Đánh giá chung về điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài giổi lụa (tsoongiodendron odorum chun) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 42)

3.2.4.1. Thuận lợi

- Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn luôn được Đảng, Chính phủ, các ngành, các cấp quan tâm, chỉ đạo và đầu tư. Các cấp chính quyền và nhân dân đã nhận thấy những hiểm hoạ do thiên nhiên gây ra đều bắt nguồn từ việc mất rừng;

- Điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố thuận lợi, chế độ nhiệt, ẩm phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm, công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản...;

- Quỹ đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp đang còn nhiều, đất đai đa dạng thích hợp cho nhiều loài cây trồng sinh trưởng và phát triển;

- Lực lượng lao động dồi dào, đồng bào siêng năng, cần cù chịu khó, suốt đời gắn bó với rừng, nên khi được hướng dẫn sản xuất lâm nghiệp để xoá

đói giảm nghèo, tự làm giàu cho mình và cho xã hội thì đồng bào sẽ phấn khởi tin tưởng và tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp kỹ thuật;

- Cơ bản đồng bào các dân tộc trong khu vực đã định canh, định cư, cuộc sống ổn định và đang được nâng cao tạo điều kiện tốt để thực thi dự án;

3.2.4.2. Khó khăn

- Do địa hình cao dốc, chia cắt hiểm trở, điều kiện khí hậu thuỷ văn có một số yếu tố bất lợi gây tác hại cho sản xuất, đời sống của đồng bào trên khu vực và công tác trồng rừng, bảo vệ rừng;

- Trên địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, nguồn lao động chủ yếu thuần nông, nên thiếu lao động kỹ thuật và quản lý, phương thức canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng không cao, thu nhập bình quân đầu người thấp. Việc đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất sẽ gặp khó khăn. Mặt khác do chính sách đãi ngộ chưa phù hợp, nên không hấp dẫn được lao động kỹ thuật từ miền xuôi lên sống và làm việc;

- Phân bố dân cư không đều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là giao thông đường bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH trong đó có phát triển lâm nghiệp;

- Hầu hết rừng, đất rừng của khu vực đều thuộc đối tượng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng. Nếu không tổ chức sản xuất tốt thì đồng bào sẽ không có nguồn thu và có nhận thức sai lệch, tiếp tục trở lại phá rừng, huỷ hoại môi trường sinh thái.

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Giổi lụa 4.1.1. Đặc điểm sinh học loài Giổi lụa

4.1.1.1. Đặc điểm hình thái

Tên khoa học của loài Giổi lụa - Tsoongiodendron odorum W. Y. Chun được Chun Woon Young công bố và mô tả đặc điểm hình thái chi tiết năm 1963, trong tạp chí Acta Phytotax. Sin. 8(4). Mẫu chuẩn của loài do S. P. Ko thu thập tại Chuanyung, Lochang Hsien, Kwangtung, China (Quảng Đông, Trung Quốc) với số hiệu mẫu là 51928. Hiện mẫu Holotype đang lưu tại Phòng tiêu bản IBSC (Hình 4.1), các mẫu Isotype đang lưu tại phòng tiêu bản BM và HK.

Hình 4.1. Mẫu Holotype của Tsoongiodendron odorum W. Y. Chun

Từ các thông tin về đặc điểm hình thái của mẫu vật thu thập tại Khu BTTN Pù Hoạt (các số hiệu mẫu: 170706212; 170706219; 170707204 170714406 lưu tại VNF và KBTTN Pù Hoạt) kết hợp đối chiếu thông tin mô tả trong tài liệu gốc của Chun Woon Young, mẫu chuẩn của loài (S. P. Ko 51928) và các thông tin trong Sách Đỏ Việt Nam phần Thực vật, 2007 (trang 276-277) cho thấy hoàn toàn trùng khớp với loài Tsoongiodendron odorum

W. Y. Chun – Giổi lụa. Tại địa phương loài còn tên gọi khác là Giổi mực (do gỗ lõi màu tối). Các thông tin chi tiết về đặc điểm hình thái của Giổi lụa tại khu vực nghiên cứu trong các được thể hiện trong các hình 4.2 – 4.5.

Hình 4.2. Thân, vỏ, tán Giổi lụa tại Khu BTTN Pù Hoạt (SHM: 170714406)

Hình 4.3. Cành lá Giổi lụa tại Khu BTTN Pù Hoạt (SHM: 170706212)

Hình 4.4. Cành lá non Giổi lụa tại Khu BTTN Pù Hoạt (SHM: 170706212)

Hình 4.5. Cành mang quả Giổi lụa tại Khu BTTN Pù Hoạt (SHM: 170714406)

4.1.1.2. Đặc điểm vật hậu học

Từ các thông tin điều tra Giổi lụa tại Khu BTTN Pù Hoạt và kết hợp theo dõi vật hậu của cây con tại Trường Đại học Lâm nghiệp chúng tôi đã tổng hợp được bảng 4.1, thông tin về vật hậu của loài.

