Những yếu tố tạo nên phong cách Nguyễn Công Hoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 93)

3.3.1. Tài năng của bản thân

Nguyễn Công Hoan là nhà văn có năng khiếu khôi hài dường như là bẩm sinh. Ngay từ hồi còn rất nhỏ, ông đã có tài bắt chước Mô-li-e làm hài kịch. Ban đầu, những hài kịch của ông mới chỉ là những màn ngắn chủ yếu để trưng ra chế giễu ông thầy bói, thầy cúng phỏng theo truyện tiếu lâm.

Điểm đặc biệt là Nguyễn Công Hoan là người làm hài kịch nhưng ông cũng chính là diễn viên trong những vở kịch của mình. Ông luôn luôn đảm nhiệm những vai chính còn những vai phụ được giao cho những anh em trong nhà - những người sàn sàn bằng tuổi ông. Nguyễn Công Hoan làm diễn viên hài kịch cũng tài năng như ông viết văn vậy: "Vì tôi pha trò có duyên, lại học được nhiều điệu bộ của Năm Tồn,

Hai Giò là những kép diễu ở rạp Quảng Lạc Hà Nội, nên buổi diễn thu hút được nhiều khán giả dần." [31, tr.66], ông diễn đạt đến mức "lần nào vai tôi ra, chưa mở miệng nói gì, họ đã cười rầm rĩ" [tr.67]. Chỉ qua biểu hiện của người xem cũng đủ

những người giúp việc trong nhà; dần dần tiếng cười vang xa, người nọ đồn người kia thì những người hàng xóm, thậm chí là cả những người lính ở những trại lệ, trại cơ cũng rủ nhau đến xem ông làm trò. Chính sự thích thú, hào hứng của người xem đã kích thích ông có động lực để sáng tạo thêm các hài kịch.

Nhà văn cũng thừa nhận rằng: "Hài kịch của tôi trước hết chỉ có mục đích làm

cho mọi người cười sặc sụa, chứ không có ý nghĩa gì." [31, tr.66]. Nhưng sau đó do

tối nào ông cũng diễn, tối nào người xem cũng kéo đến xem, hơn nữa lại ngày một đông nên ông sợ nếu cứ chỉ có mỗi mấy trò đó thôi thì mọi người sẽ thấy nhàm chán. Cuối cùng, ông nghĩ ra cách không phải đi tìm đề tài gì ở đâu xa xôi mà ông lấy chính những thói hư tật xấu của những người xung quanh ông để làm đề tài cho những vở kịch của mình. Và buổi diễn đó sẽ càng náo nhiệt, sân khấu sẽ càng được ông trang hoàng rực rỡ, cẩn thận nếu như hôm đó bác của ông đi vắng.

Những thói xấu của những người trong gia đình rồi cả những người ngoài gia đình cũng đã được ông khai thác triệt để. Viết và diễn thường xuyên như vậy cho nên có những lúc Nguyễn Công Hoan cũng bị bí đề tài. Nhưng vấn đề này không "gây hại" nhiều vì sau đó có rất nhiều người đã đến cung cấp đề tài cho ông. Có lẽ một

phần là vì họ muốn tiếp tục được xem ông pha trò, một phần là vì họ muốn những thói hư tật xấu của những kẻ xấu trong xã hội bị vạch trần ra, bị chế giễu, phê phán. Những chuyện như: ông thừa phái ăn tiền, anh lính bóp vú gái... đều được ông đưa lên sân khấu. Mỗi màn kịch của ông chỉ là một cảnh mà thôi.

Nguyễn Công Hoan say sưa, cao hứng diễn kịch đến mức một lần bác của ông có ở nhà mà ông cũng dám lấy trộm mũ áo đại triều của bác ra mặc để diễn kịch (mặc dù ở trong nhà, bác là người ông luôn luôn thấy sợ nhất). Trong màn kịch này, đề tài của ông đã đi rất xa, nhân vật chính không còn là những người dân thường hay những viên quan nhỏ bé nữa mà là vua. Chúng tôi thiết nghĩ ngay cả vua mà Nguyễn Công Hoan còn dám lấy để làm trò nữa thì còn loại người nào ông bỏ sót?

Thậm chí ngay cả việc nghiêm túc là đi làm giấy khai sinh ông cũng không bỏ qua. Ông kể: "Muốn ngày sinh tháng đẻ của tôi có ý nghĩa dối trá, tôi đã lấy ngày 1

tháng 4, là ngày mà phong tục nước Pháp cho phép cả nước được nói lừa để đùa nhau. Tôi khai đẻ năm 1905, lậu 2 tuổi" [31, tr.51].

