Sử dụng đậm đặc các thủ pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 88 - 93)

Chƣơng 3 : PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN CÔNG HOAN

3.2. Nét độc đáo về phong cách Nguyễn Công Hoan

3.2.4. Sử dụng đậm đặc các thủ pháp nghệ thuật

Khi tiến hành phê phán, lên án bọn thực dân, phong kiến; phơi bày nỗi cực khổ của nhân dân; phê phán những thói hư tật xấu của nhiều hạng người trong xã hội, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Việc đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, nó đã góp phần làm cho người đọc thu nhận được những hình ảnh thực, đầy sức sống.

3.2.4.1. Phóng đại

Trong sáng tác của mình, Nguyễn Cơng Hoan thường phản ánh những mâu thuẫn trào phúng của các sự vật, hiện tượng, nhân vật. Để đạt được điều đó, nhà văn thường dùng biện pháp phóng đại. Đối với văn trào phúng nói chung thì phóng đại vốn được coi là một đặc điểm không thể thiếu của sự hư cấu nghệ thuật. Lênin khi nhận xét về nghệ thuật trào phúng đã nói: thủ pháp phóng đại có tác dụng thể hiện "một thái độ nào đó châm biếm hoặc hoài nghi những cái được

thừa nhận, có khuynh hướng lật mặt trái, hơi xuyên tạc đi một tí, chỉ ra cái khơng hợp lý trong cái bình thường".

Hàng loạt các truyện ngắn như: Kép Tư Bền, Ngựa người người ngựa, Cụ Chánh Bá mất giày, Lập gioòng, Thật là phúc, Hai thằng khốn nạn, Báo hiếu: trả nghĩa cha, Đàn bà là giống yếu... đều có sự hiện diện của thủ pháp này. Thủ

pháp phóng đại đã làm cho mâu thuẫn và chất trào phúng của truyện ngày càng đậm đà hơn.

Chẳng hạn như trong truyện "Báo hiếu: trả nghĩa cha", ông chủ hãng xe con

cọp đã làm cỗ giỗ bố linh đình nhằm lấy tiếng, phơ trương với thiên hạ rằng mình là người con có hiếu. Nhưng ơng ấy có thật sự có hiếu? Thưa rằng khơng, ơng ấy khơng những khơng có hiếu mà cịn là một kẻ vơ cùng bất hiếu. Người đọc có thể nhận thấy rõ được bản chất của hắn thông qua thái độ của hắn với bà lão - mẹ ruột của hắn. Có thể chuyện đó khơng hồn tồn có thật, sự bất hiếu của tên nhà giàu không đến mức đấy nhưng vì truyện vẫn có lí của sự thật nên vẫn có sức thuyết phục. Mục đích của

Nguyễn Công Hoan khi sử dụng thủ pháp phóng đại trong truyện này chỉ là nhà văn muốn vạch trần cái bản chất đạo đức giả của những kẻ giàu có trong xã hội lúc bấy giờ.

Hay thủ pháp phóng đại đã gây cho người đọc một ấn tượng xấu về những quan ông, quan bà trong truyện ngắn "Đàn bà là giống yếu": "Quan ơng vừa nói tiếp

vừa lả lơi cười, rồi ôm chầm lấy quan bà: một con nhái bén bám vào một quả dưa chuột!" [34, tr.193]. Quan bà thì hiện lên với những nét rất "long trọng", những nét

ấy đã nói lên cái bụng dạ của mụ: "Người ta tưởng chiếc bánh giày đám cưới, ở giữa

đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo nhịp với cặp mắt híp, đưa quan ơng vào chốn nát bàn, thì ai cũng phải thấy một cái hố sâu thăm thẳm, sâu như bụng dạ một người đàn bà"

[tr.191]. Ngoại hình của quan ơng cũng được tác giả cường điệu, phóng đại nhằm thể hiện nội tâm, tính cách của nhân vật: "Quan ơng lại có cái hình thể khác hẳn, vì ở người ngài cái gì cũng cong, từ cái sống mũi đến cái lương tâm, từ cái lưng đến cách xử kiện" [tr.192-193].

