Thử nghiệm nhân giống Giổi lụa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài giổi lụa (tsoongiodendron odorum chun) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 31 - 60)

lý hạt giống khác nhau

Tiến hành kiểm nghiệm 05 lô hạt. Số hạt của mỗi lô là 90 hạt. Mỗi lô hạt chia thành 3 túi (30 hạt/túi) để thử nghiệm xử lý hạt ở 3 mức nhiệt độ nước khác nhau (nước ở nhiệt độ thường, 45°C và 60°C).

Bước 1: Hạt giống được ngâm vào nước, hạt nào nổi lên trên là hạt lép và chỉ lấy các hạt chắc chìm xuống dưới. Vớt hạt ra để cho ráo nước, sau đó tiếp tục ngâm trong dung dịch viben C khoảng 30 phút, nhằm diệt trừ mầm mống bệnh sau đó vớt để khô.

Bước 2: Tiếp tục ngâm các túi hạt trong 3 chậu nước ở nhiệt độ khác nhau (nước ở nhiệt độ thường, 45°C và 60°C). Thời gian ngâm từ 6-8 giờ. Trong khoảng 30 phút đầu luôn giữ ở nhiệt độ thí nghiệm, rồi để nguội dần và vớt ra.

Bước 3: Hết thời gian ngâm vớt ra để cho khô ráo, sau đó cho vào túi vải (thô, thoát nước) ẩm để ủ.

Hàng ngày tiến hành rửa chua từng lô hạt bằng nước ấm 30oC. Sau 5 ngày bắt đầu quan sát hiện tượng nứt nanh của hạt Giổi lụa và tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của các lô hạt. Tỷ lệ nảy mầm là tỉ số % số hạt đã nảy mầm so với số hạt đem kiểm nghiệm.

Công thức tính tỷ lệ nảy mầm ở các lô hạt: = *100% Trong đó: E – Tỷ lệ nảy mầm

n – Số hạt đã nảy mầm

Kết quả thử nghiệm về tỷ lệ nảy mầm của 5 lô hạt Giổi lụa qua phương pháp xử lý bằng nước ở 3 mức nhiệt độ khác nhau được tổng hợp trong mẫu biểu 06.

Mẫu biểu 06. Tổng hợp kết quả thí nghiệm nảy mầm của hạt Giổi lụa

Lô hạt Nhiệt độ nước Số hạt nảy mầm trong tuần 1 Số hạt nảy mầm trong tuần 2 … đến tuần không phát hiện hạt nảy mầm mới Tỷ lệ nảy mầm 1 Thường 45°C 60°C 2 Thường 45°C 60°C 3 Thường 45°C 60°C 4 Thường 45°C 60°C 5 Thường 45°C 60°C TB

2.4.2.3. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của Giổi lụa tại các kiểu nền gieo khác nhau

Sau khi hạt nảy mầm tiến hành đem cấy hạt ở 3 kiểu nền đất khác nhau: nền cát; nền đất ở vườn ươm tại trường Đại học Lâm nghiệp; nền đất lấy về từ dưới tán rừng nơi có loài Giổi lụa phân bố. Thời điểm gieo hạt vào buổi sáng.

Tại các vị trí thí nghiệm gieo hạt được che đậy cẩn thận bằng lưới đen, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Tại các nền đất thí nghiệm chọn 30 hạt đã nảy mầm đem gieo trên mỗi nền. Trong 8 tuần, tiến hành kiểm tra cây sống và đo các giá trị đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây mới gieo trên 3 nền thí nghiệm theo từng tuần. Kết quả tỷ lệ sống và sinh trưởng của Giổi lụa được tổng hợp trong theo mẫu biểu 07 và 08.

Mẫu biểu 07. Tỷ lệ sống, sinh trƣởng của Giổi lụa tại 3 kiểu nền gieo

Tuần theo dõi Số hạt gieo ban đầu

Gieo trên nền cát Gieo trên nền đất vườn ươm Gieo trên nền đất rừng Số cây sống Do TB (mm) Hvn (cm) Số cây sống Do TB (mm) Hvn (cm) Số cây sống Do TB (mm) Hvn (cm) 1 30 2 30 3 30 4 30 5 30 6 30 7 30 8 30

Mẫu biểu 08. Tỷ lệ sống của Giổi lụa sau 8 tuần tại 3 kiểu nền gieo

Nền đất thí nghiệm Số hạt gieo Số cây sống Tỷ lệ sống (%)

Nền đất cát

Nền đất ở vườn ươm Nền đất lấy về từ rừng

Hình ảnh thực hiện thí nghiệm nhân giống Giổi lụa bằng hạt

1.