3.3.2. Môi trƣờng gia đình, xã hội

Nguyễn Công Hoan sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút, cha là Nguyễn Đạo Khang, đỗ tú tài khoa Canh Tý, làm chức Huấn đạo. Bác ruột là Nguyễn Đạo Quán, đỗ phó bảng khoa Mậu Tuất, do đỗ to nên được bổ ngay chức tri huyện sau đó được thăng lên tri phủ. Ảnh hưởng to lớn của gia đình đã được ông chia sẻ rất đỗi chân thực trong hồi kí "Đời viết văn của tôi": "Những năm tôi còn bé, tôi chưa hiểu biết gì nhưng đã chịu ảnh hưởng ngay về văn học" [tr.9]. Nói cụ thể hơn thì nhà văn

đã chịu ảnh hưởng từ người bà, người cha và người bác ruột.

Cha Nguyễn Công Hoan là người sống gần gũi với con cháu. Vào mỗi buổi tối, ông lại ngồi kể chuyện cho anh em Nguyễn Công Hoan nghe, không chỉ vậy kể xong ông còn giảng để con cháu hiểu được một điều là người nghèo thì phải chăm học và hà tiện. Anh em Nguyễn Công Hoan lần lượt được nghe hết từ truyện "Tam quốc" đến những chuyện thời thượng ở Việt Nam như chuyện ông Đề Thám thắng

Pháp như thế nào? Lời kêu gọi của Phan Bội Châu, chuyện những văn thơ của Đông Kinh nghĩa thục đã làm thức tỉnh đồng bào ta, rồi cả những tư tưởng về văn hóa mới của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ, chuyện về quan ta và quan Tây cũng được nhắc đến. Và do "Cha tôi kể bằng cả một nhiệt tình có lập trường của một người lỗi thời,

bị lép vế, muốn trút hết nỗi hằn học đối với thời cục" nên "Chúng tôi nghe những chuyện ấy, hàng ngày, hàng ngày, như được khắc vào thói quen một nếp thích biết chuyện quan trường, thích biết chuyện quanh công đường và trong tư thất". Đồng

thời, những chuyện đó đã giáo dục cho Nguyễn Công Hoan "một lập trường biết chia

ranh giới giữa cái gì là cái đáng trọng với cái gì là cái đáng khinh, giữa ai đáng thương với ai đáng ghét." [31, tr.17-18].

Năm lên bốn tuổi, Nguyễn Công Hoan đã rời gia đình đến ở nhà bác ruột. Tại đây, nhà văn đã chịu ảnh hưởng của hai người là người bà và bác ruột là ông Nguyễn Đạo Quán. Bà nội nhà văn thuộc dòng dõi nhà nho, thuộc rất nhiều sách vở, thơ phú; từ những tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam như Truyện Kiều, Nhị độ mai... đến những sách của Trung Quốc như Luận ngữ, Mạnh Tử, thơ Đường, thơ Thiên Thai... bà đều thuộc và hiểu rất rõ. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bà thường ngâm nga và dạy truyền khẩu cho anh em Nguyễn Công Hoan nghe cả thơ lẫn thuổng. Chính điều đó mà niêm

luật của thơ, nhạc điệu của ngôn ngữ được luyện vào tai nhà văn, nhuyễn vào óc nhà văn từ hồi còn rất bé.

Bác của Nguyễn Công Hoan làm quan nhưng là người rất chú ý săn sóc đến việc học hành của con cháu. Đặc biệt là người rất thích sưu tầm phương ngôn, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn; ông còn soạn sách dạy chữ Nho bằng đề tài Việt Nam cho con cháu. Trong lớp học gia đình, Nguyễn Đạo Quán thường đặt ra giải thưởng và người hay được khen, được thưởng ko ai khác lại chính là Nguyễn Công Hoan. Vì có tiếng là sáng dạ, học thông nên sinh ra tự phụ, tự cao. Chính nhà văn cũng thừa nhận cái tính khí ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời ông sau này, nó đã đúc kết lòng tự hào dân tộc trong ông, khiến ông biết thù ghét những cái gì làm tổn thương đến hào khí dân tộc. Đặc biệt là Nguyễn Công Hoan thường xuyên được chứng kiến rất nhiều chuyện ở chốn quan trường trong đó ông đặc biệt chú ý, quan tâm đến những ngày có

"Tây về", đến những chuyện bất thường, đen tối của tầng lớp quan lại. Từ đó mà ông

am hiểu rất rõ bản chất của những kẻ được gọi là "quan" kia. Nó giải thích vì sao mà trong kho tàng truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, đối tượng chính mà ông vạch trần, phê phán lại là quan lại, những kẻ có chức, có quyền, có tiền trong xã hội.

