L ợi nhuận sau thuế 12.857 12.448 68
4.2.4 Dãy băng Bollinger
Ông John Bollinger đã sáng chế ra chỉ báo này, nó thường được sử dụng chung với đường giá nhưng chúng chỉ được xem là một indicator (dụng cụ chỉ báo), nó rất giống đường bao của giá. Đây là chỉ báo độc nhất vì nó có tác dụng là thể hiện chính xác những thay đổi hay giao động của thị trường. Nó là 1 phép toán cộng trừ của 2 lân sự chênh lệch
của đường trung bình giá MA. Khi thị trường rung động mạnh nó sẽ phản ánh giao động
bằng cách mở rộng các dải (bands). Ngược lại khi sự giao động suy yếu nó phản ánh thị trường trầm lắng thì các dải có khuynh hướng co hẹp lại.
Đồ thị 9: Dãy Bollinger của TSC
Nhìn về quá khứ ở các vị trí (2), (4) và (6) trên đò thị 6 vào các ngày 23/11/2007, 10/01/2008 và 26/03/2008 là tín hiệu mua rất mạnh nhưng không dễ nhận ra khi mà đường
giá cổ phiếu liên tục bám rất gần dãy Bollinger phía trên. Thông thường đối với các tính
hiệu này hoặc là các nhà đầu tư tâm lý yếu hay bán ra khi cổ phiếu tiến gần đến đường băng
bên trên do lo sợ việc giá cổ phiếu đang tiến tới mứt cản (Resistance) và bỏ qua những cơ
hội tìm kiếm lợi nhuận rất đáng tiếc. Chúng ta cần nhìn nhận ở đây là kể từ khi cổ phiếu
TSC niêm yết 2 đường băng giao động khi rộng, khi hẹp cho thấy có một sự đột biến về giá
và gần đến điểm (1) thì đường giá có xu hướng tiệm cận đường băng bên trên khi tới điểm (1) trên đồ thị 9 dãi băng được mở rộng điều này cho thấy sắp có một sự đột biến về giá nhưng sẽ là theo chiều hướng giảm. Thật sự như vậy, tại thời điểm này nhiều người cho
rằng đường giá khi chạm băng bên trên sẽ quay ngược về dãi băng đối diện ở phía dưới và giá cổ phiếu sẽ giảm. Theo lý thuyết về đường bao Bollinger thì khi đường giá cắt qua một đường băng và tiếp tục thoát ra ngoài cho thấy xu hướng đó sẽ vẫn còn tiếp tục. Hãy nhìn lại chỉ báo trong giai đoạn tăng giá bắt đầu từ vị trí (1) và (5) trên đồ thị 9 thì đều thấy đường giá vượt ra khỏi đường băng bên trên và có dấu hiệu quay ngược trở lại. Nếu dùng hỗ trợ và kháng cự để phân tích thì có thể kết luận là sau khi vượt ngưỡng hỗ trợ thì
ngưỡng này sẽ trở thành ngưỡng kháng cự và một ngưỡng kháng cự thấp hơn đã được thiết
Tín hiệu bán ở vị trí số (1) và (5) trên đồ thị 9 là rất rõ ràng trong khi đường giá đi từ
vị trí số (2) lên, 2 lần chạm băng bên trên mà không thể vượt qua được cho thấy giá cổ
phiếu đang cố vượt qua đường kháng cự mà không được. Lần này thì lý thuyết khi đường
giá chạm băng bên trên mà không thể vượt qua được thì sẽ có xu hường đi xuống đường băng ở phía dưới là rất chính xác.
Sau khi đường giá đi xuống bắt đầu từ vị trí số (3) thì chạm vào dãy băng bên dưới ở
vị trí số (4) trên đồ thị 9 ngày 10/01/2008 và không thể đâm qua đường băng này thì việc
nó quay lại đường băng bên trên là điều dễ nhận ra đây cũng là tín hiệu mua rất rõ ràng. Từ vị trí số (5) đồ thị 9 đường giá lại tiến lên cho đến lúc chạm đường băng bên trên một lần nữa và cũng không thể vượt qua được. Nó có xuyên qua đường băng trên một chốc lát nhưng lại quay ngược vào trong cho thấy một sự đảo ngược xu hướng đang xảy ra ở vị
trí số (6) đồ thị 9 được thiết lập vào ngày 26/03/2008.
Sau đợt trượt giá mạnh chưa từng xảy ra của cổ phiếu TSC ở vị trí số (6) đến bây giờ
thì đường giá đã bắt đầu chạm đường băng bên dưới. Vấn đề ở đây là giá cổ phiếu đang ở xu hướng giảm và đường giá đang chạm dãi băng bên dưới vậy thì điều chúng ta mong đợi
là khi nào thì có sự đảo chiều của xu hướng hiện tại để tìm được một tín hiệu mua tối ưu. Nhưng nếu phân vân và không quyết đoán thì chúng ta lại phải đối diện với khả năng vuột
mất cơ hội nhảy vào để tìm kiếm lợi nhuận và khi các tín hiệu khác đủ mạnh thì lại quá trể.
Nhìn đường chỉ báo với đường Bollinger đã thấy một sự đảo ngược về xu hướng hay
chưa và giá cổ phiếu đã là đáy chưa. Câu trả lời vẫn là 50/50, phải chờ xem tình hình thị trường và các tín hiệu khác thì mới cho thấy cổ phiếu TSC sẽ có tăng giá mạnh hay không. Nhưng đã có dấu hiệu hồi phục trở lại và xu hương vẫn chưa chắc chắn lắm.
Chương 5