- Giá cả thế giới: những biến đổi bất thường của giá cả phân bón trên thị trường thế
2008 so với 2007 2009 so vớ
2008 2010 so với 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Vốn điều lệ 83.129,15 200.000 200.000 200.000 116.870,85 140,59 0 0 0 0 Doanh thu thuần 1.372.152(1) 1.553.342 1.600.142 1.638.182 181.190 13,20 46.800 3,01 38.040 2,38 Lợi nhuận sau thuế 35.051(2) 50.001 54.032 56.639 14.950 42,65 4.031 8,06 2.607 4,82 Tỷ lệ chi trả cổ tức (%) 32,20(3) 19,76 21,32 22,36 -12,44 -38,63 1,56 7,8 1,04 4,65
Ghi chú: (1), (2), (3) là số kế hoạch, số thực tế năm 2007 là bảng 1
Dự kiến kế hoạch của Công ty được xây dựng trên cơ sở thực hiện của các năm qua,
nhất là thực tế kinh doanh 06 tháng đấu năm 2007, cùng với những lợi thế do các cơ hội kinh doanh đem lại và phân tích dự báo tổng hợp các nhân tố có thể ảnh hưởng tích cực
cũng như tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Kế
hoạch kinh doanh cụ thể của TSC như sau:
- Phân bón: Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón sẽ
được tự do xuất khẩu phân bón mà doanh nghiệp đã nhập khẩu vào Việt Nam khi giá cả
tiêu thụ ở thị trường nội địa gây bất lợi cho doanh nghiệp. Khi có chủ trương này sẽ
giải tỏa được khó khăn cố hữu của doanh nghiệp nhập khẩu phân bón từ trước đến
nay. Trong khi chờ chủ trương chung, các doanh nghiệp riêng lẻ nếu gặp phải tình huống này sẽ được Bộ Thương mại xem xét cho xuất khẩu để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trước mắt, theo đề nghị của Công ty về việc xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập khẩu, Bộ Thương mại đã có công văn số 3998 BTM/XNK ngày
12/07/2007 cho phép Công ty được phép xuất khẩu phân DAP và phân Urê có nguồn
gốc nhập khẩu.
Như vậy, khó khăn cơ bản của Công ty khi gặp trường hợp giá phân nộiđịa thấp
hơn giá thế giới đã được giải quyết. Trước tình hình đó, Công ty xây dựng kế hoạch mua vào bán ra cho mặt hàng phân bón từ năm 2008 – 2010, bình quân là 235.000 tấn/năm. Giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh xây dựng cho kế hoạch căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh phân bón trong thời gian qua, diễn biến thực tế hiện nay và dự
báo xu hướng cho những năm kế tiếp.
- Gạo xuất khẩu: trong định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo vừa giúp có nguồn thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Công ty, với việc phân tích những yếu tố ở tầm vĩ mô (về đảm bảo an ninh lương thực, mùa vụ sản xuất nông nghiệp trong những năm tới, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào lĩnh vực xuất khẩu gạo trong thời gian tới theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam v.v…) và đánh giá khả năng nội tại của Công ty, Công ty xác định lượng gạo xuất khẩu từ năm 2008 – 2011 sẽở mức từ 90.000 – 100.000 tấn.
- Thuốc bảo vệ thực vật: sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật mang logo TSC vốn là thế mạnh của Công ty trong suốt giai đoạn từ năm 1992 cho đến nay. TSC đã bắt đầu khởi động chương trình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do vậy dự kiến sang năm 2008 Công ty mới có thể kinh doanh mặt hàng này với giá vốn hàng bán năm 2008 sẽ là 50 tỷđồng, năm 2011 sẽđạt khoảng 102 tỷ đồng. Theo tình hình thực tế hiện nay, lãi gộp của ngành thuốc bảo vệ thực vật khoảng 18% doanh thu thuần và lợi nhuận khoảng 8% doanh thu thuần.
- Nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản: hiện tại, trên 80% nguyên
liệu chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản ở Việt Nam phải nhập khẩu. Tuy nhiên,
đây cũng là ngành có nhiều doanh nghiệp khác đã tham gia và hoạt động trong lĩnh vực này từ nhiều năm nay. Là doanh nghiệp gia nhập sau, Công ty phải điều nghiên thị
trường rất kỹ và xây dựng kế hoạch một cách thận trọng, khi có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, Công ty sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực này. Trước mắt, Công ty chỉ xây dựng kế hoạch ở mức thấp với giá vốn hàng hóa mua vào là 40 tỷđồng/năm cho cả giai đoạn từ năm 2008 – 2011. Hiện nay, mức lãi gộp bình quân của kinh doanh nguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản ở khu vực phía Nam khoảng15%/doanh
thu, thực lãi là 7,5%/doanh thu.
