VỆ SNH LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHỆP (NGHỂ NÔNG)

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 3 pps (Trang 29 - 30)

Ở nước ta có tới 80% là lao động nông nghiệp. Sản phẩm quốc nội nhờ nông nghiệp mà tăng nhanh, đất nước được no đủ, vững bền. Lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay đang dựa trên một nền tảng nông nghiệp lạc hậu để lại với trình độ dân trí chưa cao, nền khoa học kỹ thuật vẫn còn đóng một vai trò khiêm tốn, ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như sức khỏe người nông dân.

1.1. Đặc trưng về tác hại nghề nghiệp

Lao động nông nghiệp ở nước ta có những đặc trưng cần lưu ý sau đây: - Lao động ngoài trời và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

- Lao động thủ công giản đơn, tiêu hao năng lượng nhiều.

- Tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh đặc biệt là các vi sinh vật, ký sinh trùng và hoá chất trừ sâu nguy hại.

Sự phụ thuộc vào thiên nhiên cao nên các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ luôn luôn thay đổi ở nước ta sẽ là ảnh hưởng không nhỏ lên sức khoẻ.Mùa đông nhiệt độ giảm song độ ẩm ngoài đồng ruộng nước ta còn cao nên sẽ làm cho cảm giác rét

buốt tăng lên, mất nhiệt nhiều. Mùa hè bức xạ nhiều nên nhiệt độ ngoài đồng ruộng nhiều khi cao hơn nhiệt độ da của con người gây cản trở cho quá trình điều hoà thân nhiệt của cơ thể. Hơn nữa nhiệt độ cao, độ ẩm cao càng làm cho sự thoát nhiệt khó khăn, dễ gây tích nhiệt hoặc mất quá nhiều mồ hôi kèm theo mất muối khoáng gây cản trở cân bằng dịch thể. Do lao động thủ công, lao động giản đơn nên nhiều khi năng lượng tiêu hao lên tới hơn 4.000Kca1. Sự tiêu hao năng lượng nhiều do công việc lại không được bù đắp xứng đáng nên sức khỏe của con người Việt Nam đến nay vẫn được coi là ở mức chưa cao, tuổi thọ chưa cao. Điều đặc biệt là sự thích nghi ở mức thiếu kém dần dần sẽ làm cho người lao động quen, cảm thấy vừa lòng, chấp nhận được.

Sự tiếp xúc nhiều với các vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh là một đặc thù của một nước nhiệt đới. Môi trường lao động chứa nhiều vi trùng gây bệnh từ phân, môi trường ô nhiễm chưa được xử lý. Các loại nấm, ký sinh trùng gây bệnh tồn tại ở môi trường và tiếp cận với người lao động dễ gây bệnh như các loại nấm da, tóc và ký sinh trùng đường ruột. Do sử dụng nhiều hoá chất bảo vệ thực vật nên người nông dân có thể bị nhiễm độc dễ dàng nếu thiếu an toàn trong sử dụng và bảo quản hoá chất bảo vệ thực vật...

1.2. Một số công việc thường gặp

1 2.1 Trng lương thc

Ở nước ta trồng cây lương thực bao gồm các nghề trồng ngô, lúa... Đặc điểm chung của nghề này là hầu hết các công việc đều nặng nhọc (cày, bừa, gặt hái...) và phải lao động ngoài.trời và chịu sự tác động của hầu hết, thường xuyên với các biến động của thời tiết thiên nhiên theo mùa, khi trời gió rét, khi trời nóng bức... Ở nước ta hàng năm người nông dân sử dụng hàng nghìn tấn thuốc trừ sâu các loại, trang bị, hướng dẫn cũng như thực hành an toàn trong sử dụng hoá chất trừ sâu diệt cỏ chưa thực sự tốt.

Do sử dụng phân hữu cơ chưa được xử lý hoàn toàn nên còn nhiều vi sinh vật gây bệnh sống sót có khả năng gây hại, đặc biệt là vi trùng đường ruột và ký sinh trùng nhiệt đới.

1.2.2. Trng rau

Nghề trồng rau cung cấp cho dân cư thành phố thường rất bất cập về thời gian nên người nông dân phải tranh thủ cả ngày đêm để chăm bón và thu hoạch cũng như kinh doanh nên thời gian lao động và nghỉ ngơi nhìn chung chưa hợp lý. Nghề trồng rau cũng tiếp xúc nhiều với phân hữu cơ chưa được xử lý và các hoá chất bảo vệ thực vật nên dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc.

1 2.3. Chăn nuôi

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 3 pps (Trang 29 - 30)