a- Chất lượng mối hàn nồi hơi
- Chất lượng mối hàn nồi hơi mang đầy đủ các yêu cầu của chất lượng
mối hàn nói chung. Do đặc điểm khi làm việc, nồi hơi chịu áp suất và nhiệt độ
cao vì thế chất lượng của mối hàn nồi hơi còn có yêu cầu đặc biệt.[10]
- Để đảm bảo chất lượng và khả năng làm việc, mối hàn nồi hơi phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Hình dạng, kích thước và vị trí của mối hàn đúng với thiết kế.
+ Bên trong và bên ngoài phải đảm bảo không tồn tại khuyết tật, ứng
suất dư có khả năng làm giảm cơ tính của mối hàn khi chịu lực.
+ Có cơ tính phù hợp với yêu cầu chịu lực khi làm việc. Cơ tính của
mối hàn được đặc trung bởi độ bền tại mối hàn và khu vực ảnh hưởng nhiệt
trong quá trình hàn như: độ bền kéo b, góc uốn , độ dai va đập ak, độ dãn
dài tương đối EL.
Khi lựa chọn chế độ hàn, căn cứ vào vật liệu, chiều dày chi tiết, hình dạng chi tiết người ta đã loại bỏ được các dạng khuyết tật có trong mối hàn. Tuy vậy, nâng cao cơ tính mối hàn là một vấn đề quan trọng, cần thông qua
kiểm nghiệm thực tế để lựa chọn các thông số hàn chính xác.
b - Các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn bằng biện pháp phá huỷ *Phương pháp kiểm tra độ bền kéo (hình 2.2)
Kiểm tra độ bền kéo của mối hàn là phương pháp kiểm tra thực tế trên mẫu để xác định độ bền kéo thực tế; mục đích của kiểm tra độ bền kéo kim
loại mối hàn và kim loại cơ bản ở vùngảnh hưởng nhiệt nhằm kiểm tra chế độ
hàn, sự hợp lý của quy trình hàn hoặc tính chất của vật liệụ [12]
Quá trình kiểm tra này được thực hiện trên mẫu có kích thước theo tiêu chuẩn, vật liệu và chế độ hàn tương tự như chi tiết trong thực tế sản xuất.
Thiết bị kiểm tra là máy thử kéo chuyên dụng có kết nối điều khiển số, máy
thử kéo được kiểm định có thời hạn theo quy định pháp quy quốc giạ
- Độ bền kéo còn gọi là giới hạn bền, ký hiệu là σ
blà ứng suất lớn nhất
ngay khi mẫu bị phá hủy, được xác định theo công thức sau:
) / ( 2 max mm N S F b hoặc max (kG/cm2) S P b (2.66)
Với Fmaxlà lực kéo lớn nhất tính bằng N hoặc kN
max
P là trọng lượng kéo lớn nhất tính bằng kG
S là tiết diện chỗ đứt của mẫu tính bằng mm2hoặc cm2
Khi kiểm tra cơ tính mối hàn, độ bền kéo của mẫu hàn thường được xác định
bằng công thức. ) / ( 2 max mm N S F b
Hình 2.2. Máy thử kéo và mẫu thử
*Phương pháp kiểm tra góc uốn(hình 2.3)
Góc uốncủa vật liệu hay còn gọi làđiểmbiến dạng. Trước khi đến giới
hạn uốn, vật liệu sẽ bị biến dạng đàn hồi, và trạng thái đó trở lại trạng thái ban đầu khi mà tải trọng bị loại bỏ. Việc kiểm tra được tiến hành trên các mẫu
phẳng từ liên kết hàn. Khi thử người ta xác định góc uốn tại thời điểm xuất
hiện vết nứt đầu tiênở vùng chịu kéo của mẫụ Góc uốn đó đặc trưng cho biến
dạng dẻo của liên kết hàn. [10, 21]
Độ bền uốn đặc trung bởi góc uốn, là khả năng chịu biến dạng dẻo của
kim loại khi uốn. Phép thử được thực hiện bằng cách uốn mẫu thanh kim loại
xung quanh một trục uốn có đường kính theo tiêu chuẩn. Trường hợp thử uốn
mối hàn ba lông nồi hơi chịu lực trong luận văn này người ta chọn uốn mặt,
khi uốn đến một góc uốn theo qui định thì kiểm tra sự xuất hiện vết nứt. Kết
quả là chi tiết bị nứt ở góc uốn bao nhiêu độ, nói cách khác là xác định trị số
góc khi mẫu bị nứt, đơn vị tính là độ (o).
Hình 2.3. Máy thử uốn, mẫu thử uốn
*Phương pháp kiểm tra độ dai va đập (hình 2.4)
Phương pháp kiểm tra độ dai va đập của vật liệu là phương pháp đo năng lượng hấp thụ cần thiết để bẻ gẫy mẫu kiểm tra và đánh giá khả năng
kháng cự va đập của vật liệụ Phương pháp này nhằm đánh giá đảm bảo cho
sản phẩm có đủ độ bền tính toán trong khi lựa chọn chế độ hàn, nhằm khẳng định sản phẩm kiểm tra có đủ độ dai va đập theo yêu cầu kỹ thuật. Đối với
phép thử mối hàn, độ dai va đập được xác định bằng năng lượng hấp thụ lớn
nhất khi phá hủy mẫu thử .Quá trình kiểm tra này được thực hiện trên mẫu có kích thước theo tiêu chuẩn, vật liệu và chế độ hàn tương tự như chi tiết cần
kiểm trạ Độ dai va đập Charpy ký hiệu là ak ak =
S Ak
(J/cm2) (2.67)
Trong đó:Ak là công phá hủy (J); S là tiết diện tại rãnh khía S = 0,8 cm2
Mẫu thử độ dai va đập: 10x10 mm dài 55mm, rãnh khía hình chữ V
rộng sâu (2x2mm), ký hiệu độ dai va đập bằng ak.[10]
Chương 3
CƠ SỞ LÝTHUYẾT
3.1 - Khái quát chung về nồi hơi sấy gỗ