- Trung dài hạn 7
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định.
Thẩm định là một bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay. Nó không chỉ có những ý nghĩa đối với NH là nhằm nâng cao chất lượng cho vay, giảm rủi ro cho NH mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với KH giúp cho họ có thể có được nguồn vay hợp lý và đúng thời điểm. Để nâng cao chất lượng thẩm định thì NH cần phải:
- Tổ chức thu thập, xử lý thông tin về KH trên cơ sở đó phân tích đánh giá để có quyết định vay đúng.
- Thường xuyên tổ chức lớp đào tạo CB chuyên sâu về công tác thẩm định. - Quy định trách nhiệm, quyền hạn của CBTD đối với từng khoản vay, để họ có trách nhiệm và chủ động hơn với công tác thẩm định từng món vay của mình.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay.
Hiện nay, do tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, hoạt động kinh doanh của NH cũng như DN có thể gặp nhiều rủi ro, đặc biệt đối với những
tiến hành quản lý chặt chẽ hơn hoạt động TD và thường xuyên kiểm tra giám sát để hạn chế rủi ro TD xuống mức thấp nhất.
- Thực hiện chấm điểm TD KH thường xuyên hoặc theo dõi tình hình xếp hạng của DN tại các tổ chức xếp hạng có uy tín của Việt Nam như Trung tâm thông tin TD của NHNN Việt Nam (CIC) để biết rõ mức an toàn của các món vay.
- Phân loại rủi ro, trích lập dự phòng đối với các khoản nợ vay.
- Với tài sản thế chấp thì cần tăng cường quản lý, kiểm tra để có những biện pháp kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm, tránh tình trạng DN dùng một tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi. Muốn vậy, NH cần có sự phối hợp chặt chẽ với các NH khác, với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra giám sát tài sản của KH.
- NH cần thường xuyên cử CBTD xuống kiểm tra tình hình SXKD, qua đó phát hiện kịp thời những hiện tượng kinh doanh không tuân theo HĐTD, nguy cơ rủi ro cao để có biện pháp xử lý, tránh phát sinh các khoản nợ quá hạn cũng như việc vỡ nợ bất ngờ xảy ra của các KH.