Giải pháp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài giổi lụa (tsoongiodendron odorum chun) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 62 - 70)

- Huy động các nguồn lực của địa phương và nhà nước để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại KBTTN Pù Hoạt nói chung và cây Giổi lụa nói riêng tại đây.

- Tuyên truyền cho ngươi dân địa phương về lợi ích cũng như các quy định của nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen các loài thực vật trong đó có loài Giổi lụa.

- Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế vùng đệm của KBTTN Pù Hoạt theo Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP và các văn bản có liên quan của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Nghệ An. Một số khu vực có cảnh quan đẹp, KBT kết hợp với địa phương mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch làng bản để tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho các cộng đồng địa phương, từ đó giảm thiểu các tác động đến rừng.

- Huy động người dân địa phương cùng tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, để người dân cũng được hưởng lợi từ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, từ đó sẽ hạn chế các mối đe dọa từ người dân đến các loài quý hiếm trong đó có Giổi lụa.

- Phối hợp với cơ quan có liên quan thực thi có hiệu quả các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo về rừng và bảo tồn nguồn gen các loài thực vật có giá trị bảo tồn cao nói chung và cây Giổi lụa nói riêng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ Kết luận

Giổi lụa (Tsoongiodendron odorum Chun) thuộc (họ Ngọc lan - Magnoliaceae) là loài cây gỗ quý, hiếm. Hiện nay do bị khai thác bừa bãi, sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp nên đã dẫn đến số lượng cây tự nhiên trở lên hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Sách Đỏ Việt Nam 2007 đã xếp loài vào nhóm Sẽ nguy cấp (VU). Hiện nay các thông tin cho bảo tồn loài Giổi lụa tại Việt Nam còn rất hạn chế. Thực hiện các nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển loài là thực sự cần thiết.

Tại khu vực nghiên cứu, trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, hạt và cây con của Giổi lụa thường ít biến đổi. Thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 các hoạt động trao đổi chất, sinh lý của cây diễn ra mạnh nhất.

Trên các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu đã phát hiện được 36 cá thể Giổi lụa. Trong đó có 21 cây tái sinh và 15 cá thể trưởng thành. Các cá thể Giổi lụa phát hiện trên tuyến có phân bố ở độ cao từ 502 – 975 m so với mực nước biển. Ở đai dưới 700m - Đai rừng kín thường xanh nhiệt đới đã gặp được số lượng cá thể Giổi lụa nhiều nhất: 26/36 cá thể. Cây thường phân bố trong tầng tán chính của tầng cây gỗ. Khu vực phân bố của Giổi lụa tập trung tại các khu vực xã Nậm Giải, Hạnh Dịch, Thông Thụ và Cắm Muộn. Các mối đe dọa đến Giổi lụa tại khu vực nghiên cứu chủ yếu từ: Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng rừng và khai thác lâm sản trái phép.

Khối lượng hạt giống Giổi lụa trung bình trong 1 kg quả là 36,1g. Khối lượng trung bình của 1000 hạt giống Giổi lụa khoảng 163,2g. 1kg hạt giống Giổi lụa có khoảng 6000 hạt.

Hạt Giổi lụa sau khi xử lý 4 tuần mới bắt đầu nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở tuần thứ 4 sau đó giảm dần đến tuần thứ 7. Tuần thứ 8 không quan sát thấy hạt nảy mầm mới. Tỷ lệ hạt Giổi lụa nảy mầm sau 8 tuần nhìn chung ở mức thấp. Tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở thí nghiệm xử lý hạt trong nước ở

nhiệt độ 45°C đạt 43,3%, nước xử lý hạt ở nhiệt độ 60°C tỷ lệ nảy mầm đạt 32,7%, nước xử lý hạt ở nhiệt độ thường tỷ lệ nảy mầm thấp nhất chỉ đạt 20,7%.

Sau 8 tuần tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Giổi lụa cao nhất được cấy trong nền đất lấy từ rừng. Tỷ lệ cây sống đạt 77%, chiều cao trung bình đạt 13cm. Trên nền đất sẵn có ở vườn ươm, tỷ lệ cây sống sau 8 tuần đạt 67%, chiều cao trung bình đạt 9cm. Trên nền đất cát, sau 6 tuần cây con của Giổi lụa bị chết hết. Như vậy đất phù hợp nhất để cấy cây con của Giổi lụa là đất lấy từ rừng nơi có Giổi lụa phân bố tự nhiên. Đất cát không phù hợp để cấy cây con của Giổi lụa.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đã đề xuất được 3 nhóm giải pháp: Bảo tồn tại chỗ; Chuyển chỗ và Xã hôi để bảo tồn và phát triển nguồn gen loài Giổi lụa cho Khu BTTN Pù Hoạt.

Tồn tại

Do điều kiện thời gian không cho phép nên đề tài mới chỉ thực hiện nghiên cứu trên 10 tuyến trong phạm vi Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nên kết quả thu được chưa thật sự mang tính tổng quát. Để có kết luận chính xác hơn cần có nhiều hơn nữa các tuyến điều tra và các nghiên cứu trên nhiều địa điểm tại Khu bảo tồn.

