4.3. Đánh giá hiện trạng bảo tồn Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù
4.3.2 Công tác phát triển kinh tế vùng đệm, xây dựng cơ bản
Trong những năm qua cùng với Chính quyền địa phƣơng, BQL Khu BTTN Pù Lng đã tích cực kêu gọi, đề xuất các chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế cho cộng đồng vùng lõi và vùng đệm của Khu bảo tồn từ các nguồn vốn trong nƣớc và quốc tế nhƣ Ngân hàng Thế giới, Đại sứ quán Cộng hịa Ailen, Quỹ bảo tồn... qua đó trong giai đoạn 2011-2016 đã hỗ trợ đƣợc 120 con Bò cái sinh sản, 1.500 con Vịt cổ lũng, 100 con lợn cỏ lai lợn rừng, 2.000 con gà rừng F1, 12 con Hƣơu Sao... và trồng đƣợc trên 300 ha rừng với các lồi cây trồng chính là Xoan, Lát, Luồng, Mỡ.
Năm 2005, đƣợc sự hỗ trợ của tổ chức FFI Khu bảo tồn đã hỗ trợ xây dựng cho 22 hộ gia đình kinh doanh phát triển du lịch sinh thái, đến nay mơ hình du lịch sinh thái đã đƣợc nhân rộng đáng kể, hiện đã có nhiều nhà đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ du khách thăm quan du lịch, hàng năm đã đón đƣợc trên 1.500 lƣợt khách quốc tế đến thăm quan nghỉ dƣỡng.
Về cơ sở hạ tầng tại các xã vùng đệm hiện nay đã và đang đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ xây dựng, đến nay đã xây dựng đƣợc 7 km tuyến đƣờng
từ Trung tâm xã Lũng Cao đi Bản Kịt, 14 km từ Trung tâm xã Lũng Cao đi khu vực Son, Bá, Mƣời và 30 km trên tuyến đƣờng 15c, Khu bảo tồn cũng đã hỗ trợ xây dựng 4 đập thủy lợi và các tuyến đƣờng giao thông liên thôn cho cộng đồng.
Hiện nay Khu bảo tồn đã và đang triển khai các mơ hình phát triển dƣợc liệu nhằm nâng cao giá trị sản xuất nhƣ các mơ hình trồng Khơi tía, Đảng sâm, Hà thủ ơ đỏ, Giảo cổ lam... và phối hợp với Hàn quốc triển khai thí điểm mơ hình trồng Sâm núi.
Với việc hỗ trợ đầu tƣ của Chính phủ cũng nhƣ các tổ chức Phi chính phủ đã từng bƣớc nâng cao đƣợc đời sống, cơ sở hạ tầng cho các xã trong vùng đệm và vùng lõi của Khu bảo tồn. Tuy nhiên hiện nay mức đầu tƣ hỗ trợ cịn thấp, mang tính dàn trải chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân, mặt khác việc xây dựng các tuyến đƣờng giao thông hiện nay giúp thuận lợi cho ngƣời dân đi lại, giao thƣơng hàng hóa nhƣng nó cũng là điều kiện để các đối tƣợng lâm tặc có thể xâm nhập sâu hơn các vùng còn giàu tài nguyên của Khu bảo tồn, đồng thời với các tuyến đƣờng đi qua diện tích rừng đặc dụng cũng đã làm chia cắt nhiều sinh cảnh sống quan trọng đặc biệt là đối với các loài động vật, các loài thú lớn.