- Xác định mô hình thực nghiệm đơn yếu tố:
Từ số liệu thực nghiệm xác định được phương trình tương quan:
y = 0,4875X0,6988.e(-0,0244X) (4.2) - Kiểm tra tính tương thích của mô hình hồi qui theo tiêu chuẩn Fisher:
Giá trị tính toán chuẩn Fisher: F = 0,4416; Giá trị tra bảng chuẩn Fisher: Fb= 4,10; F < Fb vậy mô hình đã chọn là tương thích.
- Đồ thị tương quan giữa vận tốc cắt và độ nhám bề mặt
Từ số liệu trên bảng 4.6 ta xây dựng được đồ thị biểu diễn tương quan giữa vận tốc cắt với độ nhám bề mặt như trên hình 4.2.
Hình 4.2. Đồ thị ảnh hưởng của vận tốc cắt đến độ nhám bề mặt
4.3.2. Ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt nhám bề mặt
Ta tiến hành giữ nguyên giá trị V ở mức “0” và thay đổi lượng chạy dao S ở 5 mức. Kết quả được thể hiện ở phụ biểu 03
57
a. Ảnh hưởng của lượng chạy dao S tới chi phí năng lượng riêngNr
Từ kết quả thực nghiệm ở phụ biểu 03, tổng hợp các giá trị tính toán của hàm chi phí năng lượng riêngkhi lượng chạy dao thay đổi như ở bảng 4.3
Bảng 4.3: Tổng hợp các giá trị tính toán của hàm chi phí năng lượng riêng khi lượng chạy dao thay đổi
STT Y1 Y2 Y3 Ytb (Y0-Ytb)2 Si2 1 0,147 0,157 0,151 0,152 0,000411 0,000025 2 0,15 0,155 0,158 0,154 0,000310 0,000016 3 0,155 0,161 0,158 0,158 0,000194 0,000009 4 0,186 0,195 0,191 0,191 0,000351 0,000020 5 0,203 0,207 0,205 0,205 0,001093 0,000004 Tổng 0,841 0,875 0,863 0,860 0,002359 0,000075 Y0 0,172 Gtt 0,3378 Sy2 0,0018 Se2 0,0000 Ftt 117,9489
- Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo tiêu chuẩn Kohren:
Giá trị tính toán Gtt= 0,3378;Giá trị thống kê chuẩn Kohren tra bảng Gb = 0,7885; Gtt < Gb phương sai thực nghiệm là đồng nhất, kết quả thí nghiệm chấp nhận được.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào theo tiêu chuẩn Fisher: + Giá trị Ftt = 117,9489; + Giá trị Fb = 4,10; Ftt > Fb vậy ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chi phí năng lượng riêng là rất đáng kể.
- Xác định mô hình thực nghiệm đơn yếu tố:
Từ số liệu thực nghiệm xác định được phương trình tương quan:
Y = 0,1552 + 0,0813.X + 0,3738.X2 (4.3) - Kiểm tra tính tương thích của mô hình hồi qui theo tiêu chuẩn Fisher:
58
+ Giá trị tính toán chuẩn Fisher: F = 3,9484; + Giá trị tra bảng chuẩn Fisher: Fb= 4,10; F < Fb vậy mô hình đã chọn là tương thích.
- Đồ thị tương quan giữa lượng chạy dao và chi phí năng lượng riêng:
Từ số liệu trên bảng 4.3, ta xây dựng được đồ thị biểu diễn tương quan giữa lượng chạy dao với chi phí năng lượng riêng như trên hình 4.3.
Hình 4.3. Đồ thị ảnh hưởng của lượng chạy dao S đến chi phí năng lượng riêng Nr
b. Ảnh hưởng của lượng chạy dao S tới độ nhám bề mặt Ra
Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi tiến hành xử lý, tổng hợp các giá trị tính toán của hàm độ nhám bề mặt chi tiết gia công khi lượng chạy dao thay đổi như ở bảng 4.4.
- Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo tiêu chuẩn Kohren:
+ Giá trị tính toán Gtt = 0,3577; + Giá trị thống kê chuẩn Kohren tra bảng Gb = 0,7885; Gtt < Gb phương sai thực nghiệm là đồng nhất, kết quả thí nghiệm chấp nhận được.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào theo tiêu chuẩn Fisher:
59
+ Giá trị Ftt = 2053,1888; Giá trị Fb = 4,10; Ftt > Fb , vậy ảnh hưởng của X hay lượng chạy dao đến độ nhám bề mặt là rất đáng kể.
Bảng 4.4: Tổng hợp các giá trị tính toán của hàm độ nhám bề mặt khi lượng chạy dao thay đổi
STT Y1 Y2 Y3 Ytb (Y0-Ytb)2 Si2 1 1,054 1,011 1,086 1,050 0,489328 0,001421 2 1,218 1,237 1,250 1,235 0,265211 0,000246 3 1,658 1,713 1,726 1,699 0,002573 0,001295 4 2,006 2,071 2,066 2,048 0,088693 0,001289 5 2,649 2,758 2,746 2,717 0,935889 0,003559 Tổng 8,586 8,790 8,874 8,750 1,781693 0,007810 Y0 1,750 Gtt 0,3577 Sy2 1,3363 Se2 0,0016 Ftt 2053,1888
- Xác định mô hình thực nghiệm đơn yếu tố:
Từ số liệu thực nghiệm xác định được phương trình tương quan: Y = 0,9334 + 0,4816.X + 6.2095.X2 (4.4) - Kiểm tra tính tương thích của mô hình hồi qui theo tiêu chuẩn Fisher:
+ Giá trị tính toán chuẩn Fisher: F = 3,1967; + Giá trị tra bảng chuẩn Fisher: Fb= 4,10; F < Fb vậy mô hình đã chọn là tương thích.
60
- Đồ thị tương quan giữa lượng chạy dao S và độ nhám bề mặt Ra:
Từ số liệu trên bảng 4.4 ta xây dựng được đồ thị biểu diễn tương quan giữa lượng chạy dao với độ nhám bề mặt như trên hình 4.4.
Hình 4.4. Đồ thị ảnh hưởng của lượng chạy dao S đến độ nhám bề mặt Ra
Kết luận:
Ảnh hưởng của vận tốc cắt V đến chi phí năng lượng riêng Nr là đáng kể và tuân theo quy luật hàm bậc 2. Khi vận tốc cắt tăng từ 5 ÷ 55 m/ph chi phí năng lượng riêng giảm từ 0.166 ÷ 0.156 Wh/mm2. Tuy nhiên khi vận tốc cắt tăng từ 55 ÷ 105 m/ph thì chi phí năng lượng riêng lại tăng với cường độ mạnh từ 0.166 ÷ 0.184 Wh/mm2.
Ảnh hưởng của vận tốc cắt V đến độ nhám bề mặt là hàm phi tuyến. Khi vận tốc cắt tăng từ 5 ÷ 30 m/ph, thì độ nhám bề mặt Ra tăng từ khoảng 1.328 ÷ 2.700 µm. Tốc độ tăng của Ra trong giai đoạn này là khá mạnh. Khi vận tốc cắt tiếp tục tăng từ 30 ÷ 105 m/ph thì độ nhám bề mặt chi tiết lại giảm dần tới 1,022 µm. Từ giai đoạn này nếu tiếp tục tăng vận tốc cắt thì độ nhám bề mặt các chi tiết gia công giảm đi không đáng kể.
61
Ảnh hưởng của lượng chạy dao S đến chi phí năng lượng riêng Nr cũng là đồng biến và với quy luật hàm bậc 2. Khi lượng chạy dao S tăng từ 0.10 ÷ 0.50 mm/v thì chiphis năng lượng riêng tăng từ 0.152 ÷ 0.205 Wh/mm2.
Ảnh hưởng của lượng chạy dao S đến độ nhám bề mặt chi tiết gia công là đồng biến theo quy luật hàm bậc 2. Khi lượng chạy dao tăng từ 0.10 ÷ 0.50 mm/v thì độ nhám bề mặt tăng từ 1.050 ÷ 2.717 µm.
Những kết quả trên là hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết như luận văn đã tổng hợp được và trình bày ở chương 3. Đây cũng là những cơ sở quan trọng để tiến hành các nhiệm vụ tiếp theo - quy hoạch thực nghiệm đa yếu tố.