5.4.2 Nhận xét và đánh giá
Nếu không có những sự kiện bất khả kháng trong lĩnh vực kinh doanh thì kế hoạch
lợi nhuận giai đoạn 2008 – 2011 của Công ty mang tính khả thi rất cao. Trong năm 2008
Công ty sẽ tăng vốn lên 200 tỷ đồng, hiện Công ty đã nộp hồ sơ tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin phép phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Năm 2008 Công ty phấn đấu đạt 1.553
tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận sau thuế phấn đấu đạt
75,263 tỷ đồng (Kế hoạch do Đại Hội đồng Cổ đông thông qua ngày 26/01/2008). Nếu so
về số tuyệt đối thì lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 6% so với năm 2007, nhưng nếu so
với vốn điều lệ thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế năm 2008 thấp hơn (năm 2007 là 85,47%, năm
2008 là 53,16% tính theo vốn điều lệ bình quân). Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch năm 2008 cũng đã thể hiện sự cố gắng vượt bậc của Công ty do lĩnh vực mới đầu tư ra
ngoài công ty chưa thể ngay lập tức mang lợi nhuận cao, hơn nữa Công ty cũng phải chịu
sự cạnh tranh từ các công ty khác.
Tuy nhiên, từ năm 2008 khi công ty tăng vốn điều lệ từ 83,129 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng thì doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng không tăng đáng kể. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2007 là 40% (số thực hiện năm 2007 cao hơn số kế hoạch đề ra là 32,20%) là tương đối cao, nhưng lại giảm trong năm 2008 – 2011. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của Công ty các năm vừa qua và trong thời gian tới là tươngđốiổn định, nhưng lại ít khả năng gây đột biến.
Trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính hiện nay của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ,
cùng với việc phân tích ngành, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam (đơn vị tư vấn niêm yết và phát hành thêm cổ phiếu cho TSC) cho rằng, kế hoạch lợi
nhuận và cổ tức của TSC dự kiến trong giai đoạn 2007 – 2011 là có thể đạt được nếu không
chịu ảnh hưởng bởi các sự kiện bất khả kháng. Và thực tế qua kế quả hoạt động kinh doanh năm 2007 thì rất ấn tượng.
Nhìn chung, năm 2007 là năm Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; mặc dù sau Đại
hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 4 năm 2006; Tổng giám đốc Công ty đề xuất và Hội Đồng Quản Trị chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 cao hơn nhiều so với Đại
Hội Đồng Cổ Đông giao nhưng Công ty đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, đặc
tăng 114,22% so với kế hoạch điều chỉnh (xin xem số liệu ở bảng 1 và kế hoạch ở bảng 7).
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ năm 2007 đạt 1.375.089.865.268 đồng so với năm 2006 tăng 20,73% . Lợi nhuận thực hiện năm 2007 đạt 79.971.246.573 đồng so với năm 2006 tăng gấp 5,84 lần (79.971.246.573 đồng so với
13.686.251.750 đồng). Năm 2007 là năm Công ty đạt được lợi nhuận cao nhất từ trước tới
nay. Nói tóm lại, năm 2007 công ty đã được kết quả hoạt động kinh doanh rất khả quan, đây là một bước đệm rất quan trọng để hoàn thành các kế hoạch từ năm 2008 – 2010, là cơ
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KHI ĐẦU TƯ VÀO
CỔ PHIẾU TSC
6.1 KẾT LUẬN
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các công ty. Đối với mỗi công ty hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, chẩn đoán một cách đúng đắn những “căn bệnh” của công ty, từ đó cho “toa thuốc” hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ của công ty thì đây là những nguồn thông tin có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ. Đặc biệt hơn nữa là đối với Công ty Cổ phần Vật tư
kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ là công ty cổ phần thứ 2 (ngoài Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang) của thành phố Cần Thơ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí
Minh (HoSE). Đây là hướng đi đúng hướng của TSC của quá trình hội nhập của nền kinh tế đất nước. Qua việc niêm yết giao dịch cổ phiếu TSC trên HoSE thì nhà đầu tư, cổ đông của công ty tiếp cận được những thông tin chính xác hơn, minh bạch và nhanh hơn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và cổ đông.
Qua toàn bộ quá trình phân tích về tình hình tài chính và tình hình giao dịch cổ
phiếu TSC trên HoSE của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ, nhìn chung công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính tốt. Kế hoạch kinh doanh của công ty tro ng các n ăm tới mang tính khả thi cao, tạo được sự quan tâm của nhà đ ầu tư và cổ đông của công ty.
Nói tóm lại, đối với nh à đầu tư, cổ đông của một công ty cổ phần có cổ
phiếu n iêm yết trên thị trường chứng khoán cần có sự tìm hiểu phân tích tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, giao dịch cổ phiếu trên thị trường một cách kỹ càn g, khoa học nhằm tối đa hó a lợi nhuận khi đầu tư. Nhà quản trị
công ty niêm yết cần có kế hoạch và chiến lược kinh doanh hiệu quả, hoạt động vì qu yền lợi của cổ đông, của công ty.
6.2 KIẾN NGHỊ KHI ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU TSC
6.2.1 Đối với Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