Bảng 4.1. Thông tin về vật hậu của Giổi lụa tại khu vực nghiên cứu

Thời gian Đặc điểm vật hậu Nguồn Ghi chú

Cuối tháng 2 Hạt nứt nanh, mọc mầm, ra lá mầm đầu tiên Quan sát tại trường ĐHLN Hình PL02-05

Tháng 3 Cây mầm ra lá thật đầu tiên Quan sát tại trường ĐHLN

Hình PL06-07 Tháng 12-2

năm sau

Lá trên cây con 1 năm tuổi bị rụng toàn bộ

Quan sát tại trường ĐHLN

Hình PL11

Tháng 3 Cây con 1 năm tuổi nảy chồi mới

Quan sát tại trường ĐHLN

Hình PL12

Tháng 3-4 Cây trưởng thành ra hoa Sách Đỏ Việt

Nam

Tháng 10-11 Quả trên cây trưởng thành chín Quan sát tại Khu BTTN Pù Hoạt

Hình 4.1, 4.4

Tháng 12-1 năm sau

Quả và hạt bọc vỏ giả trên cây rơi rụng xuống đất

Quan sát tại Khu

BTTN Pù Hoạt Hình 4.5

Từ kết quả của bảng 4.1. cho thấy trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, hạt và cây con của Giổi lụa thường ít biến đổi (không nảy mầm hoặc rụng lá) có thể do đặc tính của loài để tránh giá lạnh và các điều kiện khắc nghiệt khác của môi trường vào mùa đông. Thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 các hoạt động trao đổi chất, sinh lý của cây diễn ra mạnh nhất

(ra chồi, sinh trưởng, ra hoa, kết quả). Nếu thu hái quả chín nên thu vào thời điểm tháng cuối tháng 11, nếu muộn hơn có thể quả, hạt Giổi lụa sẽ bị rụng hết.

4.1.2. Đặc điểm sinh thái học loài Giổi lụa

4.1.2.1. Đặc điểm phân bố của Giổi lụa trên các tuyến điều tra

Từ các kết quả điều tra tại hiện trường chúng tôi đã tổng hợp được thông tin phân bố của Giổi lụa trên các tuyến điều (bảng 4.2) và bản đồ phân bố loài tại khu vực nghiên cứu (Hình 4.7).

Bảng 4.2. Tổng hợp thông tin phân bố của Giổi lụa trên các tuyến điều tra TT D1.3 cm Doo cm Hvn (m) Toạ độ Độ cao (m) Ghi chú

1 0,4 1 48 Q 490925 2190759 520 Cây tái sinh

2 0,4 1 48 Q 491316 2190723 555 Cây tái sinh

3 0,5 1 48 Q 490022 2193085 510 Cây tái sinh

4 1 2 48 Q 491008 2190972 503 Cây tái sinh

5 1 2 48 Q 491021 2190982 502 Cây tái sinh

6 1,4 2,5 48 Q 491021 2190982 502 Cây tái sinh

7 2 2.5 48 Q 482117 2175161 758 Cây tái sinh

8 2 2.5 48 Q 490182 2190924 680 Cây tái sinh

9 2 1 48 Q 492037 2190552 511 Cây tái sinh

10 2 2 48 Q 480902 2178422 625 Cây tái sinh

11 2 2,5 48 Q 480982 2178518 623 Cây tái sinh

12 2 2 48 Q 481250 2178392 624 Cây tái sinh

13 3 3 48 Q 480845 2178097 542 Cây tái sinh

TT D1.3 cm Doo cm Hvn (m) Toạ độ Độ cao (m) Ghi chú

15 3 3 48 Q 481315 2178455 624 Cây tái sinh

16 5 4 48 Q 490168 2190916 682 Cây tái sinh

17 5 6 48 Q 491021 2190982 502 Cây tái sinh

18 5 6 48 Q 474476 2179883 847 Cây tái sinh

19 5 7 48 Q 480844 2178188 553 Cây tái sinh

20 6 4 48 Q 490056 2191895 665 Cây tái sinh

21 6 6 48 Q 490785 2190837 581 Cây tái sinh

22 7 6 48 Q 480823 2178309 586 23 10 8 48 Q 490052 2191898 665 24 12 10 48 Q 480891 2177656 509 25 12 10 48 Q 499406 2200939 833 26 13 7 48 Q 484230 2192951 975 27 13 9 48 Q 469669 2156719 684 28 15 9 48 Q 496244 2184275 512 29 15 10 48 Q 475198 2179632 734 30 16 8 48 Q 471798 2155905 798 31 18 11 48 Q 482395 2179181 733 32 18 13 48 Q 479496 2179529 849 33 21 15 48 Q 480821 2178333 597 34 23 17 48 Q 480812 2178232 559 35 25 16 48 Q 484860 2194792 719 36 32 27 48 Q 482393 2182304 613