Đây là một đề tài mới, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về loài cây này nên việc tìm các tài liệu tham khảo rất khó khăn.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học còn nhiều hạn chế. Chưa có những nghiên cứu sâu về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, địa hình một số nhân tố sinh thái khác nơi Giổi lụa phân bố, còn thiếu sự đánh giá về mối quan hệ của các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố của loài trong khu vực nghiên cứu.

Do thời gian và kinh phí hạn chế, nên chúng tôi chưa thực hiện được nghiên cứu gây trồng và đánh giá sinh trưởng của Giổi lụa.

Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm vật hậu và phân bố của loài Giổi lụa ở Việt Nam.

Cần có thêm nhiều hơn nữa các đề tài nghiên cứu về loài Giổi lụa, đặc biệt là nghiên cứu về nhân giống bằng giâm hom, nuôi cấy mô, gây trồng phát triển loài

Cần tạo được giống cây trồng Giổi lụa có năng suất cao, chất lượng tốt với kỹ thuật gây trồng đơn giản, tỷ lệ sống cao, cộng với việc nghiên cứu gây trồng ở những điều kiện thích hợp sẽ làm giảm nguy cơ bị đe dọa của loài ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam,

Tập II, NXB Nông nghiệp.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam (phần thực vật), NXB Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông

nghiệp

4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2004), “Đa dạng sinh học và bảo tồn”, Hà Nội. 5. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông

nghiệp

6. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2006), Tiêu chuẩn ngành 04TCN 130:2006 về quy phạm kỹ thuật trồng rừng Giổi xanh.

7. Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây có ích ở Việt Nam, tập 1, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

9. Lưu Đàm Cư (2002), Thực vật dân tộc học - Tài liệu giảng dạy cao học,

Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật.

10.Ngô Quang Đê và Nguyễn Hữu Vĩnh (1997), “Giáo trình trồng rừng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 1997.

11.Nguyễn Văn Huy, Trần Ngọc Hải (2004), Bảo tồn thực vật rừng. NXb

Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Lê Thị Huyên, Nguyễn Tiến Hiệp (2004). Hình thái và phân loại thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13.IUCN (2020). IUCN Red List of Threatened Species.

https://www.iucnredlist.org/search (accessed: 30/05/2020).

14.Lê Đình Khả (1996-2001), Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu. Đề tài cấp Nhà nước KHCN 08-04

15.Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (2013), Báo cáo Bảo tồn cảnh quan hệ sinh thái đa dạng loài và gen, đa dạng văn hóa truyền thống của vùng Tây Nghệ An. Nghệ An.

16.Vũ Quang Nam (2011). Nghiên cứu phân loại các loài thuộc họ Ngọc Lan

(Magnoliaceae) ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Vườn thực vật Hoa Nam, Trung Quốc.

17.Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Bảo tồn nguồn gen cây rừng, Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội.

18.Richard B. Primarck, Cơ sở sinh học bảo tồn, NXB Khoa học & Kỹ thuật. 19.Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật

học Dân tộc, NXB Nông nghiệp.

20.Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21.Tiêu chuẩn Quốc Gia – TCVN 8548:2011 “Hạt giống và phương pháp

kiểm nghiệm”, Hà Nội – 2011.

22.Lê Thị Tình, Dương Danh Công, Phạm Hữu Hân (2010). Sản xuất cây giống bằng hom cành – Giáo trình môđum, NXB Nông Nghiệp.

23.Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học

kỹ thuật, Hà Nội.

24.Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Trọng Tường (2007), Nghiên cứu hiện trạng đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh.

25.Hà Công Tuấn và cộng sự (2003). Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát

đa dạng sinh học. Nhà xuất bản Giao thông, Hà Nội.

26.Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật – Viện Khoa học và Công nghiệ Việt Nam (2001-2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Hình ảnh thí nghiệm nhân giống Giổi lụa bằng hạt

2.

Hình PL05. Hai lá mầm hoàn thiện của Giổi lụa Hình PL03. Lá mầm Giổi lụa xuất hiện trên mặt đất

Hình PL01. Lô hạt giống Giổi lụa chuẩn bị cho thí nghiệm nhân giống

Hình PL06. Cây mầm Giổi lụa chuẩn bị ra lá thật thứ nhất

Hình PL04. Lá mầm Giổi lụa xuất hiện trên mặt đất

Hình PL02. Hạt giống Giổi lụa nảy mầm đầu tiên xuất hiện

3.

Hình PL11. Cây con của Giổi lụa bị rụng lá vào mùa đông (thời điểm chụp ảnh 28/02/2020). Hình PL09. Khu vực bố trí gieo hạt Giổi lụa trên nền đất lấy từ rừng sau khoảng 5 tuần Hình PL07. Cây mầm Giổi lụa chuẩn bị ra lá thật thứ 2

Hình PL12. Cây con của Giổi lụa bị rụng lá vào mùa đông nảy chồi mới.

Hình PL10. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Giổi lụa sau 12 tuần. Bên trái là đất ruột bầu lấy từ rừng, bên phải là đất ruột bầu ở vườn ươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài giổi lụa (tsoongiodendron odorum chun) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)