Phần lớn thủ pháp phóng đại được sử dụng trong các truyện ngắn đều đạt được giá trị nghệ thuật cao, nó giúp cho nhà văn thể hiện chân thực vấn đề. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, Thằng Quýt I, Thằng Quýt II) nhà văn đã sử dụng thủ pháp này quá đà làm cho câu chuyện mất đi vẻ chân thực.

3.2.4.2. Lối giễu nhại - mô phỏng

Để làm tăng hiệu quả phản ánh, trong các sáng tác của mình, Nguyễn Cơng Hoan cũng sử dụng thủ pháp giễu nhại - mô phỏng. Nhà văn thường giễu nhại - mơ phỏng lời nói, giọng điệu của một nhân vật hay một phong cách ngôn ngữ của một tầng lớp người nào đấy. Bằng cách đó, nhà văn đã biến những gì tưởng chừng như trang nghiêm trở thành trị cười của mọi người.

Thủ pháp này khơng được nhà văn sử dụng đơn lẻ mà thường được kết hợp với thủ pháp cường điệu, phóng đại nhằm tơ đậm bản chất giả dối, lố bịch của đối tượng trào phúng, qua đó tiếng cười bật ra tự nhiên. Trong dòng văn trào phúng lúc bấy giờ, khơng phải chỉ có một mình Nguyễn Cơng Hoan sử dụng thủ pháp này mà các tác giả khác cũng có sử dụng. Tuy nhiên, mỗi nhà văn do có sở trường và tài nghệ riêng nên cũng có cách sử dụng khác nhau đối với thủ pháp này. Ở đây, chúng tôi xin

đối sách cách thức sử dụng thủ pháp giễu nhại - mô phỏng giữa Nguyễn Công Hoan với Vũ Trọng Phụng - cũng là một cây bút trào phúng xuất sắc, nhà văn được mệnh danh là ơng vua phóng sự Bắc Kỳ. Cụ thể, chúng tôi lấy tác phẩm "Số Đỏ" của Vũ

Trọng Phụng làm đối tượng để so sánh. Ở "Số đỏ", Vũ Trọng Phụng đã giễu nhại ở tầm vĩ mô, nghĩa là đối tượng giễu nhại là cả xã hội - một xã hội chó đểu, một xã hội vơ nghĩa lý. Còn thủ pháp giễu nhại trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan lại được dùng ở tầm vi mô. Nhà văn không giễu nhại cả xã hội mà chỉ giễu nhại lại phong cách ngôn ngữ của một loại nhân vật hay một phong cách ngơn ngữ nào đấy.

Nói như vậy khơng có nghĩa là lối giễu nhại của Nguyễn Cơng Hoan khơng có chiều sâu, khơng sát sao được nhiều vấn đề. Ngược lại, lối giễu nhại của ông lại rất phong phú, đa dạng: giễu nhại ngôn ngữ quan lại (Gánh khoai lang), giễu nhại ngơn ngữ trí thức Tây học (Cái ví ấy của ai), giễu nhại ngôn ngữ hát tuồng (Đào kép mới), giễu nhại ngơn ngữ lính tráng (Thật là phúc), giễu nhại ngơn ngữ thầy đồ (Thầy cáu), giễu nhại ngôn ngữ hối lộ (Tinh thần thể dục)... Không chỉ giễu nhại ngôn ngữ của một loại người mà Nguyễn Công Hoan cịn giễu nhại lại cả một phong cách ngơn ngữ như: giễu nhại phong cách ngơn ngữ hành chính (Tinh thần thể dục, Đi giầy, Chính

sách thân dân), giễu nhại ngơn ngữ văn trinh thám (Cái lò gạch cũ), giễu nhại lối văn

cáo phó (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ), giễu nhại ngơn ngữ văn chương lãng mạn (Thế là

mợ nó đi Tây), giễu nhại văn báo chí - cơng luận (Thằng Qt, Ơng chủ báo chẳng bằng lịng, Một tấm gương sáng)...

