Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ đa dạng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 60)

Như đã biết, cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống giáp ranh tại VQG Bến En chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số như Thái, Tày có trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán vẫn còn lạc hâu, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong rừng. Nhận thức của họ về ĐDSH còn hạn chế.Do đó cần nâng cao nhận thức của người dân về ĐDSH, đây là việc làm cần thiết, cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành. Để làm được điều đó cần phải làm tốt những vấn đề sau:

Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nòng cốt có sự tham gia của cộng đồng.

BQL VQG Bến En phối kết hợp với Hạt kiểm lâm huyện lân cận, UBND các xã ven rừng, các trường học trên các xã ven rừng tổ chức các buổi nói chuyện với các trường học và người dân các cấp.

Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, áp phích, panô, phim ảnh,...

Xây dựng các điểm văn hóa, các tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng thôn, bản, đặc biệt là ở nhà của trưởng bản, nhà văn hóa cộng đồng.

Khuyến khích người dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắm các phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi.

Có chính sách khen thưởng đối với người có thành tích trong công tác bảo vệ và xử phạt nghiêm minh các đối tượng vi phạm.

4.6.2. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn

Một trong những chức năng quan trọng của VQG là nghiên cứu khoa học, gồm nhiều đối tượng nghiên cứu, vì vậy cần chất lượng đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác nghiên cứu cần được bổ sung, hoàn thiện. Do đó cần phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết:

Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh thái, số lượng cụ thể các loại cây họ Dầu làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn các loại cây này.

Xây dựng và đề xuất các dự án, đề tài khoa học trong khu vực VQG và các xã vùng đệm.

Đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp nhận và ứng dụng kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên.

Xây dựng nhà bảo tàng mẫu vật để phục vụ cho công tác lưu trữ mẫu vật, nghiên cứu khoa học, đào tạo và giáo dục cộng đồng.

Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu đa dạng sinh học ở VQG Bến En, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc hữu…

Áp dụng công nghệ sinh học trong việc nhân giống các loài quý hiếm, các loài bản địa phục vụ nhu cầu trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật cải tạo rừng nghèo, khoanh nuôi tái sinh rừng.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của VQG Bến En.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm.

Tăng cường hợp tác với các trường Đại học, các cơ quan nghiên cứu khoa học lâm nghiệp trong nghiên cứu khoa học và thực hiện các chương trình dự án khoa học kỹ thuật.

Áp dụng công nghệ thông tin, thiết bị điện tử phục vụ công tác nghiên cứu, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học. Quản lý, dự báo PCCCR bằng công nghệ số, sử dụng công nghệ GIS trong quản lý bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)