Chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 58 - 61)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.2.1. Chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2017 BIDV thực hiện chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo Quyết định số 353/QĐ-HĐQT của Hội

đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành ngày 21/04/2010.

Từ ngày 06/06/2017, BIDV thực hiện chính sách bán lẻ theo Quy định số 3488/QyĐ- BIDV về việc Hướng dẫn thực hiện chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành. Về cơ bản hai quyết định này cũng không có nhiều điểm thay đổi lớn, nội dung của chính sách tín dụng dành cho khách hàng cá nhân cơ bản vẫn tập trung vào các nội dung như sau: Chính sách đối với khách hàng cá nhân của BIDV quy định thống nhất cách ứng xử, đảm bảo

tính minh bạch, công khai của BIDV trong mối quan hệ với các khách hàng. Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững của BIDV đồng thời cũng phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và hướng tới đảm bảo tuân thủ các quy định Basel II theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Các khách hàng sẽ được BIDV xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV và là cơ sở xác định chính sách cấp tín dụng đối với từng khách hàng.

Chính sách đối với khách hàng vay không có tài sản bảo đảm phục vụ nhu cầu đời sống

- BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có độ tuổi từ 22-55 tuổi và có kết quả xếp hạng từ A- trở lên.

- Giới hạn cấp tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống không có tài sản bảo đảm tối đa là 02 tỷ đồng đối với 01 (một) khách hàng bán lẻ (bao gồm các phương thức cấp tín dụng: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức thấu chi và cấp tín dụng qua thẻ tín dụng).

Chính sách đối với khách hàng vay bảo đảm bằng tài sản (bao gồm khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống và phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác)

- Mức cấp tín dụng:

Bảng 2.2: Mức cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo định hạng khách hàng

TT Hạng khách hàng Mức cấp tín dụng tối đa 1 AAA, AA

+

, AA, AA-, A+, A, A-

100% so với mức tối đa theo quy định cấp tín

dụng bán lẻ/ quy định sản phẩm hiện hành

2 BBB, BB, B 95% so với mức tối đa theo quy định cấp tín dụng bán lẻ/ quy định sản phẩm hiện hành

- Trong mọi trường hợp, mức cấp tín dụng tối đa không vượt quá 100% nhu cầu vốn vay và/hoặc giá trị tài sản bảo đảm sau quy đổi (sau khi đã nhân hệ số giá trị tài sản bảo đảm) của khách hàng.

- Tại mọi thời điểm 100% dư nợ vay/dư cam kết cấp tín dụng của khách hàng phải có tài sản bảo đảm.

- BIDV chỉ nhận tài sản bảo đảm là bất động sản có đầy đủ chứng nhận quyền sử dụng/quyền sở hữu và/hoặc các loại tài sản khác có hệ số giá trị tài sản bảo đảm từ 0.7 trở lên, thuộc sở hữu của chính khách hàng vay và/hoặc bên thứ ba là vợ/chồng, con, bố/mẹ, anh/chị/em ruột của khách hàng hoặc của vợ/chồng khách hàng vay (trừ trường hợp sản phẩm, quy định cấp tín dụng bán lẻ của BIDV có quy định riêng thì thực hiện theo quy định riêng).

- Việc nhận, định giá tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật, BIDV về giao dịch bảo đảm trong từng thời kỳ.

(Nguồn: Quy định số 3488/QyĐ-BIDV ngày 06/06/2017 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về Hướng dẫn thực hiện chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ [17])

Ngòai việc tuân thủ áp dụng chính sách tín dụng bán lẻ chung do Hội sở chính BIDV ban hành như trên thì từ BIDV Gia Lai cũng xác định rõ định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của Chi nhánh thông qua chính sách tín dụng bán lẻ được Lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt tại Công văn số 1312/CV-BIDV.GL ngày 16/08/2016 do Phòng kế hoạch tổng hợp Chi nhánh ban bành về Chỉ đạo hoạt động tín dụng bản lẻ. Cụ thể như

sau:

- Xác định nhóm khách hàng mục tiêu để phát triển trên cơ sở thâm canh trên nền khách hàng cũ. Tập trung phát triển khách hàng mới có nhu cầu vay sản xuất kinh doanh tại các địa bàn có các phòng giao dịch của Chi nhánh và khu vực lân cận.

- Tăng trưởng thị phần và đảm bảo an toàn vốn, đẩy mạnh phát triển hoạt động bán lẻ dựa trên việc tăng trưởng dư nợ thực tế thông qua việc phát triển khách hàng, hạn chế việc số dư tín dụng bán lẻ tăng do các khách hàng vay cầm cố, thấu chi GTGG trong khi khách hàng mới không tăng.

- Mở rộng địa bàn cho vay ít cạnh tranh về mặt lãi suất như khu vực nông thôn, …tại những địa bàn ít có Phòng giao dịch của các Ngân hàng khác.

- Đẩy mạnh nền khách hàng chi hộ lương tại Chi nhánh, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bán lẻ như ô tô thông qua các Đại lý kinh doanh ô tô trên địa bàn; phát triển sản phẩm vay nhà ở dựa trên sự tiếp thị các gói ưu đãi hỗ trợ của Hội sở chính BIDV.

- Tuân thủ việc áp dụng các gói tín dụng ưu đãi lãi suất của Chính phủ, của Hội sở chính BIDV. Đối với các khách hàng cần có cơ chế lãi suẩt riêng các đơn vị trình Giám đốc chi nhánh quyết định phù hợp với các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ và dựa trên phương pháp tính tổng hòa lợi ích của khách hàng. [14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)