Tác động của sốlượng cụm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiến lược bảo trì thông tin định tuyến trong mạng ad hoc phân cụm (Trang 42 - 44)

Để nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô cụm đến các chiến lược bảo trì. Tốc độ di chuyểnđược thiết lập là 1-20 m/s và thời gian tạm dừng của các nút là 60giây. Số lượng cụm được thay đổi tăng dần trong các mô phỏng là: 2, 4, 6, 8, 12, 16, 20 và 25. Kết quả mô phỏng được biểu diễn bằng biểu đồ trong Hình 3.1.

Hình 3.1. Tỉ lệ truyền thành công theo số lượng cụm

Hình 3.1 cho thấy tỷ lệ truyền thành công (DDR) của 3 giao thức. DDR của giao thức CNI cao hơn CWOHO và CWHO. Sở dĩ có kết quả này là do trong giao thức CNI, cụm trung gian tiếp theo được xác định bởi cụm đứng trước dọc theo tuyến đường đến đích, được cập nhật thường xuyên. Trong khi đối với CWOHO và CWHO, các nút trung gian trên đường từ nguồn đến đích được xác định trước bởi nút nguồn hoặc bởi nút đầu cụm qua việc sử dụng cấu trúc mesh. Đường được xác định trước trong CWOHO và CWHO chỉ ra tính hợp lệ của thông tin trạng thái của nút nguồn về một cụm ở xa. Tỷ lệ phân phối dữ liệu của giao thức CWOHO lớn hơn CWHO. Ngoài ra, việc tăng số lượng đường tối đa không cải thiện tỷ lệ phân truyền thành công cho CWHO, trong khi tỷ lệ truyền thành công tăng cho CWOHO khi số lượng đường dẫn tối đa được tăng từ 1 lên 3.

Đối với mọi trường hợp thử nghiệm trong mô phỏng này, DDR giảm khi tăng số lượng cụm trong mạng. Lưu ý rằng cấu trúc lưới logic biểu diễn kết nối giữa các cụm có liên quan trực tiếp đến số lượng cụm trong mạng. Do đó, với số lượng cụm càng tăng, số chặng cần thiết để đi tới một cụm ở xa cũng tăng lên. Kết quả là DDR giảm. Điều này là do tất cả các nút trung gian dọc theo đường đi cần phải có thông tin cập nhật về các thay đổi trong mạng. Đối với các mạng ad hoc động, rất khó để đảm bảo được yêu cầu này.

30 40 50 60 70 80 90 100 2 4 6 8 12 16 20 25 Tỉ lệ t ru yề n th àn h c ô n g ( % ) Số lượng cụm CWOHO Path1 CWOHO Path3 CWHO Path1 CWHO Path3 CNI Path1 CNI Path3

Hình 3.2.Số chặng trung bình theo số lượng cụm

Hình 3.2 cho thấy số chặng trung bình cần thiết để truyền các gói dữ liệu đến các cụm đích. Đối với cả 3 giao thức, số chặng trung bình tăng khi tăng số lượng cụm trong mạng. Điều này là do khi kích thước cụm giảm, các điểm xung đột trong cấu trúc mesh sẽ giảm và số lượng gói dữ liệu cần đến cụm đích ở xa tăng lên. Do đó, số lượng chặng trung bình tăng khi tăng số lượng cụm. Số chặng trung bình của giao thức CWHO lớn hơn giao thức CWOHO và giao thức CNI vì việc định tuyến giữa các cụm trong CWHO diễn ra qua các nút đầu cụm. Số chặng của giao thức CNI không thay đổi nhiều khi tăng số lượng đường. Lý do là vì quyết định định tuyến được thực hiện tại mỗi cụm trung gian dọc theo đường đi, giúp giảm các lỗi trong giao thức CNI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiến lược bảo trì thông tin định tuyến trong mạng ad hoc phân cụm (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)