Triển khai của chiến lược CWOHO và CWHObảo trì cấu trúc mesh logic của lớp phủ và sử dụng nó để thực hiện định tuyến giữa các cụm. Trong CWOHO, cấu trúc mesh được phân tán cho tất cả các nút trong mạng, trong khi ở CWHO, nó được bảo trì bởi các nút đầu cụm. Trong chiến lược CNI [1], các nút chỉ bảo trì thông tin về cụm hiện tại của nó và không bảo trì thông tin về các cụm khác. Hoạt động thu thập của CNI giống như CWOHO. Các nút xây dựng bảng định tuyến của chúng theo cách phân tán bằng cách thu thập thông tin từ các nút biên. Bảng định tuyến trong CNI chứa các chặng kế tiếp có thể được sử dụng để đi tới cụm lân cận với số chặng tối thiểu được minh họa trong Bảng 2.2. CNI sử dụng Thuật toán 1 để thu thập thông tin về các cụm lân cận và xây dựng bảng định tuyến của các nút. Bảng định tuyến được cập nhật định kỳ bằng cách kiểm tra giá trị nhãn thời gian tương ứng với thông tin định tuyến.
Các nút trong CNI không bảo trì thông tin về các cụm khác trong mạng.Vì vậy, chúng cần thêm thông tin để định tuyến dữ liệu đến cụm ở xa. Theo [1], có một vài chiến lược để định tuyến liên cụm trong CNI có thể triển khai bao gồm: (a) Xác định đường đi logic giữa cụm nguồn và cụm đích bằng cách tiếp cận khi có yêu cầu. Kỹ thuật tìm kiếm đíchkhi có yêu cầu có thể làm tăng độ trễ và cũng có thể tăng chi phí định tuyến của mạng. (b) Chuyển tiếp các gói kiểu“tham lam”, bằng cách sử dụng bản đồ topo của mạng. Bản đồ topo có thể được xây dựng bằng thuật toán phân tán hoặc bằng thông tin địa lý của mạng. Khi triển khai CNI, nghiên cứu này xây dựng bản đồ topo bằng cách gán clusterID theo mô hình tuần tự. Bảng 2.3đưa ra một ví dụ về clusterID (được hiển thị trong ngoặc) có thể được gán cho các cụm dựa trên ma trận hai chiều. Mỗi nút được giả định rằng đã biết tổng số cụm trong mạng và mẫu gán clusterID.
(1,1) (1,2) (1,3) (1,4)
(2,1) (2,2) (2,3) (2,4)
(3,1) (3,2) (3,3) (3,4)
Bảng 2.3. ClusterID dạng tuần tự trong CNI
Các nút sử dụng bản đồ topo và chiến lược chuyển tiếp tham lam để thực hiện định tuyến giữa các cụm. Mỗi cụm trung gian sẽ chuyển tiếp gói dữ liệu một cách tham lam đến một cụm lân cận, sao cho gói đến đích với số chặng nhất. Cụm lân cận tiếp theo được chọn từ bản đồ topo và clusterID của nó được đính kèm vào gói dữ liệu. Các nút trung gian kiểm tra thông tin này để xác định xem gói đã đến cụm lân cận được chọn hay chưa. Lỗi đường có thể xảy ra nếu không có thông tin trong bảng định tuyến để đi đến cụm lân cận có trong gói dữ liệu. Trong trường hợp như vậy, nút này sẽ chọn một đường khác để chuyển tiếp gói dữ liệu.
Giả sử nút X thuộc clusterId (3,2) trong Bảng 2.3 có gói dữ liệu cần đi tới clusterId (2,4). Nút X có thể xác định các cụm lân cận được kết nối bằng cách sử dụng bảng định tuyến của nó. Giả sử rằng cụm (3,2) được kết nối với cả cụm (2,3) và cụm (3,3) và nút X đã chọn (2,3) làm cụm trung gian tiếp theo. Khi nhận gói dữ liệu, một nút trung gian trong cụm (3,2) so sánh clusterID của nó với clusterID được đính kèm trong gói dữ liệu để xác định xem gói dữ liệu có vượt qua ranh giới của cụm không. Nếu không, nút nàysẽ sử dụng bảng định tuyến để chuyển tiếp gói dữ liệu tới cụm (2,3). Ngược lại, một nút biên trong cụm (2,3) sẽ thực hiện một thao tác tương tự để chuyển tiếp gói dữ liệu đến cụm trung gian tiếp theo.