Từ kết quả của bảng 4.2 và bản đồ phân bố trong hình 4.7 cho thấy: trên các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu đã phát hiện được 36 cá thể Giổi lụa. Trong đó có 21 cây tái sinh có đường kính gốc từ 0,4 – 6 cm, chiều cao từ 1 – 6 m. Hầu hết cây tái sinh gặp trên tuyến có sức sống tốt, 100% tái sinh từ hạt. Nghiên cứu đã phát hiện được 15 cá thể Giổi lụa trưởng thành có đường kính ngang ngực từ 7 đến 32 cm, chiều cao từ 6 đến 27 m. Chất lượng cây nhìn chung từ mức trung bình đến tốt. Một số cây đang ra quả non tại thời điểm điều tra (tháng 7-8). Cây nhỏ nhất phát hiện đang ra quả có đường kính khoảng 13 cm, chiều cao 9m. Cây thu quả chín phục vụ cho nghiên cứu nhân giống Giổi lụa từ hạt là những cây có kích thước lớn gặp được trên tuyến (đường kính 13-32 cm, chiều cao 9-27 m).

Các cá thể Giổi lụa phát hiện trên tuyến có phân bố ở độ cao từ 502 – 975 m so với mực nước biển. Ở đai dưới 700m - Đai rừng kín thường xanh nhiệt đới đã gặp được số lượng cá thể Giổi lụa nhiều nhất: 26/36 cá thể.

Khu vực phân bố của Giổi lụa tập trung tại các khu vực xã Nậm Giải, Hạnh Dịch, Thông Thụ và Cắm Muộn. Các khu vực khác trong Khu BTTN Pù Hoạt gặp rất ít hoặc không gặp Giổi lụa phân bố.

4.1.2.2. Đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi Giổi lụa phân bố

Từ thông tin tổng hợp của các ô tiêu chuẩn nơi có Giổi lụa phân bố cho thấy kiểu thảm thực vật nơi loài phân bố là kiểu Rừng kín thường xanh lá rộng nhiệt đới hoặc hỗn giao lá rộng lá kim trên núi đất. Rừng còn khá nguyên vẹn hoặc phục hồi ở mức độ ổn định. Ở một vài điểm tại khu vực Cắm Muộn và Hạnh Dịch bắt gặp Giổi lụa gần với nương rẫy của người dân địa phương hoặc đường giao thông. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi Giổi lụa phân bố gồm có 3 tầng chính: Tầng cây gỗ; Tầng cây tái sinh; Tầng cây bụi thảm tươi, thực vật ngoại tầng.

Đặc điểm tầng cây gỗ tai khu vực Giổi lụa phân bố

Tầng cây gỗ có mật độ biến động từ 460-760 cây/ha. Đường kính trung bình của tầng cây gỗ khoảng 25,3 cm, biến động từ 6 - 43cm. Chiều cao trung bình của tầng cây gỗ đạt 13,5m, biến động từ 5 đến 28m. Tầng cây gỗ chia làm 3 tầng là tầng vượt tán, tầng tán chính và tầng dưới tán.

Tầng vượt tán gồm các loài cây có chiều cao trên 20m, vươn hẳn khỏi tán chính của rừng, gồm các loài đại diện: Táu muối, Sao mặt quỷ, Giổi lông, Giổi lá láng, Dẻ gai sẹo to, Re hương…

Tầng tán chính có chiều cao từ 10-20m, nhóm cây gỗ chiếm ưu thế gồm: Giổi xanh, Vàng tâm, Mắc niễng, Táu muối, Sao mặt quỷ, Re xanh, Chắp trơn, Kháo, Phân mã, Mỡ chevalie, Giổi lụa, Ràng ràng mít, Dẻ cau, Sồi, Nhãn rừng, Sồi phảng, Máu chó kinh, Đa lá mít…

Tầng dưới tán có chiều cao dưới 10m, gồm: Máu chó thanh, Chòi mòi, Máu chó lá bạc, Ba đậu, Thau lĩnh, Màu cau, Nhọ nồi, Kháo nước, Vải thiều rừng, Thông tre, Vỏ mản…

Tại khu vực nghiên cứu Giổi lụa thường gặp phân bố ở tầng tán chính trong tầng cây gỗ. Ở một số điểm gặp cây có đường kính nhỏ mọc ở tầng dưới tán. Có thể do đây là những cây còn nhỏ nên sống chung với các loài ở tầng dưới tán, khi lớn lến cây có thể ở tầng tán chính của rừng.