Trong truyện ngắn "Tinh thần thể dục", Nguyễn Công Hoan đã giễu nhại lại

phong cách ngơn ngữ hành chính. Văn bản hành chính dùng để ban hành một chính sách hay một quyết định nào đó. Ngơn ngữ được sử dụng trong đó phải chính xác, trang trọng, khơng được dùng những từ ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá mang tính chất cá nhân của người viết. So sánh với văn bản của tên tri huyện Lê Thăng viết trong "Tinh thần thể dục", chúng ta thấy rõ một điều là văn bản ấy không hề đáp ứng đúng cấu trúc cần đạt được của một văn bản hành chính, hành văn lộn xộn, khơng theo trình tự. Ngơn ngữ được dùng trong đó cũng khơng hề trang nghiêm, vẫn có những từ ngữ thể hiện tình cảm, sự đánh giá cá nhân như: "nhiều chiến tướng

Thăng là một kẻ dốt nát chứ chẳng hề giỏi giang gì, mang tiếng là tri huyện mà ngay cả một tờ sức cũng không biết phải viết thế nào cho đúng. Thay vào sự nghiêm túc, trang trọng là tiếng cười, là sự mỉa mai.

Ngồi ra, Nguyễn Cơng Hoan còn giễu nhại lại một cách nghĩ, một cách nhìn của một lớp người trong xã hội (Thầy cáu).

3.2.4.3. So sánh ví von, chơi chữ, dùng từ hai nghĩa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã từng đưa ra nhận xét khi nói về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: "Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui,

thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới người ta chỉ thấy ở ngịi bút ơng thơi" [53]. Để có được "thứ văn rất vui" ấy, Nguyễn Công Hoan

đã cần đến "sự hỗ trợ" của nhiều thủ pháp nghệ thuật, trong đó có chơi chữ, dùng từ hai nghĩa, so sánh ví von, liên tưởng. Thủ pháp chơi chữ, dùng từ hai nghĩa được sử dụng trong các tác phẩm như: "Cụ Chánh Bá mất giày", "Thế là mợ nó đi Tây", "Thích ăn bẩn", "Xuất giá tịng phu", "Hai thằng khốn nạn"...

Ngay ở nhan đề tác phẩm "Cụ Chánh Bá mất giày", Nguyễn Công Hoan đã sử dụng lối chơi chữ, dùng từ hai nghĩa, điều đó đã tạo ra một sự "hiểu nhầm" ở người

đọc. Khi đọc nhan đề tác phẩm người đọc sẽ nghĩ cụ Chánh Bá mất giày thật đồng thời gợi lên một sự thắc mắc, tò mò cho người đọc, rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: tại sao cụ Chánh Bá lại mất giày? Kẻ nào to gan dám lấy cắp cả giày của một người có địa vị cao như cụ Chánh Bá?... Để rồi sau khi đọc xong tác phẩm, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng: cụ Chánh Bá đâu có mất giày, đúng là chẳng có kẻ nào dám to gan lấy giày của cụ cả (khi mà cụ chưa cho phép). Thơng qua đó, bản chất của nhân vật được bộc lộ bất ngờ - đó là một kẻ keo kiệt, ăn vạ người làm một cách vô lý, miu mô, tham lam, sẵn sàng vơ vét khi có cơ hội.

Từ hai nghĩa cũng được sử dụng trong lời của anh đầy tớ khi miêu tả lại chiếc giày của chủ: "Mới nguyên, kiểu Gia Định, đế cờ - lếp, mua những ngót ba đồng". Sự thật thì giày của cụ Chánh Bá đâu có tốt, có mới đến như vậy. Thậm chí nó cịn xấu, cịn cũ đến mức mà theo tác giả là khơng có chữ nào có thể diễn tả được nữa, đến nỗi mà "bọn thợ khâu giày phải trốn như trạch". Nhà văn đã sử dụng một lối so sánh bất ngờ, thú vị: lấy "trạch" - một loại cá khơng có vẩy, rất trơn, đặc biệt là có khả năng

lẩn trốn rất nhanh để ví với những người thợ khâu giày. Chỉ với cách so sánh này thôi tác giả cũng đã làm bật lên được cái "thực trạng" đôi giày của cụ Chánh Bá. Một so sánh nữa cũng được nhà văn sử dụng khi nói về bản chất, tính cách của cụ Chánh Bá:

"Xưa nay cụ dữ như con hùm, khét tiếng trong hàng tổng là quyền hành, hách dịch, thét ra lửa" [tr.143].

