Ngôn ngữ trần thuật và nhịp điệu trần thuât

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 72 - 76)

2.3. Nghệ thuật trần thuật

2.3.3. Ngôn ngữ trần thuật và nhịp điệu trần thuât

Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ người trần thuật hay ngôn ngữ người kể chuyện là "phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện

(sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả... Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trị then chốt trong phương thức tự sự (X. trần thuật, tự sự) mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả", đồng thời ngơn ngữ người trần thuật cịn mang "các sắc thái, quan điểm bổ sung do lập trường, đặc điểm tâm lý, cá tính của nhân vật - người kể chuyện mang lại" [21, tr.213-214].

Trong ngơn ngữ trần thuật của mình, Nguyễn Cơng Hoan rất hay dùng lối nói của nhân vật với những từ ngữ vừa gián tiếp bộc lộ tính cách nhân vật vừa làm cho câu chuyện trở lên sống động, chân thực và hóm hỉnh "Xưa nay cụ chúa ghét những

thói gian giảo. Ngay như đầy tớ của cụ, đứa nào mà lảng vảng ra chợ, tắt mắt đồ đạc của người ta, người ta có bắt được và trình với cụ, thì cụ cũng khơng tha. Cụ nhất định giữ lấy đồ ăn cắp rồi sai đánh cho một trận thật" (Cụ Chánh Bá mất giày). Lối

nói này đã phơi bày bản chất giả dối, tham lam của cụ Chánh Bá. Mới đầu đọc ta tưởng rằng đó là một vị quan thanh liêm, chính trực, thương dân nhưng thực chất lại là một kẻ ăn cắp một cách trắng trợn, công khai; một kẻ đạo đức giả.

Hay trong "Thật là phúc" khi kể về câu chuyện "lấy thịt đè người" của gã lính cơ "Ván cách", nhà văn cũng dùng ngơn ngữ của nhân vật lính tráng, xen lẫn những tiếng Tây bồi lính cẩm: "ma phăm anh hàng giị", "đề mi tua", "lập gioòng", "cẩm ma

lách", "sú ca nia", "đi la mát", "kèn la vầy"...

Trong "Một tin buồn", Nguyễn Cơng Hoan lại dùng lối nói, lối suy nghĩ của

chính nhân vật ơng Bảo Sơn - nhân vật chính trong ngơn ngữ trần thuật của mình. Ngơn ngữ trần thuật ngồi việc góp phần khắc họa lên nhân vật trào phúng cịn có tác dụng xây dựng mâu thuẫn trào phúng và tình huống trào phúng.

"... Ấy thế mà mới chập tối, họ đã để ngay đứa nào đó xà lọt mất đơi giày mới của cụ, có chết khơng! Ừ thì đơng người thì đơng chứ, nhà có việc, nhà nào chả có nhiều kẻ ra vào! Nhưng cụ ngồi chơi tận trên nhà trên thăm thẳm, thì cịn kẻ gian nào dám lẻn vào đó? Vả riêng mình cụ ngồi ở sập giữa, thì cịn ngờ ai đi lẫn được giày? " (Cụ Chánh Bá mất giày).

Lời kể chuyện đầy vẻ hoài nghi, vừa như muốn khẳng định lại vừa như muốn phủ định từ đó tạo ra tình huống trào phúng: cụ Chánh Bá ngồi một mình ở sập giữa

trên nhà mà gian nhà đó lại sâu thăm thẳm, khơng có ai dám bén bảng đến mà cụ lại bị mất giày. Một tình huống mất giày hết sức đáng ngờ.

Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là ngơn ngữ bình dân, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. Văn của ông rất tự nhiên, thoải mái và vô cùng linh hoạt. Nhà văn đã mạnh dạn đưa lời ăn tiếng nói của người dân vào trong tác phẩm văn chương làm cho văn của ông mất đi vẻ đài các mà gần với cuộc sống của nhân dân lao động hơn. Trong thời điểm mà ngôn ngữ của các tác giả khác vẫn còn rất "sạch sẽ", "kiểu cách" thì việc đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày, những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, cũng như tiếng lóng vào trong văn chương là một đóng góp lớn của Nguyễn Cơng Hoan cho nền văn xuôi Việt Nam về mặt ngôn ngữ.

