Kịch bản mô phỏng và các độ đo đánh giá hiệu năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiến lược bảo trì thông tin định tuyến trong mạng ad hoc phân cụm (Trang 41 - 42)

Phần mềm mô phỏng GloMoSim [15] được sử dụng để mô phỏng hoạt động của ba giao thứcCWHO, CWOHO và CNI. Ở tầngVật lý, GloMoSim sử dụng mô hình vô tuyến khá đầy đủ bao gồm việc mô phỏng công suất nhiễu, truyền và thu tín hiệu. Kích thước vùng mô phỏng được sử dụng là 1000m × 1000m, chứa 100 nút di động. Tất cả các nút di động theo mô hình di động điểm ngẫu nhiên Random Waypoint [6] với tốc độ dao động trong khoảng từ 1-20m/s. Để tránh hiện tượng không ổn định lúc khởi đầu trong mô hình, các nút được phép di chuyển trong 900 giây trước khi bắt đầu phát bất kỳ một lưu lượng dữ liệu nào [2].Thời gian mô phỏng là 1500 giây cho mỗi lần chạy mô phỏng. Bảng 3.1 đưa ra các giá trị các tham số được sử dụng trong các thử nghiệm đánh giá hiệu năng.

Tham số Giá trị

Kích thước vùng mô phỏng 1000 x 1000 m2

Số lượng nút 100

Vị trí khởi đầu nút Ngẫu nhiên

Mô hình di động Random Waypoint, ManhattanGrid Tốc độ nút di chuyển 1 - 20 m/s

Thời gian tạm dừng 100 - 750 s

Số lượng cụm 2 - 25

Tốc độ sinh gói MeshInfo 1/60 gói / giây Tốc độ sinh gói RouteInfo 1/5 gói / giây Ngưỡng thời gian cấu trúc mesh 100 s

Ngưỡng thời gian bảng định tuyến 20 s

Cả hai mô hìnhdi động Random Waypoint và ManhattanGrid đều được lần lượt thử nghiệm trong các mô phỏng. Mô hình Random Waypointbiểu diễn kịch bản của một mạng ad hoc, trong đó sự chuyển động của các nút trong mạng là ngẫu nhiên (không thể đoán trước). Mô hình ManhattanGrid được sử dụng để biểu diễn lại sự di chuyển của các nút trên đường phố. Đối với cả hai mô hình, các thử nghiệm đã được thực hiện với sự thay đổi của tốc độ di chuyển các nút từ 1-2 m/s đến 1-20 m/s để mô phỏng các nút di chuyển chậm và nhanh trong mạng ad hoc. Các độ đo hiệu năng sau đây được sử dụng để so sánh hiệu năng của các chiến lược bảo trì thông tin định tuyến:

• Tỷ lệ truyền thành công: Tỷ lệ phân phối thành công các gói dữ liệu trên tổng số gói dữ liệu được tạo.

• Số lượng chặng trung bình: Số chặng trung bình cần thiết để phân phối các gói dữ liệu thành công đến nút đích.

• Chi phí điều khiển trung bình: Đây là chi phí điều khiển trung bình trên mỗi nút.

• Điểm nóng: Sự khác biệt về số lượng gói điều khiển được các nút trong mạng quản lý.

Các độ đo trên được ước lượng bằng cách thay đổi các giá trị tham số như số lượng cụm, mức độ di động và thời gian tạm dừng. Số lượng đường tối đa được sử dụng để phân phối gói dữ liệu đến cụm đích là 1 và 3. Như đã đề cập ở các phần trước, đường số 1 được sử dụng đểtruyền dữ liệu đến cụm đích trong lần thử đầu tiên mà không có bất kỳ lỗi đường đi nào. Tương tự, đường số 3 là số lần thử tối đa để truyền dữ liệu đến cụm đích. Chi tiết về giá trị các tham số khác nhau được trình bày trong từng thử nghiệm cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiến lược bảo trì thông tin định tuyến trong mạng ad hoc phân cụm (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)