Chơi chữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được dùng với nhiều kiểu khác nhau: có khi ơng đặt nghĩa đen, nghĩa bóng lấp lửng bên nhau (Bộ ấm chén cổ), có khi bơng đùa nhẹ nhàng (Samandji, Truyện Trạng Quỳnh...); đặc biệt nhà văn thường hay chơi chữ, dùng từ hai nghĩa ở hầu hết các nhan đề của truyện nhằm tạo ra sự tò mò, thắc mắc, thu hút người đọc (Ngựa người người ngựa, Ngượng mồm, Thế là

mợ nó đi Tây, Cơ Kếu - gái tân thời, Tinh thần thể dục, Xuất giá tòng phu...).

So sánh trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường rất bất ngờ và thú vị: cái áo của cô Kếu vẽ hoa "rắc rối như thời cục nước Tàu", cái ngực của chị vợ

anh lính da đen Samandji thì "đầy như cái ví của nhà tư sản, chứ khơng như cái óc của ơng Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng", những người dân ở xã Ngũ Vọng

trốn đi xem đá bóng "như lánh nạn"... Những so sánh này tạo ấn tượng sâu đậm về ngoại hình nhân vật hay làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng, bản chất trào phúng của đối tượng trào phúng.

3.2.4.4. Phép nghịch nghĩa

Trong truyện ngắn nói riêng và trong các sáng tác khác nói chung, phép nghịch nghĩa cũng được coi như một thủ pháp tạo dựng cái hài, làm cho tiếng cười bật ra. Nguyễn Cơng Hoan đã đem những từ Hán Việt có sắc thái trang trọng đặt cạnh những từ Thuần Việt có sắc thái thơng tục.

"Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan Huyện tư pháp là một, cụ Lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, trịnh trọng khạc nhổ." (Thịt người chết).

"trịnh trọng" (từ Hán Việt) với "khạc nhổ" (từ Thuần Việt) là hai từ không hợp

nhau về nghĩa lại được đặt cạnh nhau đã nêu bật được cái cách làm việc chẳng có gì là nghiêm túc, trách nhiệm của tên quan Huyện tư pháp. Cái sắc thái thơng tục, có phần gợi lên sự bẩn thỉu của từ "khạc nhổ" đã làm mất đi hoàn toàn cái sắc thái nghĩa trạng trọng, nghiêm túc của từ "trịnh trọng".

Hay trong "Thầy cáu": "Lại còn lắm đứa sợ thầy đánh, hoặc nó vơ ý khơng biết, cứ

đưa cả vào lớp cho thầy và bạn hưởng chung cái tác phẩm của nhà soạn giả ẩn danh"

[tr.211]. Cái "tác phẩm" ấy chính là "mùi thối của phân" cịn "nhà soạn giả ẩn danh" ấy chính là những con chó. Ở đây, nhà văn đã khơng dùng cách nói thơng tục để nói toẹt ra mà dùng tồn những từ Hán Việt rất trang trọng để nói về cái thơng tục. Chính điều đó đã tạo ra chất hài hước mang đậm phong cách Nguyễn Công Hoan.

Ở các tác phẩm khác như: "Chính sách thân dân", "Bữa no... địn"... cũng có sự xuất hiện của phép nghịch nghĩa. Trong các sáng tác của các nhà văn khác, từ Hán Việt thường được dùng để diễn tả khơng khí hay thái độ trang trọng, nghiêm túc, thể hiện sự tôn trọng của người viết đối với sự việc, đối tượng được nói đến. Nhưng trong các sáng tác của Nguyễn Cơng Hoan chúng tơi thấy có điều ngượi lại: hầu như các từ Hán Việt được dùng khơng nhằm mục đích gợi sự trang trọng mà chủ yếu lại được dùng để tạo ra sự hài hước. Bản thân những từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng nhưng lại được dùng để chỉ những việc khơng có gì là trang trọng. Qua cách sử dụng từ ngữ ấy đã hé lộ thái độ mỉa mai, coi thường của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)