Hình 2.6. Hạt Giổi lụa đã tách vỏ giả để thực hiện thí nghiệm nhân giống

Hình 2.4. Tách hạt Giổi lụa khỏi vỏ giả để thực hiện thí nghiệm nhân giống

Hình 2.2. Lô quả Giổi lụa chuẩn bị tách hạt để thực hiện thí nghiệm nhân giống

Hình 2.7. Khu vực bố trí thí nghiệm nhân giống Giổi lụa bằng hạt

Hình 2.5. Hạt Giổi lụa còn vỏ giả màu đỏ bọc bên ngoài

Hình 2.3. Tách hạt Giổi lụa khỏi quả để thực hiện thí nghiệm nhân giống

2.4.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Giổi lụa

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và tình hình thực tế tại địa phương đã thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những tác động từ tự nhiên và con người tới loài Giổi lụa tại khu vực nghiên cứu để phân tích những cơ hội, thách thức trong việc bảo tồn và phát triển loài Giổi lụa. Từ đó đưa ra đề xuất các hướng giải pháp bảo tồn loài, cụ thể.

Cơ sở để xây dựng đề xuất:

- Dựa vào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn. - Dựa vào kết quả nghiên cứu.

- Dựa vào các quy phạm Lâm nghiệp về phương thức bảo tồn loài.

Hình thức đề xuất giải pháp bảo tồn:

- Bảo tồn tại chỗ. - Bảo tồn chuyển chỗ.

Các giải pháp:

- Giải pháp về cơ chế chính sách. - Giải pháp về khoa học kỹ thuật. - Giải pháp về kinh tế - xã hội.

PHẦN 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu BTTN Pù Hoạt nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 180km và có toạ độ địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa;

- Phía Nam giáp các xã Đồng Văn; Tiền Phong; Hạnh Dịch; Nậm Giải Tri Lễ.

- Phía Đông giáp tỉnh Thanh Hóa; huyện Quỳ Châu của tỉnh Nghệ An và các xã Tiền Phong;

- Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Tổng diện tích tự nhiên toàn Khu BTTN Pù Hoạt là 90.741 ha, nằm trên địa bàn 9 xã bao gồm: Đồng Văn, Cắm Muộn, Châu Thôn, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Thông Thụ, Nậm Nhóng, Tiền Phong và Tri Lễ thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Khu BTTN Pù Hoạt có các đỉnh núi cao như Pù Hoạt cao 2.457m, Pa Khăm cao 2.007m, Chóp Cháp cao 1.725m, Pù Vĩ cao 1.645m, Cao Ma cao 1.487m, Pù Đình cao 1.248m, Pắn Mô cao 1.213m... và nhiều đỉnh núi khác có độ cao trên 1.000m. Nhìn chung khu vực có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông; Độ cao bình quân từ 1.000-1.500m, độ dốc trung bình 250

, nhiều nơi có độ dốc trên 400

....

3.1.3. Khí hậu thủy văn 3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu 3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu của các Trạm khí tượng thuỷ văn Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Tây Hiếu, khu vực này mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, khô hanh. Lượng

mưa trung bình năm từ 1.600mm đến 1.750mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

- Nhiệt độ bình quân năm 23,00C, tối cao tuyệt đối 42,00 C, tối thấp tuyệt đối 10C.

- Nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng, xuất hiện từ tháng 4-6, mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh, kèm theo mưa phùn, sương muối thường xuất hiện.