Tầng cây tái sinh

Tầng cây tái sinh tại khu vực có Giổi lụa phân bố khá dạng về thành phần loài. Trong tổng số 50 ô dạng bản của 10 ô tiêu chuẩn đã phát hiện được 72 loài cây tái sinh khác nhau. Mật độ cây tái sinh trong khoảng từ 7500 – 22500 cây/ha. Chiều cao trung bình cây tái sinh khoảng 0,75m, đường kính gốc bình quân khoảng 1,0cm. Chất lượng cây tái sinh tốt chiếm chủ yếu. Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm trên 90%. Tầng cây tái sinh chiếm ưu thế là các loài của tầng cây gỗ như: Giổi lông, Máu chó lá bạc, Táu muối, Sao mặt quỷ, Re hương, Mỡ chevalie, Kháo nước, Thau lĩnh, Ba dậu, Ràng ràng mít…

Trong các ô dạng bản của nghiên cứu chỉ gặp được 6 cá thể cây Giổi lụa tái sinh. Cây đều có chiều cao trên 1m và sức sống tốt.

Tầng cây bụi, thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng

Tại khu vực có Giổi lụa phân bố tầng cây bụi, thảm tươi thực vật ngoại tầng rất phát triển. Độ che phủ bình quân của tầng này đạt trên 20%. Một số ô dạng bản có độ che phủ gần 80%.

Tầng cây bụi: có chiều cao khoảng 1,5 m thường gặp các loài trong họ Na, Chè, Sim, Mua, Thầu dầu, Cỏ roi ngựa, Trúc đào, Cà phê, Ngũ gia bì…

Tầng thảm tươi, thân thảo có chiều cao biến động từ sát mặt đất đến trên 3 m. Đại diện là các loài trong họ Gừng, Mạch môn đông, Râu hùm, Hạ trâm, Hòa thảo, Ô rô, Ráy, Thài lài, Lan, Lá dong, Gai, Thường sơn, Dứa dại, Cói các loài Dương xỉ, Quyển bá…

Nhóm thực vật ngoại tầng chủ yếu là các loài dây leo trong họ Nho, Bìm bìm, Bầu bí, Mộc thông, Ráy, Thiên lý, Trúc đào, Tiết dê, Kim cang, Củ nâu, Dây gắm, Đậu… Sống bám trên các thân cây gỗ lớn tại khu vực gặp các loài trong nhóm Dương xỉ, Phong lan, Thượng nữ…

4.1.3. Các mối đe dọa đến loài Giổi lụa tại khu vực nghiên cứu

Dựa trên các kết quả điều tra tại hiện trường, chúng tôi đã xác định các mối đe dọa đến loài Giổi lụa tại khu vực nghiên cứu như sau:

- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng rừng: Do phong tục tập quán, sức ép về đói nghèo nên hiện nay một số khu vực vùng đệm của KBT bị người dân chuyển trái phép một phần rừng sang các mục đích khác như đất canh tác nông nghiệp, đất chăn thả gia súc… Để chuẩn bị đất làm nương rẫy, người dân đã phát dọn sạch toàn bộ thực bì. Hoạt động này cũng như việc sử dụng lửa bừa bãi đã hủy diệt toàn bộ thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật tự nhiên sống trong và xung quanh khu vực bị tác động. Đây là mối nguy lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của một số quần thể Giổi lụa tại khu vực, nhất là những cá thể phân bố gần các nương rẫy hoặc khu dân cư. Hiện tại ở một số khu vực, rừng đã và đang phục hồi sau khi bị tác động, tuy nhiên quá trình diễn ra rất chậm, chủ yếu là một số loài cây tiên phong ưa sáng, không gặp Giổi lụa tái sinh phân bố.

- Hoạt động khai thác lâm sản trái phép: Mặc dù KBT Pù Hoạt đã và đang thực hiện rất tốt các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, nhưng do địa bàn rộng lại giáp biên giới Việt - Lào nên việc tuần tra kiểm soát người dân vào KBT khai thác trái phép lâm sản ngoài gỗ còn gặp một số khó khăn. Qua kết quả điều tra trên các tuyến cho thấy có một số vết tác động của người dân như: thu hái trái phép một số lâm sản, tận thu trái phép gỗ Giổi đã chết (trong đó có thể có Giổi lụa) ở trong rừng từ lâu về đóng đồ dùng trong nhà. Các hoạt động khai thác trái phép này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển các loài thực vật tại Khu bảo tồn trong đó có loài Giổi lụa.

- Do các hoạt động xây dựng các tuyến đường trong Khu bảo tồn: Việc xây dựng các tuyến đường này là cần thiết, tuy nhiên khi thiết kế cần lựa chọn các tuyến đường tối ưu, tránh hoặc hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài giổi lụa (tsoongiodendron odorum chun) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 42)