Chất lượng (độ nhám) bề mặt gia công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chi phí năng lượng riêng và chất lượng gia công một số chi tiết trên máy tiện​ (Trang 48 - 50)

Chất lượng (độ nhám) bề mặt gia công là một yếu tố rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng bề mặt của chi tiết máy. Khả năng làm việc của chi tiết máy phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng bề mặt. Chất lượng bề mặt của chi tiết máy phụ thuộc vào phương pháp và điều kiện gia công cụ thể, là là mục tiêu chủ yếu cần đạt được ở bước gia công tinh các bề mặt chi tiết máy. Theo [24] bề mặt chi tiết máy gia công trên máy cắt kim loại không thể tránh được độ mấp mô với chiều cao và bước mấp mô nhỏ. Tập hợp những mấp mô bề mặt các bước tương đối nhỏ trên chiều dài chuẩn gọi là độ nhám bề mặt. Độ nhám bề mặt được xác định bằng một hoặc một số thông số sau:

Ra-sai lệch trung binhg số học của prôfin:

     e n i i x a Y n dx Y e R 0 1 ) ( 1 . 1 (3.11)

Rz: Chiều cao nhấp nhô trung bình của prôfin theo 10 điểm:

) ( 5 1 5 1 5 1 min max       i i i i Z H H R (3.12)

Trong đó: Hi max - Sai lệch năm đỉnh cao nhất của profin; Hi min - Sai lệch năm đỉnh thấp nhất của profin.

+ Chiều cao lớn nhất của profin Rmax là khoảng cách giữa đường đỉnh và đường đáy của profin trong giới hạn chiều dài chuẩn.

Theo [27] thông số Ra dùng để đánh giá độ nhám bề mặt cho các mẫu chuẩn và được áp dụng phổ biến trong các tài liệu kỹ thuật của các nước trên thế giới.

Theo [20] trong quá trình gia công cắt, gọt độ nhám của bề mặt gia công chịu ảnh hưởng của góc nghiêng chính của dao căt  và góc nghiêng phụ 1, bán kính  của cạnh cắt, lượng chạy dao s, tốc độ căt v và chiều sâu cắt t…

Xác định thông số Ra bằng lý thuyết là không thể được cho nên tác giả Phoomenko trong công trình [30] đã xác định được thông số Ra bằng thực

nghiệm khi nghiên cứu độ nhám bề mặt khi gia công khi tiện thép bằng giao hợp kim 50H và xác lập được công thực thực nghiệm để tính Ra:

Ra = 0,81 + 0,004.v + 8,64.s - 2,88.t - 2,80.hz + 0,005.v.s - 0,004.v.t + +0,005.v.hz + 0,00001.v2 + 26,70.s2 + 9,93.t2 + 27,71.hz; (3.13)

Trong đó: v - Tốc độ căt (m/phút); s - Lượng chạy dao (mm/vòng); t - Chiều sâu căt (mm) ;

hz - Mức độ mòn mặt sau của dao cắt.

Từ phương trình trên có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công hay độ nhám bề mặt của chi tiết làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài này.

Tóm lại: Từ những phân tích ở trên, đối với máy tiện thì các nhân tố đồng thời ảnh hưởng đến chi phí năng lượng riêng và chất lượng bề mặt gia công là:

+ Nhóm yếu tố thuộc về máy :

- Vận tốc cắt; - Lượng chạy dao; - Chiều sâu cắt;

+ Nhóm yếu tố thuộc về vật liệu gia công. + Nhóm yếu tố thuộc về dao:

- Góc độ của dao; - Bán kính đỉnh dao;

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chi phí năng lượng riêng và chất lượng gia công một số chi tiết trên máy tiện​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)