BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 3 pps (Trang 27 - 29)

- Thông qua kiểm tra vệ sinh an toàn phát hiện mầm mống gây sự cố và tiến hành tu sửa đề phòng xảy ra nhiễm độc cấp.

- Nếu xảy ra nhiễm độc cấp tính, cán bộ y tế, vệ sinh an toàn đến ngay nơi xảy ra, một mặt tổ chức lực lượng cấp cứu ngăn chặn nhiễm độc, một mặt phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết không để xảy ra nhiễm độc nữa.

Cần áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:

- Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Thay thế nguyên liệu độc bằng loại ít độc hơn hoặc không độc. Thí dụ: thay benzen bằng toluen, et-xăng hoặc thay phospho trắng bằng phốtpho đỏ...

Cải tiến dây chuyền công nghệ, đảm bảo vệ sinh thiết kế. Bao bọc để làm kín hoá nguồn sinh hơi khí độc.

- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Thiết kế hệ thống hút hơi khí độc tại chỗ. Thông gió thoáng khí tốt.

Xây dựng chế độ an toàn lao động, hướng dẫn và trang bị kiến thức về độc chất cũng như khả năng tự cứu chữa cho công nhân.

Cung cấp và sử dụng tốt các trang bị phòng hộ cá nhân: Mặt nạ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động.

- Biện pháp y tế:

Tuyển chọn những người có sức khoẻ vào làm trong ngành nghề có tiếp xúc với chất độc, loại bỏ những người mắc bệnh có thể liên quan đến bệnh nghề nghiệp có thể

mắc.

Tổ chức khám định kỳ hàng năm gồm: giám sát môi trường và giám sát tình trạng sức khoẻ công nhân nhằm phát hiện sớm những trường hợp rối loạn sức khoẻ.

Quản lý, theo dõi và điều trị tốt người bệnh, thực hiện chế độ bồi dưỡng cho công nhân.

V SINH NGH NGHIP

rong quá trình phát triển xã hội loài người, lao động càng ngày càng đa dạng và ngày càng có nhiều nghề mới phát sinh. Mỗi một nghề mang một đặc thù riêng của nó và có ý nghĩa vệ sinh khác nhau. Trên cơ sở đặc thù về nghề nghiệp, các vấn đề sức khoẻ cũng mang những sắc thái riêng bởi mỗi nghề có những tác hại nghề nghiệp khác nhau. Các công việc cụ thể trong một nghề đều có thể gây những tác hại nghề nghiệp khác nhau. Các tác hại nghề nghiệp sẽ gây nên những biến đổi sinh lý, bệnh lý tương ứng hoặc các bệnh nghề nghiệp. Ở nước ta do sự phát triển chưa ở trình độ chuyên môn hoá cao nên không những có rất nhiều nghề, mà trong mỗi nghề lại có rất nhiều loại hình công việc khác nhau đan xen có tính chất giống như ở nghề khác. Người cán bộ y tế nên xem xét cụ thể từng công việc một để có cơ sở khoa học cho các tác động về y tế. Một số nghề sau đây ở nước ta có nhiều người lao động tham gia.

- Lao động nông nghiệp (nghề nông). - Lao động lâm nghiệp (nghề rừng). - Lao động ngư nghiệp (nghề cá). - Công nghiệp luyện kim.

- Lao động hầm mỏ. - Công nghệ hoá chất.

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 3 pps (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)