Ứng suất cơ học và ứng suất nhiệt của các chi tiết động cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng hyđrô thêm vào đường nạp đến hiệu suất và phát thải của động cơ diesel​ (Trang 36)

7. Nội dung nghiên cứu

2.1. Ứng suất cơ học và ứng suất nhiệt của các chi tiết động cơ

Việc thiết kế và chế tạo các động cơ có các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cao đòi phải giải quyết hàng loạt các vấn đề rất phức tạp, một trong số đó là ứng suất nhiệt và ứng suất cơ học rất lớn đối với các chi tiết động cơ. Trạng thái tới hạn, khả năng chịu lực và hệ số an toàn phụ thuộc vào điều kiện làm việc của các chi tiết. Điều kiện làm việc đặc trưng của các chi tiết động cơ đốt trong là sự phá hỏng sau một thời gian dài làm việc do sự biến dạng dẻo và hiện tượng mỏi của vật liệu chế tạo. Vì vậy để giải quyết vấn đề một cách hoàn chỉnh cần phải tiến hành một loạt các bài toán có liên quan, bắt đầu từ việc giải bài toán trong trường hợp tổng quát của quá trình truyền dẫn nhiệt không ổn định phi tuyến và kết thúc bằng việc xác định các tiêu chuẩn về giới hạn bền của các chi tiết trong điều kiện phụ tải nhiệt không đồng đều.

Việc tính toán trong lĩnh vực đàn hồi dẻo, đặc biệt là khi ở nhiệt độ cao có tính đến nhân tố thời gian là một khối lượng công việc rất lớn và đối với các chi tiết phức tạp hầu như không thể thực hiện được. Thông thường việc tính toán trong lĩnh vực đàn hồi chỉ đủ để đánh giá sức bền cho các chi tiết khi chịu tác dụng của tải trọng cơ học. Tuy nhiên đối với các chi tiết chịu phụ tải nhiệt, khi phân tích so sánh các phương án kết cấu khác nhau của chi tiết cũng có thể sử dụng các kết quả tính toán trong lĩnh vực đàn hồi một cách có hiệu quả.

Vì vậy trước hết phải nghiên cứu cơ sở xác định trạng thái ứng suất biến dạng của các chi tiết trong khuôn khổ bài toán đàn hồi nhiệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng hyđrô thêm vào đường nạp đến hiệu suất và phát thải của động cơ diesel​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)