Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng hyđrô thêm vào đường nạp đến hiệu suất và phát thải của động cơ diesel​ (Trang 32 - 34)

7. Nội dung nghiên cứu

1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài

Có thể thấy rằng, vấn đề nghiên cứu sử dụng các loại alcohol làm nhiên liệu thay thế cho xăng khoáng đã được nghiên cứu khá tỉ mỉ và thu được những kết quả rất quan trọng. Ở Việt Nam, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về sử dụng xăng sinh học. Trong đó các nghiên cứu chủ yếu liên quan đến việc đánh giá ảnh hưởng của xăng sinh học (có tỷ lệ cồn ethanol nhỏ và thậm chí có tỷ lệ

Thành xi lanh Số Nusselt Số Reynolds Số Prandtl. Buồng cháy Lớp biên nhiệt Lớp biên thủy lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cồn ethanol tới 100%) đến động cơ xăng truyền thống và một số ít nghiên cứu liên quan đến việc chuyển đổi động cơ xăng dùng chế hòa khí sang sử dụng cồn ethanol. Trên thế giới, nghiên cứu sử dụng xăng sinh học cho động cơ xăng đã được tiến hành rất tỉ mỉ và công phu. Từ việc đánh giá ảnh hưởng của xăng sinh học trên động cơ xăng cho đến thiết kế chế tạo động cơ mới chuyên dụng cho phương tiện sử dụng nhiên liệu linh hoạt FFV - Flexible Fuel Vehicles. Thông thường xăng sinh học cho phương tiện FFV có tỷ lệ cồn ethanol tới 85% (E85).

Vấn đề sử dụng alcohol cho động cơ diesel chưa được đề cập trong các nghiên cứu ở Việt Nam. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các loại nhiên liệu alcohol khác nhau cho động cơ cháy do nén [11 ÷ 29]. Các công trình này chủ yếu tập trung đánh giá ảnh hưởng của các loại nhiên liệu alcohol tới các chỉ tiêu năng lượng, kinh tế và phát thải của động cơ. Một số công trình đã phân tích đánh giá ảnh hưởng của các loại nhiên liệu alcohol tới đặc tính cháy.

Như vậy có thể thấy rằng, nghiên cứu sử dụng các nhiên liệu alcohol cho động cơ cháy do nén (động cơ diesel) vẫn còn khá hạn chế đặc biệt là ở Việt Nam. Về các công trình liên quan đến vấn đề phụ tải nhiệt và truyền nhiệt trên động cơ có thể kể đến các công trình của các tác giả Nguyết Viết Cường, Nguyễn Lê Văn và Nguyễn Trung Kiên.

Trong công trình “Nghiên cứu trạng thái ứng suất nhiệt nắp xi lanh động

cơ xăng” của Nguyễn Viết Cường, tác giả đã nghiên cứu trạng thái ứng suất nhiệt

nắp xi lanh động cơ xăng UAZ 451. Từ các kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy vùng cầu nối giữa hai xu páp và cửa xả là những vùng có nhiệt độ cao nhất (tương ứng là 716 và 681 [K]). Trường nhiệt độ của nắp xi lanh phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa các vị trí của nắp xi lanh. Đây là nguyên nhân gây ra rạn nứt, cong, vênh nắp xi lanh trong quá trình làm việc, ảnh hưởng tới khả năng bao kín buồng cháy và độ tin cậy làm việc của động cơ.

Trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ tải nhiệt đến sự tương tác của cặp pít tông - xi lanh động cơ diesel lai máy phát điện tàu thủy” của

Nguyễn Lê Văn, tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của phụ tải nhiệt đến sự tương tác của cặp pít tông - xi lanh động cơ diesel lai máy phát điện tàu thủy. Các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy khi có xét đến ảnh hưởng của phụ tải nhiệt, vận tốc chuyển động phụ của pít tông trong khe hở giữa pít tông và xi lanh giảm đi một cách đáng kể, làm giảm lực va đập giữa pít tông và xi lanh và khẳng định sự cần thiết phải tiến hành sấy nóng động cơ đến một nhiệt độ nhất định trước khi cho động cơ nhận tải để tránh va đập và hao mòn cho cặp pít tông - xi lanh động cơ.

Trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tăng áp đến phụ

tải nhiệt của động cơ diesel” của Nguyễn Trung Kiên, tác giả đã nghiên cứu ảnh

hưởng của các mức độ tăng áp khác nhau đến phụ tải nhiệt của động cơ; thông qua các kết quả tính toán và thực nghiệm, để đảm bảo độ tin cậy làm việc của động cơ khảo sát theo các chỉ tiêu phụ tải nhiệt khi tăng áp bằng bộ tua bin biến áp chỉ nên sử dụng hệ số k 2,0.

Về nghiên cứu xác định ứng suất cơ - nhiệt có thể kể đến công trình của Siho Duangchampa đề cập đến nội dung "Nghiên cứu xác định trạng thái ứng suất cơ nhiệt của ống lót xi lanh động cơ B2 tăng áp".

Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề nghiên cứu trạng thái nhiệt nói riêng và phụ tải nhiệt của động cơ nói chung đã có một số công trình tiêu biểu kể trên đề cập tới; tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập tới trạng thái ứng suất cơ - nhiệt khi của các chi tiết bao quanh buồng cháy khi động cơ tăng áp chuyển sang vận

hành ở chế độ lưỡng nhiên diesel - ethanol.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng hyđrô thêm vào đường nạp đến hiệu suất và phát thải của động cơ diesel​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)