dụng các mô hình phân tích chưa được đầu tư một cách có hệ thống. Một số phần mềm chuyên dụng chủ yếu là phân tích mô tả lại tình hình thị trường, vẽ đồ thị và thống kê số liệu, chưa có phần mềm chuyên dụng để định giá, dự báo giá và thiết lập các danh mục đầu tư tối ưu. Một số quỹ đầu tư có sử dụng nhưng chủ yếu là mô hình đơn giản như CAPM, mô hình chỉ số đơn mà chưa áp dụng các mô hình khác như mô hình ba nhân tố, mô hình bốn nhân tố, mô hình moment CAPM đã được chứng minh thực nghiệm là tốt hơn so với các mô hình truyền thống.
Nhìn chung, việc vận dụng mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoán Việt Nam còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Tuy nhiên việc chỉ mới áp dụng một số mô hình đơn giản tại các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư sẽ làm kết quả phân tích bị hạn chế bởi nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho rằng còn có những nhân tố khác đóng vai trò quan trọng trong phân tích sự biến động lợi nhuận cổ phiếu. Việc bỏ qua một số nhân tố này chính là rủi ro mà nhà đầu tư sẽ phải đối mặt trong tương lai.