Ngôn ngữ trần thuật, đặc biệt là những từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ, những tiếng lóng được nhà văn sử dụng một cách đắc địa đã góp phần thể hiện có hiệu quả tư tưởng chủ đề của truyện hay gián tiếp bộc lộ bản chất, tính cách của nhân vật trào phúng. Chẳng hạn như những từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ như: "xơi", "hỗn", "xà

lọn", "tiệt", "toách" (Cụ Chánh Bá mất giày) đặt trong những câu văn cụ thể đã thể

hiện sự mỉa mai, châm biếm, lên án thói tham lam, đạo đức giả của cụ Chánh Bá. Về nhịp điệu trần thuật, qua hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng tôi thấy: do chú trọng hành động hơn là diễn biến tâm lí nên nhịp điệu trần thuật trong truyện ngắn của nhà văn thường rất nhanh, mạnh, chỉ trong một thời gian ngắn mà có biết bao nhiêu sự việc, hành động xảy ra. Để có được nhịp điệu nhanh như vậy, ơng thường dùng những câu văn ngắn. Đây là đoạn nhà văn miêu tả cảnh ăn cắp và cảnh bắt ăn cắp:

"Nó liếc mắt xuống, nhằm củ khoai to nhất. Bà hàng đương lúi húi cúi gục vào dải yếm, vét tí vơi ăn trầu.

Nhất định nó liều. Nó khuỵu cẳng. Ngã phịch. Một củ khoai ở mẹt biến mất. ...

Người ta chạy huỳnh huỵch. Tán loạn.

Mặc kệ. Nó nuốt lấy nuốt để. Miếng khoai trơi xuống, cổ nó phình ra. Nó lại vội vàng ngoạm miếng nữa, nhai ngấu nghiến.

Bà hàng ơm chặt lấy chân nó. Nó khỏe hơn, giằng ra được.

Người ta xúm lại, tóm ngang lưng nó. Nó khơng chạy. Nhưng nó vẫn nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó khơng nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng. Rồi lại hấp tấp ngốn luôn miếng nữa.

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó." (Bữa no... địn)

Đọc đoạn văn người đọc dường như bị "choáng" với diễn biến quá nhanh của câu chuyện, qua đó sự tác động, ấn tượng cũng mạnh hơn, sâu hơn.

Nhịp điệu nhanh trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan cũng nằm trong xu hướng chung của nền văn học lúc bấy giờ. Khác với nhịp điệu chậm lại, giãn ra trong văn xuôi giai đoạn sau 1975, văn xuôi giai đoạn trước 1975 hay hẹp hơn là trước 1945 thường có nhịp điệu nhanh. Điều đó là do trung tâm chú ý của văn xuôi giai đoạn này là sự kiện, hành động.

Tiểu kết:

Với nghệ thuật viết truyện ngắn rất phong phú, đa dạng, đặc sắc, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan hầu hết đều sinh động, hấp dẫn, độc đáo. Đặc biệt là với sự tài hoa trong nghệ thuật viết truyện ngắn, tiếng cười trào phúng trong sáng tác của ông được đánh giá rất cao. Bởi trước Nguyễn Cơng Hoan, chưa có nhà văn nào lại có thể bộc lộ tài tình tiếng cười trào phúng đến như vậy.

Nói như vậy khơng có nghĩa là trong nghệ thuật viết truyện ngắn, Nguyễn Cơng Hoan hồn tồn hồn hảo, khơng hề mắc khuyết điểm. Trong q trình sáng tác cũng có những lúc nhà văn sa vào chủ nghĩa tự nhiên, đã đi sâu tả quá tỉ mỉ một chi tiết thô lỗ nào đó khiến người đọc có cảm giác kinh tởm, có những truyện bị làm hài quá đà nên mất đi cảm giác chân thực. Tuy nhiên trong sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà văn khơng thể tránh khỏi có những lúc chưa thật tài tình, chưa thật sắc nét.

Mặc dù có một số hạn chế nhỏ, có những truyện chưa được hay song nói chung truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan vẫn là một di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Và nói về truyện ngắn, ơng vẫn được các nhà nghiên cứu đánh giá là bậc thầy trong nghệ thuật viết truyện ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)