Bên cạnh môi trường gia đình, hoàn cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ cũng có sự tác động không nhỏ đến Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Công Hoan sinh ra và lớn lên vào cái thời Thực dân Pháp đã áp đặt xong chế độ cai trị trên đất nước ta. Ở khắp mọi nơi, bọn quan lại ra sức nhũng nhiễu, bóp nặn, tìm đủ mọi cách để "ăn cướp" của dân; kẻ giàu thì sống phè phỡn, người nghèo thì đói khổ, chật vật với mưu kế sinh nhai. Được đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều cảnh "chướng tai gai mắt", ông đã sớm có tư tưởng căm ghét những kẻ thuộc tầng lớp trên; cảm thông, thương xót cho những người thuộc tầng lớp dưới.

3.3.3. Thế giới quan của nhà văn

Trong "Đời viết văn của tôi" Nguyễn Công Hoan từng viết: "Sống dưới chế độ

thống trị của thực dân, tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp, đáng khôi hài. Thế mà thằng làm trò khôi hài là thằng thực dân, lại làm ra mặt nghiêm chỉnh. Thật là buồn cười". Nhà văn cũng thổ lộ là trong cái xã hội đó thì ông nhìn đâu cũng thấy chỉ toàn

thấy toàn những giả dối, bất công; toàn những mâu thuẫn... dường như tất cả đều mang một chiếc mặt nạ bên ngoài cái mặt thật của mình, đặc biệt là những kẻ thuộc tầng lớp trên: quan lại, những ông chủ, bà chủ... - những kẻ có chức, có tiền có thể làm mưa, làm gió trong xã hội lúc bấy giờ.

Với tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, lòng khinh ghét những gì bất công, ông không thể bỏ qua những vấn đề chướng tai gai mắt ấy. Nhà văn đã dùng ngòi bút phê phán của mình để vạch trần, phê phán, lên án sâu cay bọn thực dân, phong kiến; đồng thời cũng phơi bày, thương xót cho những nỗi cực khổ của những người dân lao động nghèo. Bên cạnh đó, Nguyễn Công Hoan cũng luôn quan tâm đến những thói hư, tật xấu của mọi hạng người trong xã hội.

Chính thế giới quan đã mài sắc thêm năng khiếu của Nguyễn Công Hoan. Khảo sát truyện ngắn của ông, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn truyện ngắn của ông thuộc loại trào phúng còn những truyện chỉ đi vào tâm tình, không có yếu tố trào phúng chiếm số lượng rất ít. Sở dĩ như vậy là bởi vì "với thói quen, với nếp cảm, nếp

nghĩ riêng nên có những truyện của ông trong cốt truyện không có gì trào phúng nhưng vẫn có những chi tiết hoặc lời văn, ngôn ngữ mang chất trào phúng xen vào"

[25, tr.133]. Với cái nhìn mạnh dạn đầy sức khám phá, Nguyễn Công Hoan đã không ngần ngại chiếu thẳng ống kính của mình vào nhiều mặt, nhiều vẻ, nhiều góc độ khác nhau của những hình tượng mà ông xây dựng, nhất là các nhân vật phản diện hiện lên rất đỗi sinh động, chân thật, nhiều chiều.

3.3.4. Ý thức kế thừa truyền thống

Khác với tiếng cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh không bộc lộ thái độ mỉa mai hay phê phán trong sáng tác của Tô Hoài; khác với tiếng cười phong hóa của Tự lực văn đoàn; khác với tiếng cười nhếch mép, cười nửa miệng, tiếng cười nuốt vào bên trong cái vị mặn chát của Nam Cao hay tiếng cười dí dỏm, sâu sắc của Ngô Tất Tố... tiếng cười trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan thường giòn giã, sảng khoái vỗ thẳng vào mặt đối tượng. Tiếng cười này đã được nhà văn kế thừa từ trong truyền thống, đặc biệt là từ văn học dân gian.