- Độ ẩm không khí bình quân 84%

Ngoài ra trên địa bàn còn phải kể đến tác hại của sương muối, mưa đá và giông tố với cường độ mạnh thường cuốn bay nhà cửa, hoa màu, súc vật…

3.1.3.2. Sông suối, thuỷ văn

Khu BTTN Pù Hoạt thuộc là vùng đầu nguồn của hai hệ sông: Sông Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên là Nậm Xam chảy qua huyện Hửa Phăn, vào Việt Nam với tên là sông Chu, hệ sông Hiếu với các sông Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quang. Các hệ suối chính kể trên đều chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cách nhau từ 10-25 km. Dòng chảy mạnh, thường xuyên có nước cả mùa khô, mật độ suối nhánh từ 2-4 km/suối. Do địa hình chia cắt sâu, đôi chỗ do đứt gẫy mạnh đã hình thành nên nhiều thác nước trong Khu bảo tồn mà thác lớn nhất có giá trị cảnh quan du lịch là thác Sao Va.

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng 3.1.4.1. Địa chất 3.1.4.1. Địa chất

Khu BTTN Pù Hoạt có cấu trúc địa chẩt rất phức tạp, với nhiều loại đá có tuổi trên 2 triệu năm: Đá cổ sinh (Paleozoi), đá trung sinh (Mezozoi) phát triển khá rộng rãi trên khu vực và ít hơn là đá tân sinh (Cenozoi). Khu vực đã hình thành các tiểu vùng lập địa có nhiều đặc thù riêng biệt như vùng núi cao dốc, có xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi, những thung lũng hẹp và sâu...

Mặc dù ở kiểu địa hình nào thì các sườn núi trong khu vực đều có độ dốc khá lớn, đất đai chưa bị thoái hoá.

3.1.4.2. Thổ nhưỡng

Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, của khí hậu, thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN Pù Hoạt có sự phong phú và đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau:

- Nhóm dạng đất mùn Alít trên núi cao (H): Phân bố ở độ cao >1.700m, nhóm dạng này có rất nhiều mùn và các tính chất khác cũng có nhiều thay đổi.

- Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH): Loại đất này - - được hình thành ở độ cao từ 700m-1.700m, có diện tích 4.839 ha, chiếm 27,8% diện tích tự nhiên khu vực, phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực.

- Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Loại đất này phân bố ở độ cao dưới 700m. Đặc biệt nổi bật là có quá trình Feralít xảy ra rất mạnh mẽ, đất có cấu tượng khá bền vững. Một số diện tích vùng đồi đã bị kết von nhưng không có đá ong chặt.

- Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T): Nhóm đất này có diện tích 4.183 ha, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên các kiểu địa hình máng trũng, thung lũng, bồn địa.

- Ngoài ra trên địa còn có 709 ha núi đá, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở xã.

3.2. Dân sinh kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Quế Phong và các xã trong khu vực Khu BTTN Pù Hoạt tính đến tháng 6 năm 2013, tình hình dân số, dân tộc và lao động như sau:

- Dân số: Tổng dân số 09 xã, trong khu vực Khu BTTN Pù Hoạt là 2.993 hộ với 10.924 nhân khẩu.

- Dân tộc: Trên địa bàn có 2 dân tộc sinh sống, gồm:

+ Dân tộc Kinh với 10.498 người, chiếm tới 96,1% dân số. Nhóm đồng bào Kinh, Thái,...

+ Dân tộc Mông với 426 người chiếm 3,9% dân số. Nhóm đồng bào Mông, Đan Lai, Rục, Sách... sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng cao xa, nơi gần rừng, có nguồn nước, nhưng đường giao thông đi lại khó khăn. Kinh tế nương rẫy là nguồn sống chính, ngoài ra còn kết hợp chăn nuôi và thu lượm sản phẩm sẵn có trong rừng.

- Lao động: Tổng số 6.818 lao động trong độ tuổi, 80% lao động thuần nông, còn lại là CBCNV chức và lao động dịch vụ buôn bán khác...

3.2.2. Các hoạt động kinh tế 3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp 3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp đang giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động kinh tế chính của khu vực, trong sản xuất nông nghiệp thì lương thực là chủ yếu và là nguồn sống chính của đồng bào.

- Trồng trọt: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là ha, chiếm 3,2% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp 0,13 ha/người là quá thấp, cây trồng trên đất nông nghiệp chủ yếu là cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn), ngoài ra còn có cây nông nghiệp ngắn ngày (lạc, mía) và các loài cây ăn quả (mận, mơ, nhãn, cam, bưởi, chuối...).

- Chăn nuôi: Toàn khu vực có 55.330 con Trâu, 77.738 con Bò, 109.257 con Lợn và 700.613 con gia cầm tính bình quân mỗi hộ có từ 1-2 con Trâu, Bò hoặc Ngựa, 2 con Lợn và từ 10-12 con gia cầm. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nhất là công tác trồng và khoanh nuôi phục hồi rừng.

- Thuỷ sản: Nuôi thuỷ sản trong vùng mới phát triển với quy mô nhỏ trong các hộ gia đình. Toàn khu vực có 596,3 ha ao thả cá, cho sản lượng 317,6 tấn/năm. Việc khai thác tự nhiên ở sông hồ cho năng suất thấp, với trên 20.000 ha mặt nước hiện có trên các hồ thuỷ điện Hủa Na, Sao Va, Sông Quang và các hồ thuỷ lợi khác sẽ là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá lồng bè, góp phần tăng thu nhập cho đồng bào trong khu vực.

3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Trên địa bàn Khu BTTN Pù Hoạt ngoài các công ty, BQL rừng đặc dụng, phòng hộ còn có các hộ gia đình, tập thể thôn bản và các đồn biên phòng,... tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Trong 9 xã có 9.483 hộ gia đình và tập thể nhận đất nhận rừng để quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh. Bằng nguồn vốn hỗ trợ xây dựng và phát triển rừng nhiều nơi sau 1-2 năm nhận đất nhận rừng đồng bào đã có sản phẩm thu hoạch, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và từng bước cải thiện đời sống cho người lao động.

3.2.2.3. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Kinh tế - xã hội chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém nên khu vực hầu như không có cơ sở công nghiệp nào. Các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng hầu như không có. Một số lò rèn sản xuất công cụ thô sơ và các tư nhân sản xuất đồ mộc dân dụng... Dệt truyền thống đã được quan tâm đầu tư phát triển, nhưng sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ tại chỗ, chưa có sản phẩm trở thành hàng hoá và thị trường tiêu thụ.

3.2.2.4. Dịch vụ, thương mại và du lịch

Khu vực Khu BTTN Pù Hoạt có cửa khẩu quốc tế Thông Thụ tạo điều kiện giao lưu buôn bán hàng hoá và hoạt động du lịch với Lào. Dịch vụ, thương mại trong vùng đang trên đà phát triển, hầu hết các xã hoặc cụm xã đã hình thành trung tâm trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất

của nhân dân. Trong khu vực có nhiều tiềm năng du lịch như: Thắng cảnh thiên nhiên thác Sao Va,...

3.2.3. Hạ tầng cơ sở

3.2.3.1. Giao thông, thuỷ lợi

- Tổng chiều dài các tuyến đường 3.382,4 km, trong đó: Đường quốc lộ 576,3 km; đường tỉnh lộ 260,3 km; đường huyện lộ 301,1 km; đường liên xã, liên thôn 2.253,7 km. Do địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, việc đầu tư xây dựng đường ô tô gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn, hiệu quả mang lại rất thấp.

- Hệ thống các công trình thuỷ lợi: Toàn khu vực có 48 hồ, đập lớn nhỏ và hơn 5 trạm bơm cùng với 43,9 km kênh mương nội đồng tưới tiêu phục vụ sản suất nông nghiệp.

3.2.3.2. Điện, nước sinh hoạt, văn hoá và thông tin liên lạc

- Nguồn điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong Khu BTTN Pù Hoạt chủ yếu là dùng điện lưới quốc gia. Mức độ sử dụng điện ở các xã đang còn thấp, số hộ, sử dụng điện mới chỉ đạt 66,6%. Ngoài ra một số hộ đã lợi dụng khe suối để chạy máy thuỷ điện nhỏ phục vụ thắp sáng và sinh hoạt trong gia đình.

- Nguồn nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên (sông, suối), nước mưa dự trữ và nguồn nước tự chảy từ các khe suối... đặc biệt về mùa khô hầu hết các xã thường thiếu nước sinh hoạt.

- Hệ thống thông tin liên lạc đã và đang nâng cấp, hiện tại trong khu vực có 100% số xã và hầu hết các đồn biên phòng có các trạm thu, phát sóng đài truyền hình, truyền thanh. Hiện tại có 9 xã có bưu điện văn hoá, hầu hết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài giổi lụa (tsoongiodendron odorum chun) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 31 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)