Tiếng cười Việt Nam vốn có khả năng bộc lộ rất nhiều trạng thái, tâm trạng, cảm xúc khác nhau của con người. Tiếng cười không đơn thuần chỉ dùng để thể hiện

tâm trạng vui, hân hoan, sung sướng, phấn khởi mà ngay cả khi cảm thấy buồn, đau đớn, căm giận, phẫn nộ, thương xót hay muốn chê trách một điều gì... người ta cũng dùng tiếng cười để thể hiện. Ở những trường hợp này, tiếng cười mang một nỗi ám ảnh sâu sắc. Thực tế này đã làm cho tiếng cười Việt Nam trở thành một nét đặc sắc, một truyền thống, một cách để thể hiện tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh của nhân dân ta.

Lịch sử đất nước ta đã trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước với biết bao nhiêu biến cố thăng trầm của thời đại, có lúc thịnh lúc suy; có những lúc nhân dân ta cười hả hê, hạnh phúc khi được sống trong hòa bình, trong sự tương thân tương ái nhưng cũng có lúc phải gồng mình lên đánh giặc, phải hứng chịu biết bao đau thương, mất mát... khi đó tiếng cười cũng bật ra nhưng đó là tiếng cười đau thương, cay đắng, chua chát. Qua khảo sát, chúng tôi thấy tiếng cười bật lên trong phần lớn sáng tác của Nguyễn Công Hoan là tiếng cười ở trường hợp thứ hai. Đó là tiếng cười mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, nó nhằm thẳng vào những mặt trái, những mâu thuẫn, xung đột, những tệ nạn, sự giả dối, xấu xa... trong xã hội đương thời. Tất cả những xấu xa, nhơ nhuốc, đen tối; những tệ nạn, những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội Thực dân nửa phong kiến đều được phủ bên ngoài một lớp sơn hào nhoáng, một mặt nạ đẹp đẽ; bằng ngòi bút tài tình của mình, Nguyễn Công Hoan đã từng bước vạch trần tất cả để chế giễu, mỉa mai, lên án.

Tiểu kết:

Nguyễn Công Hoan là một trong số những nhà văn tự tạo cho mình một phong cách riêng, độc đáo. Nếu đem so sánh Nguyễn Công Hoan với một số nhà văn đương thời, cùng sáng tác trong trào lưu văn học hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao... thì chúng ta thấy giữa họ có sự giống nhau về phương pháp sáng tác. Tuy nhiên giữa Nguyễn Công Hoan với các nhà văn này có sự khác nhau về cơ sở của những đặc tính nghệ thuật và tư tưởng căn bản vốn có trong mỗi sáng tác. Chính điều này đã tạo nên phong cách riêng của Nguyễn Công Hoan.

Phong cách của Nguyễn Công Hoan cũng có sự thay đổi giữa những sáng tác viết ở thời kì đầu với những sáng tác ở những thời kì sau. Điều đó không phải là do

phong cách của nhà văn không ổn định mà nó phản ánh quá trình phát triển trong nhận thức cuộc sống và trên con đường sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

Nhà văn Mácxim Goócki khi nói về tài viết truyện ngắn của Guyđơ Môpátxăng đã nói: "không ai bắt chước nổi". Đối với trường hợp của Nguyễn Công

Hoan, chúng ta cũng có thể mạnh dạn sử dụng nhận định này, tài viết truyện ngắn của ông không nhà văn nào có thể bắt chước được. Chính sự điêu luyện trong nghệ thuật viết truyện ngắn mà Nguyễn Công Hoan đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền văn xuôi Việt Nam thời kì sau 1930.

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Công Hoan là bậc thầy trong thể loại truyện ngắn. Ông nổi lên là người có quá trình sáng tác dồi dào, dẻo dai, bền bỉ: hơn nửa thế kỉ cầm bút, ông đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, chỉ tính riêng truyện ngắn đã lên đến con số hơn 200. Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi cũng thấy ông là nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo, không ai có thể bắt chước được. Sự độc đáo đó không chỉ thể hiện ở nội dung: đầu thế kỷ XX, khi mà các nhà văn khác còn đang loay hoay chọn con đường đi cho mình thì Nguyễn Công Hoan đã không ngần ngại hướng ngòi bút của mình đến cuộc sống đời thường, đến những con người tốt - xấu để bộc lộ thái độ, tình cảm của mình; mà sự độc đáo đó còn được thể hiện ở hình thức hay nghệ thuật tác phẩm: nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan vô cùng đa dạng, phong phú và đặc sắc khiến cho các tác phẩm của ông luôn luôn tạo được ấn tượng mạnh, hấp dẫn đối với người đọc. Có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)